Nằm trong top những quốc gia có mức độ ô nhiễm hàng đầu thế giới, Việt Nam phải trực tiếp đối mặt với sự biến đổi khí khí hậu và ô nhiễm môi trường vô cùng nghiêm trọng. Một trong những nguyên nhân có thể kể đến đó là chúng ta không thể không thể kiểm soát được các nguồn ô nhiễm từ chất thải rắn, chất thải nhựa, và nhất là nước thải rỉ rác tại các bãi chôn lấp. Bài viết này Biogency sẽ đi sâu vào tìm hiểu về phương pháp xử lý nước thải rỉ rác, vấn đề khiến các nhà nghiên cứu khoa học phải đau đầu.
Các nội dung chính
Nước thải rỉ rác phát sinh từ đâu?
Nước thải rỉ rác được sinh ra trong quá trình chôn lấp rác, chúng là có chứa sẵn độ ẩm nên dễ dàng hình thành hơn do khi nước mưa ngấm trong lòng các bãi rác thải. Nước thải rỉ được hình thành chứa rất nhiều các thành phần phức tạp, độc hại, gây ô nhiễm như amoniac, nitơ, sunfua, kim loại nặng, vi khuẩn gây bệnh, các vi trùng, BOD, COD nồng độ rất cao…
Nước thải rỉ nếu ngấm vào đất sẽ gây ô nhiễm vô cùng nghiêm trọng tới nguồn nước ngầm, còn xả thải thẳng vào các nguồn nước trên bề mặt như kênh, rạch, sông, suối, ao,… sẽ huỷ hoại toàn bộ môi trường thuỷ sinh khu vực đó. Chính vì vậy cần phải xử lý triệt để nguồn nước thải rỉ này trước khi chúng đi vào môi trường sống.
Tham khảo: Xử lý nước thải chợ
Thành phần có trong nước thải rỉ rác điển hình
Nước thải rỉ rác mới
Được hình thành từ các bãi chôn lấp mới hoạt động, có thành phần điển hình như sau:
Nước thải rỉ rác cũ
Xuất hiện tại các bãi chôn lấp rác lâu năm, thường chứa các hợp chất hữu cơ phức tạp, khó phân huỷ sinh học. Hàm lượng N cao, trong đó khoảng 90% dưới dạng NH3, nếu đưa ra ngoài môi trường sẽ gây hại trực tiếp đến thuỷ sinh, gây hiện tượng phú dưỡng hóa.
Nguồn: Khoa Môi Trường – ĐH Bách Khoa TPHCM
Phương pháp xử lý nước thải rỉ rác
Sơ đồ quy trình xử lý nước thải rỉ rác
Tóm tắt sơ đồ công nghệ
A/ Xử lý bậc 1 (xử lý sơ bộ)
Hồ chứa rác
Nước thải rác từ các bãi chôn lấp sẽ được thu gom vào hồ chứa rác, bể được trang bị hệ thống sục khí để điều hoà lưu lượng và nồng độ nước thải phù hợp để tiến hành xử lý ở những quy trình tiếp theo.
Bể trộn vôi
Sau khi đi qua máy tách rác, nước thải rỉ sẽ được bơm trực tiếp vào Bể trộn vôi nhằm khử các ion kim loại nặng và khử màu tuyệt đối. Hệ thống máy khuấy vôi (sục khí) được cấp vôi và sục khí để làm gián loạn lưu lượng chất thải, tránh tình trạng lắng và nâng độ pH
Bể điều hoà
Nước thải được bơm tiếp tục vào bể điều hoà, hệ thống sục khí được trang bị tại đây để tăng khả năng hòa trộn, giảm mùi phát sinh sau quá trình yếm khí.
Bể lắng cặn vôi
Nước thải tại bể điều hoà được được lắng hết cặn vôi tại bể này để có tiếp tục giai đoạn xử lý tiếp theo. Phần cặn vôi sẽ được đi trực tiếp vào bể nén bùn.
B/ Xử lý bậc 2
Loại bỏ N – NH3 với hệ thống Stripping và khử Canxi
Nước thải qua hố bơm để vào hệ thống tháp Stripping 1 và 2:
Sau khi lắng vôi hoàn toàn, chất thải được dẫn vào hố bơm và đi trực tiếp lên tháp stripping, tại đây bể sẽ loại bỏ phần N-NH3 còn lại. Nên sử dụng hóa chất NaOH để duy trì giá trị pH cho quá trình xử lý trên tháp Stripping để dễ dàng giải phóng N-NH3. Các thiết bị trong tháp Stripping có thể hoạt động hoặc dừng hoạt động theo nguyên lý bơm cấp nước từ bể thu nước.
Tham khảo: Cách sử dụng NaOH trong xử lý nước thải
2 tháp Stripping hoạt động theo nguyên tắc nối tiếp: Nước thải sau khi qua tháp Stripping 1 sẽ được thu vào hố bơm rồi chuyển tiếp lên tháp Stripping 2 (quá trình hoạt động tương tự như tháp Stripping 1).
Bể khử Canxi:
Nước thải từ tháp Stripping bậc hai di chuyển sang bể khử Canxi nhằm loại bỏ ion Ca2+ trước khi bước vào quá trình xử lý sinh học. Ở đây, nước thải được pha trộn hóa chất trên đường ống, ion Ca2+ sẽ hình thành kết tủa trắng, còn phần nước thải sẽ theo máng thu đi qua bể xử lý sinh hoạt.
Xử lý sinh học (sử dụng 2 bể ICEAS giống nhau)
Nước thải rỉ rác bắt đầu quy trình xử lý sinh học qua quy trình ICEAS –NDN giúp loại bỏ hiệu quả: BOD, Ammonia, Total Nitrogen, Total Phosphorus, TSS.
Quy trình hoạt động với 2 bể ICEAS song song gồm các pha vận hành theo thời gian được mô tả chi tiết như sau:
– Sục khí: Nước thải thô sau qua trình chặn rác và các loại cát để đưa vào bể phản ứng. Các bể trong quá trình hoạt động vẫn tiếp tục nhận nước trong khi bể sục khí và quy trình oxy hóa vẫn diễn ra bình thường.
– Lắng: Thông qua ngăn tiền phản ứng, quá trình làm thoáng dừng lại và chất rắn lơ lửng được lắng xuống đáy, tạo ra lượng thải mới trên bề mặt bể.
– Chắt: Từ bề mặt của bể lắng, nước trong được thu sang ngăn phản ứng, trong khi nước thô vẫn tiếp tục cho vào ngăn tiền phản ứng. Phần bùn dư đồng thời được thải ra trong giai đoạn này.
- Quá trình loại bỏ dưỡng chất sinh học được thực hiện thông qua quy trình này, với sự kết hợp thông qua môi trường hiếu khí – thiếu/yếm khí ( sục khí và dừng sục khí)
- Mỗi cặp bể hoạt động với quy trình hoạt động theo mỗi chu kỳ là 4 – 8h
- Các thành phần ô nhiễm hữu cơ sẽ được loại bỏ sau quá trình này trước khi đi vào quy trình xử lý bậc ba.
C/ Xử lý bậc 3
Bể xử lý hoá lý
Sau quy trình xử lý sinh học, nước thải sẽ tiếp tục đi qua bể xử lý hoá lý để loại bỏ các phần cặn lơ lửng còn lại trong nước rỉ rác và một phần chất khử màu.
Bể phản ứng Fenton 2 bậc
Nước thải rỉ vào bể phản ứng Fenton 2 bậc để tiếp tục quy trình xử lý màu và những chất không có khả năng xử lý sinh học. Sau phản ứng, nước thải được bơm trực tiếp vào thiết bị lắng, đồng thời bổ sung hóa chất phản ứng với các chất ô nhiễm không tan để tạo kết tủa. Phần kết tủa sẽ được lắng xuống đáy ngăn lắng bùn, nước thải sau lắng sẽ tiếp tục chảy qua máng máng tràn và bể lọc.
Tham khảo: Công nghệ Fenton trong xử lý nước thải
Bể lọc ngược tự rửa
Bể lọc ngược bắt đầu chu trình rửa liên tục, tại đây nước thải sẽ được loại bỏ các chất cặn lơ lửng còn lại, khử Nitơ qua quá trình thiếu khí. Nước thải sau lọc được dẫn sang bể khử trùng.
Phần bùn lắng trong quá trình được xả về bể nén bùn, hệ thống phân phối khí được lắp vào bể nén bùn để cung cấp khí trong quá trình phân hủy bùn. Tại đây bùn được duy trì bùn ở trạng thái thiếu khí giúp tăng quá trình phân hủy vi sinh, để hạn chế mùi hôi thối sinh ra khi để bùn trong trạng thái yếm khí.
D/ Xử lý bùn
Bùn đi từ bể xử lý hoá lý, bể sinh học được tự động thu gom vào bể chứa bùn. Sau xử lý sẽ tiếp tục bơm vào máy ép bùn theo nguyên lý ly tâm. Có thể sử dụng polymer giúp cho quá trình ly tâm diễn ra hiệu quả hơn. Sau xử lý, bùn có độ đặc cao (khoảng từ 15% – 25%) sẽ được thu gom và dẫn vào ô chôn cửa bãi rác.
>> Nước thải sau khi xử lý được đảm bảo tiêu chuẩn môi trường loại A, TCVN 7733-2007 trước khi thải bỏ tới nguồn tiếp nhận.
Xem thêm: Xử lý mùi hôi rác thải tại bãi xử lý rác
Tham khảo:
_______
Mong rằng với những chia sẻ có ích này, Biogency đã giúp bạn hiểu rõ về phương pháp xử nước thải rỉ rác, loại nước thải gây ô nhiễm nghiêm trọng hiện nay. Để được tư vấn thêm về giải pháp xử lý nước thải bằng phương pháp vi sinh liện hệ ngay với chúng tôi qua HOTLINE: 0909 538 514 để biết thêm chi tiết.
Tài liệu tham khảo:
- BRENNAN, Raymond B., et al. Treatment of landfill leachate in municipal wastewater treatment plants and impacts on effluent ammonium concentrations. Journal of environmental management, 2017, 188: 64-72.
- ABBAS, Abdulhussain A., et al. Review on LandWll leachate treatments. Journal of Applied Sciences Research, 2009, 5.5: 534-545.
- WISZNIOWSKI, J., et al. Landfill leachate treatment methods: A review. Environmental chemistry letters, 2006, 4.1: 51-61.
- Leachate Treatment Engineering Processes – Zhao Youcai, in Pollution Control Technology for Leachate from Municipal Solid Waste, 2018
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh