tôm nhiễn ký sinh trùng

Cách phòng và điều trị tôm bị nhiễm ký sinh trùng

Các bệnh ở tôm là mối lo ngại lớn đối với bà con nông dân, đặc biệt là  bệnh do tôm bị nhiễm ký sinh trùng. Với quy mô sản xuất ngày một mở rộng, mức độ thâm canh hóa cao nên sự xuất hiện các mầm bệnh trong ao nuôi là điều khó tránh khỏi. Tôm nhiễm bệnh khiến tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng giảm sút, bà con thiệt hại nặng nề về kinh tế. Dưới đây là một số bệnh thường gặp và cách điều trị tôm bị nhiễm ký sinh trùng dành cho bà con nuôi tôm. 

Một số bệnh ở tôm do nhiễm ký sinh trùng và triệu chứng 

Bệnh vi bào tử trùng EHP

Vi bào trùng tử là bệnh ở tôm do ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra. EHP thường ký sinh trong gan, tụy tôm và nhân lên trong tế bào chất của biểu mô ống gan, tụy, cản trở tôm hấp thụ chất dinh dưỡng và dẫn đến tình trạng tôm còi cọc, chậm lớn, suy giảm sức đề kháng. EHP không gây chết hàng loạt ở tôm, tuy nhiên làm giảm năng suất thu hoạch đáng kể, gây thiệt hại về kinh tế cho bà con nuôi tôm. 

Bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei dưới kính hiển vi điện tử
Bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei dưới kính hiển vi điện tử

Tôm nhiễm bệnh vi bào trùng tử sẽ có kích cỡ không đồng đều, tăng trưởng chậm, chỉ đạt từ 10 – 40% so với tôm ở các ao không nhiễm bệnh. Kèm theo đó là một số biểu hiện như tôm mềm vỏ, chết rải rác, giảm ăn và rỗng ruột. Màu sắc tôm sẽ có thể chuyển sang trắng đục hay màu sữa. 

Tham khảo: Cách phát hiện và phòng bệnh EPH ở tôm

tôm bị nhiễm ký sinh trùng

Bệnh ký sinh trùng trên gan tụy

Haplosporidian infections, Hepatopancreatic haplosporidiosis là nhóm ký sinh trùng gây bệnh trên gan tụy tôm. Khi tôm bị loại ký sinh này xâm nhập sẽ có các triệu chứng như gan tụy co lại, màu sắc cơ thể nhợt nhạt, sắc tố melanin ở tế bào biểu bì đi kèm với tôm chậm tăng trưởng.  

Hình A: Bên trái: gan tụy bình thường; Bên phải: cơ thể mềm, tái nhợt và bị teo gan 

Hình B: Xuất hiện nhiều đốm đen trên cơ thể   

tôm bị nhiễm ký sinh trùng

Bệnh phân trắng do nhiễm ký sinh trùng Gregarine

Ký sinh trùng Gregarine hay còn được gọi là ký sinh trùng hai roi là loại thường xuất hiện trong đường ruột của tôm bị phân trắng khi kiểm tra bằng kính hiển vi. Phân trắng là bệnh khá phổ biến ở tôm và thường xuất hiện từ ngày nuôi thứ 40 trở đi. Khi ký sinh trong đường ruột của tôm, Gregarine sẽ gây tổn thương các biểu mô, tắc nghẽn ruột , tổn thương niêm mạc ruột dẫn đến hiệu quả hấp thu dinh dưỡng của tôm kém, tôm giảm ăn hoặc nếu bệnh nặng có thể bỏ ăn. 

Dấu hiệu nhận biết tôm bị phân trắng chính là sự xuất hiện các sợi phân trắng nổi trên mặt nước ao nuôi. Tôm bị mềm vỏ, chậm lớn, màu sậm bất thường. Nếu quan sát kỹ sẽ thấy ống ruột tôm bị đứt quãng hoặc trống rỗng. Tôm bệnh phân trắng không chết hàng loạt, tuy nhiên sẽ gây nhiều ảnh hưởng về năng suất tôm thu hoạch. 

Tham khảo: Một số loài ký sinh trùng trên tôm

tôm bị nhiễm ký sinh trùng

Các biện pháp phòng và điều trị tôm bị nhiễm ký sinh trùng 

Cách điều trị

 Khi phát hiện các triệu chứng bất thường ở tôm do nhiễm ký sinh trùng được nêu ở trên, bà con có thể xử lý bằng cách: 

  • Theo dõi và kiểm soát lượng thức ăn của tôm, giảm thức ăn xuống còn 20 – 30% so với ngày thường
  • Thay nước và sục khí đáy mạnh 
  • Tiến hành diệt khuẩn ao nuôi 
  • Bổ sung thêm các loại vi sinh đường ruột bổ trợ cho tôm, giúp cải thiện hệ tiêu hóa. Đồng thời, có thể cho ăn các sản phẩm xổ kí sinh trùng có bán trên thị trường để giúp tôm đẩy lùi ký sinh trùng và hồi phục nhanh chóng. 

dieu tri tom bi nhiem ky sinh trung 5

Biện pháp phòng bệnh

Phần lớn các bệnh ở tôm đều chưa có phương pháp điều trị triệt để, do vậy việc thực hiện các biện pháp phòng bệnh là cách hữu hiệu nhất để ngăn chặn các mầm bệnh gây hại cho tôm, nhất là bệnh do nhiễm ký sinh trùng. 

Bằng mắt thường rất khó để nhận biết các bệnh do ký sinh trùng ở tôm. Chúng được phát hiện thông qua quan sát kính hiển vi hoặc các kỹ thuật xét nghiệm hiện đại. Do vậy, để tránh các bệnh liên quan đến ký sinh trùng, bà con nên định kỳ mang mẫu tôm và mẫu nước đến các phòng lab gần nhất để kiểm tra. Bên cạnh đó, cần thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh: 

  • Chọn con giống chất lượng cao từ các nhà cung cấp uy tín. Đảm bảo tôm đã được xét nghiệm và sạch bệnh, không nhiễm các loại ký sinh trùng 
  • Cải tạo ao đúng kỹ thuật trước khi thả nuôi. Nếu nuôi tôm ao bạt cần chà rửa sạch sẽ, diệt khuẩn đáy và phơi ao. Đối với ao nuôi tôm đất thì cần cải tạo lớp bùn đáy, bón vôi và phơi đáy ao nhiều ngày để sạch khuẩn. 
  • Quản lý tốt chất lượng nguồn nước nuôi tôm, duy trì các chỉ tiêu nguồn nước như độ pH, độ kiềm, nồng độ DO,… ở mức tối ưu, đảm bảo môi trường tốt nhất cho sự phát triển của tôm
  • Thường xuyên xi phông đáy ao để loại bỏ các chất thải trong ao nuôi, hạn chế sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh và tạo ra khí độc khiến tôm dễ bị nhiễm bệnh. 

Tham khảo: Các bệnh phổ biến ở tôm và cách điều trị

Trên đây là những biện pháp phòng và điều trị tôm bị nhiễm ký sinh trùng. Trong quá trình nuôi tôm, bà con nên đề cao thực hiện các biện pháp phòng bệnh để tôm luôn phát triển khỏe mạnh, cho năng suất cao. Đồng thời, hãy luôn theo dõi tình trạng sức khỏe của tôm thường xuyên để phát hiện bệnh và điều trị kịp thời, giảm rủi ro cho ao nuôi.  

Tài liệu tham khảo:

Bệnh ký sinh trùng haplosporidian trên tôm thẻ chân trắng – Tepbac

Bệnh chậm lớn do vi bào tử trùng (Enterocytozoon hepatopenaei)

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký