ppxl nuoc tahhir nganh banh keo 1

Phương pháp xử lý nước thải ngành chế biến bánh kẹo hiệu quả, an toàn

Ngành chế biến bánh kẹo mang đến cho con người những thành phẩm thơm ngon nhưng đồng thời cũng gây nên áp lực cho môi trường với lượng rác và nước thải không nhỏ. Để góp phần giải quyết tình trạng ô nhiễm từ nước thải sản xuất bánh kẹo, mỗi nhà máy cần có phương pháp xử lý nước thải hiệu quả. Vậy đâu là phương pháp xử lý nước thải ngành chế biến bánh kẹo tối ưu và an toàn? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của Biogency!

Hiện trạng việc xử lý nước thải ngành chế biến bánh kẹo hiện nay

Nhu cầu cuộc sống của con người tăng cao, kéo theo đó là sự phát triển của các ngành chế biến thực phẩm, đặc biệt là bánh kẹo cũng phát triển nhanh chóng.

Lấy một ví dụ tiêu biểu, chỉ tính trong năm 2014, doanh thu toàn ngành bánh kẹo đã đạt tới 27 tỉ đồng, với sản lượng trung bình năm trên 150 ngàn tấn.

Từ những con số khổng lồ này ta có thể suy ra, bên cạnh góp phần đáp ứng nhu cầu của con người, đóng góp cho sự phát triển kinh tế đất nước thì mức độ xả thải từ ngành chế biến bánh kẹo cũng vô cùng lớn. Đặc biệt là vấn đề xả nước thải tràn lan gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến cuộc sống, sức khỏe con người. Vì vậy, điều quan trọng và cấp thiết cần làm là tìm ra phương pháp xử lý nước thải hợp lý.

Tuy nhiên, không phải cơ sở sản xuất bánh kẹo nào cũng nắm được vấn đề này. Nhất là những cơ sở chế biến nhỏ lẻ, tự phát. Hay thậm chí có những doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo quy mô lớn cũng chưa đầu tư lắp đặt hệ thống xử lý nước thải đúng tiêu chuẩn, từ đó mang tới nhiều nguy cơ tiềm ẩn gây hại cho môi trường.

Thành phần nước thải ngành chế biến bánh kẹo

Nước thải ngành chế biến bánh kẹo chủ yếu xuất phát từ các nguồn sau:

  • Nước thải từ khu sản xuất: bao gồm các sản phẩm dư, nước chưng cất trong quá trình chế biến; nước từ quá trình vệ sinh, chùi rửa máy móc, thiết bị,…
  • Nước thải sinh hoạt: gồm nguồn nước thải phát sinh từ quá trình ăn uống, sinh hoạt của các nhân viên trong nhà máy.

Cả hai loại nước thải này đều chứa nồng độ ô nhiễm khá cao. Trong đó chủ yếu là các chất hữu cơ, cặn lơ lửng, dầu mỡ và một số chất tẩy rửa thiết bị.

Để bạn đọc dễ hình dung, Biogency mời bạn tham khảo bảng thông số về thành phần nước thải ngành chế biến bánh kẹo sau đây:

STT CHỈ TIÊU ĐƠN VỊ GIÁ TRỊ ĐẦU VÀO QCVN 40:2011/BTNMT
Cột A Cột B
1 pH 5,5 – 10,5 6 – 9 5,5 – 9
2 BOD5 mg/l 1200 30 50
3 COD mg/l 1850 75 150
4 TSS mg/l 500 50 100
5 Tổng nitơ mg/l 42 20 40
6 Tổng phốt pho mg/l 9,5 4 6
7 Dầu mỡ mg/l 150 5 10

Từ bảng thông số thành phần của nước thải ngành chế biến bánh kẹo trên đây, chúng ta có thể hình dung được phần nào những tác hại của loại nước thải này khi xả thẳng ra môi trường mà không được xử lý.

Tham khảo: Tiêu chuẩn nước thải loại A và loại B trong ngành công nghiệp chế biến bánh kẹo

Nguy cơ nếu không xử lý nước thải ngành chế biến bánh kẹo

Tham khảo bảng thành phần trên ta có thể thấy, nồng độ các thành phần ô nhiễm đều vượt cao hơn nhiều so với quy định của QCVN 40:2011/BTNMT. Vì vậy nước thải chế biến bánh kẹo nếu không được xử lý mà thải trực tiếp  ra môi trường sẽ gây tác hại lớn đến hệ sinh thái và sức khỏe con người. Cụ thể:

  • Thành phần nitơ, phốt pho trong nước thải sẽ gây nên hiện tượng phú dưỡng (phì dưỡng) cho nguồn nước tiếp nhận.
  • Dầu mỡ trong nước thải sẽ đóng váng trên mặt nước, ngăn cản sự khuếch tán oxy vào trong, dẫn đến sự hình thành quá trình phân hủy kỵ khí trong nước thải gây nên mùi hôi thối khó chịu.
  • Ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân trong khu vực.
  • Sử dụng nguồn nước ô nhiễm lâu dài dễ khiến con người và sinh vật mắc các bệnh nhiễm khuẩn nguy hiểm.

Vì lẽ đó, mỗi cơ sở sản xuất bánh kẹo không được lơ là công tác xử lý nước thải. Đây là việc làm cấp thiết để xây dựng mô hình sản xuất, kinh doanh an toàn, lành mạnh, đảm bảo được chất lượng cuộc sống cho những người xung quanh và gìn giữ môi trường sạch đẹp.

Với tính chất nước thải chứa hàm lượng ô nhiễm như trên, ứng dụng phương pháp sinh học trong công nghệ xử lý nước thải là hợp lý và được nhiều doanh nghiệp lựa chọn nhất.

Sơ đồ quy trình xử lý nước thải ngành chế biến bánh kẹo

Bạn đọc có thể tham khảo quy trình xử lý nước sinh học cho thải ngành chế biến bánh kẹo dưới đây để áp dụng cho cơ sở sản xuất của mình.

Quy trình xử lý nước thải ngành chế biến bánh kẹo

Quy trinh xu ly nuoc thai nganh che bien banh keo
quy trình xử lý nước thải bánh kẹo

Thuyết minh quy trình xử lý nước thải ngành chế biến bánh kẹo

  • Nước thải từ các công đoạn sản xuất bánh kẹo đều được gom vào trong hố thu gom. Ở đây có lắp đặt các song chắn rác để loại bỏ bớt những tạp chất kích thước lớn chẳng hạn như vỏ bánh kẹo. Sau đó nước thải sẽ được bơm lên bể tách dầu mỡ. Tại đây lớp dầu mỡ trong nước thải sẽ được tách ra và dẫn về bể chứa dầu mỡ riêng. Lượng nước thải còn lại tiếp tục đi đến bể điều hòa.
  • Tại bể điều hòa có lắp đặt máy khuấy trộn giúp hòa trộn đồng đều nước thải, điều hòa lưu lượng nước. Nhờ vậy ngăn được hiện tượng lắng cặn ở bể sinh ra mùi khó chịu.
  • Nước thải tiếp tục được bơm lên bể UASB. Đây là bể sinh học kỵ khí với dòng nước chuyển động thẳng từ dưới lên trên, được dâng từ từ qua một hỗn hợp bùn lỏng. Lúc này khí metan (CH4) được hình thành ở giữa lớp bùn. Hỗn hợp khí và bùn sẽ khiến bùn chuyển thành dạng hạt lơ lửng.

Tiếp theo nước thải sẽ được dẫn sang bể hiếu khí (Aerotank). Hoạt động của các loài vi sinh vật tại đây sẽ giúp phân hủy, loại bỏ những chất hữu cơ có trong nước thải, tạo thành những bông bùn lớn. Thành phần BOD, COD trong nước thải lúc này cũng đã giảm mạnh.

  • Tiếp theo, nước thải và bùn hoạt tính sẽ được dẫn sang bể lắng sinh học. Tại đây, dưới tác động của trọng lực mà bùn sẽ lắng xuống. Lượng bùn lắng được bơm về bể nén bùn. Còn nước thải thì tiếp tục được đưa qua bể khử trùng.
  • Tại bể khử trùng người ta dùng bơm định lượng bơm Javen vào. Trong đó có chứa chất oxy hóa mạnh giúp tiêu diệt các vi sinh vật có hại ở trong nước thải.
  • Lúc này nước thải đã được xử lý xong, đảm bảo đúng quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT, sẽ được xả ra nguồn tiếp nhận.

Xử lý nước thải ngành chế biến bánh kẹo bằng phương pháp vi sinh

Theo như sơ đồ cùng với phần thuyết minh trên ta thấy, một quy trình xử lý nước thải đạt chuẩn không thể thiếu sự tham gia của các chủng vi sinh vật.

Nếu hoạt động của hệ vi sinh vật trong bể hiếu khí được tăng cường và duy trì mạnh mẽ, hiệu suất làm việc của bể cũng sẽ tăng lên, kéo theo đó là hệ thống xử lý nước thải cũng vận hành trơn tru và nhanh chóng hơn. Từ đó đảm bảo được chất lượng đầu ra của nước thải ngành chế biến bánh kẹo.

Để cho quá trình này diễn ra hiệu quả hơn, nhiều doanh nghiệp lựa chọn nhờ đến sự hỗ trợ của các loại chế phẩm vi sinh xử lý nước thải. Các bạn có thể tham khảo dòng chế phẩm vi sinh môi trường của Biogency giúp tăng hiệu quả xử lý của hệ thống:

  •  Microbe-Lift IND – Vi sinh xử lý nước thải BOD, COD, TSS. Đây là sản phẩm cốt lõi trong dòng sản phẩm vi sinh môi trường của công ty Biogency. Trong sản phẩm vi sinh Microbe-Lift IND có chứa quần thể vi sinh được phân lập và nuôi cấy dạng lỏng, hoạt động mạnh gấp 5 – 10 lần vi sinh thông thường.

Sản phẩm Microbe-Lift IND của Biogency.

  • Cách sử dụng Microbe-Lift IND:
  • Tháng đầu tiên nuôi cấy vi sinh:
    • Ngày 1 – 2: dùng 40 – 80 ml/m3.
    • Ngày 3 – 7: dùng 10 – 20 ml/m3.
    • Ngày 8 – 30: dùng 2 – 5 ml/m3.
  • Duy trì sự ổn định và hiệu suất của hệ thống xử lý: dùng 1 – 5 ml/m3.
  • Microbe-Lift BIOGAS – Vi sinh kỵ khí: dùng cho bể UASB, giúp tăng cường quá trình phân hủy sinh học của toàn hệ thống.

Cách sử dụng Microbe-Lift BIOGAS cho bể UASB:

  • Tháng đầu tiên nuôi cấy vi sinh:
    • Ngày 1 và 2: sử dụng 6 – 60 ml/m3.
    • Ngày 3 đến 7: sử dụng 3 – 30 ml/m3.
    • Ngày 8 đến 30: sử dụng 0,3 – 3,4 ml/m3.
  • Duy trì sự ổn định và hiệu suất toàn hệ thống: Sử dụng 0.15 – 2 ml/m3. Bổ sung 1 lần/tuần.

Vi sinh kỵ khí Microbe-Lift BIOGAS

  • Microbe-Lift N1 – Vi sinh xử lý Nitơ, Ammonia trong nước thải: hỗ trợ thúc đẩy quá trình Nitrat hóa và giảm nhanh chỉ tiêu Nitơ, Ammonia. Cách sử dụng tương tự như sản phẩm Microbe-Lift IND.

Vi sinh xử lý Nitơ, Ammonia trong nước thải – Microbe-Lift N1

Trong các phương pháp xử lý nước thải ngành chế biến bánh kẹo, sử dụng vi sinh trong quá trình xử lý được đánh giá là có tính bền vững nhờ hiệu quả cao, an toàn và thân thiện với môi trường. Với dòng sản phẩm vi sinh của Biogency, chúng tôi sẽ hỗ trợ tối ưu cho doanh nghiệp trong công tác xử lý nước thải ngành chế biến bánh kẹo. Mọi thắc mắc về sản phẩm hoặc về phương pháp xử lý nước thải hiệu quả, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số Hotline 0909 538 514.

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký