Bệnh xanh thân ở tôm

Bệnh xanh thân ở tôm thẻ chân trắng

Bệnh xanh thân ở tôm nuôi hay có tên gọi tắt là BSS, dựa vào dấu hiệu tổng quát trên cơ thể có màu xanh vùng gan tụy, vùng cơ, vùng mang để có thể nhận biết. Bệnh này thường gây ra hiện tượng tôm chán ăn, chậm lớn khiến tôm bị gầy yếu. Vậy tại sao bệnh xanh thân này lại nguy hại đến thế?

Vi khuẩn đường ruột và hội chứng xanh thân ở tôm thẻ

Với sự thay đổi của hệ vi sinh đường ruột, sự suy giảm miễn dịch là yếu tố làm xuất hiện mầm bệnh, gây ra triệu chứng xanh thân ở tôm nuôi, cụ thể được chứng minh như sau:

Trong nghiên cứu của Qing Jian Liang và cộng sự 2020, các nhà khoa học đã thu nhập mẫu nước từ ao nuôi tôm bệnh để tìm hiểu về giai đoạn tôm khoẻ mạnh bị bệnh sẽ như thế nào khi phải sống chung với tôm bệnh. Kết quả cho thấy, các chất kháng khuẩn penaeidin, lectin, crushtins và defensin ở tôm khoẻ mạnh bị giảm, điều này đã chứng minh tộm bị hội chứng xanh thân có khả năng miễn dịch rất kém.

Trong nghiên cứu cũng chỉ ra, các vi khuẩn chiếm ưu thế trong hệ vi khuẩn đường ruột chân trắng gồm có:  Proteobacteria (55,7%), Cyanobacteria (30,5%), Bacteroides (5. 4%), Actinomycetes (1,1%) và Trichomes (0,9%).

Rhodobacter là loài vi sinh vật cộng sinh có lợi phổ biến hệ tiêu hóa của động vật.Trong nghiên cứu gần đây cũng cho thấy, vi sinh Roseobacter – là một chị của họ  Rhodobacter được phát hiện trong ruột tôm khỏe mạnh (Wang và cộng sự, 2014). Khi Rhodobacter phát triển mạnh trong tôm bị nhiễm bệnh xanh thân (Rhodobacter ≥ 5,5%) có thể gây ra bệnh xanh thân trên tôm thẻ chân trắng. 

Các vi khuẩn thuộc chi Ralstonia và Pseudomonas cũng được xem là những vi sinh vật gây bệnh. Cho nên sự phát triển mạnh của 2 chủng này trong đường ruột cũng là yếu tố dẫn đến sự xuất hiện của dịch bệnh.

Một dấu hiệu khác là chủng lợi khuẩn Shewanella bị suy giảm đáng kể trong đường ruột của tôm bị bệnh xanh thân, trong khi đó loại vi khuẩn này lại có chức năng thúc đẩy tăng trưởng và cải thiện khả năng chống chịu cho tôm. 

Bên cạnh đó, yếu tố môi trường sống có thể gây ra những tác động đáng kể đến hệ sinh thái ao nuôi, cho việc không kiểm soát được chất lượng nước ở giai đoạn ban đầu sẽ gây ảnh hưởng đến đường ruột của tôm, từ đó bệnh tật là điều khó tránh khỏi.

Theo tổng hợp từ các thí nghiệm nghiên cứu sau: 

  • Berry và Reinisch, 2013
  • Qing Jian Liang và cộng sự, 2020
  • Wang và cộng sự, 2014
  • Bruhn và cộng sự, 2005
  • Ruiz-Ponte et al., 1999
  • Varela và cộng sự, 2010

So sánh biểu hiện tôm thẻ bị bệnh xanh thân ở hình phía trên, tôm khoẻ mạnh ở hình phía dưới. 

bệnh xanh thân ở tôm

Tầm quan trọng của hệ vi sinh vật đường ruột

Các thí nghiệm trên đã cho thấy, ruột chính là môi trường sống tốt nhất của các loài vi sinh vật cộng sinh, nó tác động rất nhiều đến các chức năng quan trọng trong suốt chuỗi sinh trưởng của tôm. Có thể kể đến các chức năng quan trọng đó là hệ tiêu hoá, khả năng hấp thụ dinh dưỡng và phản ứng miễn dịch đối với vật chủ.

Các nghiên cứu đã cho thấy rõ ràng sự quan trọng của hệ vi sinh đường ruột trong tôm nuôi, nếu hệ vi sinh đường ruột bị thay đổi do sự căng thẳng mà môi trường sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới hệ miễn dịch, giảm tăng trưởng, phát triển, tạo điều kiện cho các mầm bệnh có hại xuất hiện, trong đó có bệnh xanh thân. 

Tham khảo: Chữa bệnh đường ruột cho tôm bằng tỏi

Cách phòng bệnh thân xanh ở tôm thẻ chân trắng

Bệnh xanh thân ở tôm

Việc cải thiện hệ vi sinh vật đường ruột chính là giải pháp thay thế cho việc sử dụng chất kháng sinh cho việc phòng chống dịch bệnh. Vì thế các vi khuẩn tồn tại trong đường ruột đóng vai trò quan trọng để bảo vệ hệ tiêu hóa và miễn dịch cho tôm. Để phòng trị bệnh đường ruột cho tôm hiệu quả, ta áp dụng các phương pháp sau: 

+ Tránh cung cấp su thừa thức ăn, điều chỉnh lượng thức ăn sao cho phù hợp nhất, phát hiện kịp thời khi thấy tôm không sinh trưởng bình thường hay có dấu hiệu bệnh.

+ Sử dụng thức ăn có chất lượng và nguồn gốc rõ ràng, bảo quản thức ăn thơi khô ráo thoáng mát. 

+ Diệt tảo độc cho ao nuôi để để tôm không bị ngộ độc. Sau khi diệt tảo độc nên bổ sung thêm vi sinh xử lý đáy ao để làm sạch đáy và nước ao nuôi (gợi ý: Men vi sinh Microbe-Lift AQUA SA)

+ Bổ sung thêm men tiêu hoá,  Microbelift DFM và Vitamin C vào khẩu phần ăn để tăng sức đề kháng cho tôm ,kích thích tiêu hoá đường ruột. 

+ Sử dụng các chế phẩm sinh học có chứa enzyme tiêu hoá, vi khuẩn lactic, axit hữu cơ để ức chế vi khuẩn gây hại đường ruột.

+ Kiểm tra nồng độ Oxy hòa tan thường xuyên, DO>4ppm, tốt nhất là DO=5ppm. 

+ Thường xuyên sử dụng men vi sinh làm sạch môi trường ao nuôi, đáy ao giúp ao không bị ô nhiễm từ đó hạn chế sự xuất hiện của tảo độc, vi khuẩn, virus xâm nhập gây bệnh cho tôm. (Tham khảo thêm: Microbe-Lift AQUA C Men vi sinh làm sạch nước ao nuôi; men vi sinh xử lý khí độc Microbe-Lift AQUA N1)

_____________________

Tuy bệnh xanh thân ở tôm thẻ không gây không quá nguy hiểm nhưng đủ để gây nguy hại tới năng suất và chất lượng tôm nuôi. Mong rằng với những chia sẻ cụ thể trên, chúng tôi có thể giúp bạn co thể hiểu rõ hơn về chứng bệnh này và tìm ra được cách phòng tránh hiệu quả. Để được tư vấn thêm về cách xử lý nước ao nuôi bằng phương pháp sinh học, xin hãy liên hệ ngay với Biogency qua số HOTLINE: 0909 538 514.

Tài liệu tham khảo:

  • XIONG, Jinbo, et al. Changes in intestinal bacterial communities are closely associated with shrimp disease severity. Applied microbiology and biotechnology, 2015, 99.16: 6911-6919.
  • HUANG, Zhaobin, et al. Những thay đổi trong cộng đồng vi khuẩn đường ruột trong quá trình phát triển của tôm thẻ chân trắng, L itopenaeus vannamei. Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản,2016, 47.6: 1737-1746.
  • NHAN, D. T., et al. Quorum quenching bacteria protect Macrobrachium rosenbergii larvae from Vibrio harveyi infection. Journal of applied microbiology, 2010, 109.3: 1007-1016.
  • RUIZ-PONTE, C., et al. The benefit of a Roseobacter species on the survival of scallop larvae. Marine Biotechnology, 1999, 1.1: 52-59.

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký