Quá trình nuôi tôm, nhất là ở dạng mô hình nuôi công nghiệp, vào ban đêm người nuôi thường thấy hiện tượng nước ao nuôi phát sáng, thậm chí là tôm nuôi cũng phát sáng, hiện tượng này thường xảy vào mùa hè ao có nhiệt độ và độ mặn tăng cao. Tuy không khiến tôm chết hàng loạt nhưng sẽ làm tôm giảm khả năng bắt mồi, phát triển không cân đối, giảm stress, nếu nặng hơn tôm sẽ bỏ ăn và chết rải rác.
Nếu nước nuôi tôm xử lý không đúng cách, sẽ gây ra rất nhiều vấn đề về sau (Tham khảo quy trình xử lý nước ao nuôi tôm). Nếu bạn đã xử lý nước đúng cách mà vẫn xảy ra các hiện tượng này thì sau đây là 3 nguyên nhân phổ biến gây nên hiện tượng phát sáng trong ao nuôi tôm (đặc biệt với các ao nuôi tôm chân trắng mật độ cao) và các giải pháp kèm theo.
Các nội dung chính
Nước ao tôm phát sáng do sự xuất hiện của vi khuẩn Vibrio harveyi
Nguyên nhân xuất hiện
Vi khuẩn Vibrio harveyi – thường xuất hiện trong các ao nuôi có độ mặn cao (> 15 ‰), và có xu hướng phát triển mạnh khi nhiệt độ nước tăng cao (Tham khảo cách quản lý nhiệt độ ao nuôi tôm), trong ao nuôi có hàm lượng chất hữu cơ cao và có hàm lượng oxy hoá hoà tan thấp. Vibrio harveyi xâm nhập vào cơ thể của tôm, tấn công hệ thống gan tụy khiến tôm suy yếu.
Dựa vào độ phát sáng của Vi khuẩn Vibrio harveyi, người nuôi có thể điều chỉnh giảm độ mặn để có thể giảm bớt mật độ vi khuẩn. Tuy nhiên, khó thực hiện do thiếu nguồn nước ngọt và việc thay đổi độ mặn sẽ gây ra sự bị biến động môi trường khiến tôm bị sốc.
Tham khảo: Phòng ngừa vi khuẩn Vibrio trên TTCT
Cách khắc phục:
Diệt khuẩn bằng iodine liều 1kg/ 1000 khối đó bổ sung vi sinh liều cao. Nên duy trì mực nước ao khoảng từ 1,2 – 1,5m trong mùa nắng nóng, kiểm soát lượng thức ăn để giảm thiểu chất hữu cơ trong ao nuôi.
Tham khảo: Tại sao nước ao nuôi tôm màu xanh đậm
Nước ao tôm phát sáng do tảo roi xuất hiện
Việc xuất hiện tảo roi (Dinoflagellate) gồm các chủng Peridinium, Ceratium, Gymnodinium và một vài loài tảo giáp, gây ra hiện tượng nước phát sáng trong ao tôm. Dù cũng không gây ảnh hưởng quá nhiều cho tôm, nhưng sự hiện diện cũng gây ra sự bất lợi gián tiếp khác như sau:
- Kìm hãm sự phát triển của các loài tảo có lợi
- Bài tiết chất độc gây bệnh cho tôm nuôi, làm tôm kén ăn và chậm phát triển.
- Khiến độ pH tăng, giao động thường xuyên và làm tôm nuôi khó lột xác.
- Suy giảm lượng oxy hoá hoà tan
- Làm tăng lượng Nitơ từ đó dễ tích tụ khí độc NH và NO, gây ô nhiễm chất hữu cơ và tạo điều kiện cho vi sinh vật gây bệnh cho tôm phát triển.
Cách khắc phục
Do tảo roi thường phát sáng trên tầng mặt nước, vậy nên khi phát hiện thấy tảo roi thì cần tháo bớt nước trong ao nuôi và tiến hành cấp nước. Sau đó tiến hành xử lý tảo bằng men vi sinh xử lý tảo để làm sạch nước ao nuôi. Đánh vôi nóng vào buổi tối liều dùng 10kg / 1000 m khối, chú ý kiểm tra pH ao nuôi, sử dụng liên tục 3 hôm để cắt tảo.
Tham khảo: Cách khắc phục nước ao nuôi tôm màu đỏ
Ảnh hưởng của sự tồn đọng hợp chất hữu cơ Phospho trong bùn đáy ao
Nguyên nhân
Thường tôm thẻ chân trắng được nuôi với mật độ cao, thức ăn bổ sung với hàm lượng rất cao, khó kiểm soát. Từ đó khiến photpho khó hấp thụ hoàn toàn trong nước, photpho sẽ bị tồn đọng dưới đáy ao ở dạng hợp chất. Qua quá trình khuấy nước của hệ thống sục khí sẽ gây nên hiện tượng phát sáng nước vào ban đêm. Lượng photpho tồn tại với hàm lượng cao sẽ sẽ khiến các loài tảo phát sáng, tảo lam phát triển mạnh.
Cách khắc phục
Cắt giảm bớt lượng thức ăn dư thừa, thay nước mới hay châm thêm nước ngọt để giảm bớt độ mặn, đánh thêm vôi đá để cân bằng lượng photpho trong ao, ngoài ra nên kết hợp với việc nuôi cấy vi sinh làm sạch nước ao nuôi để phân huỷ các chất hữu cơ do thức ăn dư thừa gây nên.Kèm theo sử dụng thêm vôi nóng để trung hòa lượng photpho tồn dư trong ao.
Biện pháp khắc phục triệt để hiện tượng nước ao tôm phát sáng
Để phòng ngừa hiện tượng nước ao nuôi tôm phát sáng, nên tiến hành thay nước định kỳ và nuôi cấy men vi sinh làm sạch nước ao nuôi thường xuyên (gợi ý: chế phẩm vi sinh Microbe-Lift AQUA SA) để hạn chế các yếu tố lây nhiễm.
Trường hợp ao nuôi xuất hiện hiện tượng phát sáng thường xuyên, bà con nên:
+ Vào buổi tối, hoà trộn hóa chất diệt khuẩn iodine với liều lượng 1kg/1000m3 thể tích ao trong 2 đêm liên tục, sau khoảng 24h tiến hành nuôi cấy lại vi sinh
+ Nếu tôm quá yếu thì bà con nên bổ sung thêm chất khoáng (Xem cách bổ sung khoáng cho tôm), đồng thời trộn kháng sinh trong danh mục cho phép. Cụ thể:
- Bổ sung oxytetracycline với liều lượng 5g/1kg thức ăn trong 1 ngày khoảng 2 lần trong 3 ngày liên tục.
- Sau đó trộn thêm men tiêu hoá gấp đôi và bổ sung thêm khoáng chất vitamin cho tôm nuôi.
Xem thêm: Cách gây màu nước ao tôm
_________________________
Hiện tượng nước ao tôm phát sáng sẽ không gây ra nhiều ảnh hưởng cho ao nuôi nếu bà con có biện pháp xử lý kịp thời. Mong rằng với những chia sẻ trên, bà con sẽ tích trữ thêm nhiều kinh nghiệm thực tế để xử lý hiện tượng này. Để có được tư vấn thực tế nhất về các giải pháp xử lý nước ao nuôi thuỷ sản xin hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua HOTLINE: 0909 538 514
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh