Mỗi loại tôm sẽ sinh trưởng tốt trong môi trường nước khác nhau. Trong đó, độ mặn là yếu tố quan trọng không kém độ pH, hàm lượng oxy trong nước,… vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh trưởng và phát triển của tôm. Vậy bà con nên làm gì khi độ mặn trong ao tăng cao? Cùng theo dõi bài viết của Biogency để biết cách giảm độ mặn ao tôm hiệu quả và nhanh chóng nhé!
Các nội dung chính
Vì sao cần giảm độ mặn trong ao tôm?
Dấu hiệu nhận biết ao tôm có độ mặn cao
Như đã đề cập, mỗi loại tôm sẽ phù hợp với một độ mặn nhất định:
- Tôm thẻ chân trắng có thể sống ở độ mặn 2 – 40‰, sinh trưởng tốt nhất ở độ mặn 10 – 25‰.
- Tôm sú có thể sống ở độ mặn 3 – 45‰, sinh trưởng tốt nhất ở độ mặn 15 – 20‰.
Một số dấu hiệu ban đầu để bà con nhận biết được độ mặn trong ao có vấn đề, không phù hợp với tôm nuôi:
- Tôm ăn ít hoặc bỏ ăn.
- Tôm lười vận động, lờ đờ.
Khi thấy các dấu hiệu này, bà con nên tiến hành kiểm tra độ mặn của nước để xử lý kịp thời nếu độ mặn của ao có sự biến động. Để kiểm tra độ mặn của nước, bà con có thể sử dụng khúc xạ kế, bút đo, máy đo, tỷ trọng kế đo độ mặn,…
Độ mặn cao ảnh hưởng đến tôm như thế nào?
Nhờ khả năng thích nghi cao, loài tôm thẻ chân trắng có thể sống và phát triển tốt ở những nơi có độ mặn thấp. Tuy nhiên khi độ mặn tăng quá cao thì ngược lại, tôm sẽ chịu một số ảnh hưởng nhất định sau đây:
- Khi độ mặn tăng cao vượt mức chịu đựng, tôm sẽ còi cọc, chậm lớn, dễ bị sốc độ mặn dẫn đến chết hàng loạt.
- Độ mặn cao làm cho các bệnh phân trắng, hoại tử gan tụy cấp tính (EMS – bệnh tôm chết sớm),… diễn biến phức tạp hơn và dễ gây ra dịch bệnh.
- Làm biến đổi các thông số môi trường như độ pH, độ kiềm.
- Tạo điều kiện lý tưởng cho tảo trong ao phát triển nhanh, phát sinh nhiều khí độc.
- Nguồn oxy trong nước tăng cao vào ban ngày nhưng giảm tới mức tối thiểu vào ban đêm, dẫn đến hiện tượng tôm nổi đầu lúc nửa đêm do thiếu oxy.
Vì vậy, trong quá trình nuôi tôm bà con cần hết sức chú ý duy trì độ mặn phù hợp với loại tôm mình nuôi. Khi thấy độ mặn trong ao tăng cao, cần có cách giảm độ mặn xuống để đảm bảo môi trường sống thuận lợi cho tôm.
Cách hạ độ mặn trong ao nuôi tôm
Cách để giảm độ mặn trong ao nuôi tôm không quá phức tạp, bà con chỉ cần thực hiện một số biện pháp như sau:
- Thay nước ao thường xuyên: 3 lần/ngày. Lưu ý chỉ thay 20 – 30% lượng nước trong ao.
- Chạy quạt gió hết công suất để luôn cung cấp nhiều oxy cho tôm phát triển mạnh.
- Xử lý, kiểm soát mật độ tảo trong ao.
- Sử dụng men vi sinh để duy trì môi trường nước thích hợp, xử lý tảo và cân bằng các chỉ số môi trường trong ao. Bà con tham khảo sử dụng men vi sinh Microbe-Lift AQUA C có tác dụng gây màu nước, làm sạch nước ao nuôi nhanh chóng, tạo ra hệ sinh thái cân bằng và thuận lợi cho tôm phát triển.
- Ổn định nhiệt độ ao nuôi bằng cách giữ mực nước sâu từ 1,2m. Có thể giảm thiểu sự tăng nhiệt bằng cách giăng bạt trên mặt ao hoặc thiết kế hệ thống lưới chắn chống nắng.
- Khi độ mặn và nhiệt độ đột ngột thay đổi do thời tiết, tiến hành sục khí thường xuyên để tôm không bị stress.
Đối với tôm giống, bà con không được giảm độ mặn của ao đột ngột, tôm sẽ bị sốc và chết. Cần cho tôm thích nghi bằng cách giảm độ mặn xuống từ từ. Cụ thể thực hiện theo các bước:
- Hạ 3 tiếng/lần, mỗi lần hạ không quá 2‰. Thực hiện cho đến khi độ mặn của ao nuôi và ao thích nghi bằng nhau.
- Trong tháng đầu tiên, duy trì độ mặn không thấp hơn 7 – 8‰ để tránh làm tôm bị sốc.
- Ở tháng thứ 2, giảm độ mặn bằng cách bổ sung nước ngọt vào ao, nhớ bổ sung từ từ để kiểm soát độ mặn không xuống dưới 5‰ vì độ mặn quá thấp tôm sẽ bị mềm vỏ, còi cọc, dễ chết.
Bà con lưu ý, không lấy nước trực tiếp từ các hệ thống kênh mương đổ vào ao, cần thiết kế ao lắng với diện tích khoảng 15 – 20% so với diện tích ao nuôi, độ sâu ít nhất là 1,5m để cung cấp đủ nước cho ao nuôi. Trước khi cấp nước vào ao nuôi, cần để lắng và xử lý tối thiểu 6 ngày.
Đặc biệt, đối với những ao đang có độ mặn rất cao, nhất định nên có ao lắng để kiểm soát độ mặn của nước. Ngoài ra bà con cần thực hiện các cách sau để hạ độ mặn trong ao nhanh chóng:
- Cần kịp thời gia cố bờ ao để hạn chế rò rỉ.
- Thường xuyên xiphong đáy ao, đặc biệt là trong mùa nắng nóng.
- Xử lý bùn đáy ao để giảm mùi, giảm tảo tàn và xử lý khí độc bằng men vi sinh để đảm bảo hiệu quả và an toàn. Biogency giới thiệu 2 dòng men vi sinh giúp bà con thực hiện bước này hiệu quả, nhanh chóng:
- Men vi sinh Microbe-Lift AQUA SA chuyên xử lý bùn đáy ao nuôi, giảm thiểu tối đa lượng khí độc sinh ra từ bùn đáy.
- Men vi sinh Microbe-Lift AQUA N1 chuyên xử lý khí độc ao nuôi, khắc phục tình trạng tôm chết do sốc khí độc khi độ mặn trong ao tăng cao.
Ngoài tất cả các phương pháp hạ độ mặn trong ao nuôi tôm trên, còn một việc quan trọng mà bà con cần lưu ý thực hiện thường xuyên. Đó là chú ý quản lý lượng thức ăn cho tôm. Bà con cần dựa theo tình hình thực tế (ví dụ như thời tiết) để điều chỉnh lượng thức ăn sao cho phù hợp. Tránh để tình trạng thức ăn thừa tồn đọng trong ao gây ra nhiều tác động xấu như khí độc phát sinh. Vì sức ăn của tôm phụ thuộc nhiều vào môi trường sống, trong đó có độ mặn của nước ao. Để tôm ăn khỏe hơn trong giai đoạn xử lý độ mặn của ao, bà con nhớ chú ý bổ sung thêm vitamin C và men vi sinh vào thức ăn hàng ngày của tôm. Tham khảo sử dụng men vi sinh Microbe-Lift DFM của Biogency, sản phẩm cung cấp lợi khuẩn cho đường ruột, từ đó giúp tôm ăn khỏe, tăng sức đề kháng, phòng tránh được nhiều mầm bệnh khi độ mặn trong ao tăng cao.
Tham khảo: Cách tăng độ mặn ao tôm
Với những thông tin Biogency vừa cung cấp trên đây, hy vọng bà con đã nắm được cách giảm độ mặn trong ao nuôi tôm nhanh chóng và hiệu quả. Độ mặn của ao nuôi có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của tôm và năng suất mùa vụ, vì vậy trong quá trình nuôi bà con nhớ lưu ý đến yếu tố này. Nếu cần tư vấn thêm thông tin về kỹ thuật nuôi tôm, hoặc cách ứng dụng các sản phẩm men vi sinh trong quá trình nuôi, bà con vui lòng liên hệ Hotline 0909 538 514 để được các chuyên gia tư vấn cặn kẽ.
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh