Khi nói đến nuôi tôm, người ta thường nhắc đến Zeolite. Đây được biết đến là một hợp chất quan trọng trong quá trình hấp thụ kim loại, khí độc tích tụ trong môi trường ao nuôi đem đến môi trường nước trong lành, có lợi trong quá trình phát triển của các loại thủy sản.
Các nội dung chính
Zeolite và cấu tạo của hợp chất này
Trả lời câu hỏi Zeolite là gì?
Zeolite là khoáng chất silicat nhôm, hợp chất này còn được biết đến là aluminosilicat của một số kim loại có hệ thống mao quản đồng đều chứa các cation thuộc nhóm I và II.
Công thức hóa học của Zeolite như sau: Mx/n[(AlO2)x(SiO2)y].zH2O. Trong đó, những ký hiệu được hiểu như sau:
- M: Đây được biết đến là kim loại hoá trị n.
- y/x: Là tỉ số nguyên tử Si/Al, tỷ số này có thể được thay đổi tuỳ theo loại zeolite.
- z: Đây là số phân tử H2O kết tinh trong zeolit.
Hiện tại, kích thước của các hạt Zeolite dao động từ 1.000 – 5.000nm và nhằm tạo ra vật liệu nano – zeolite trong tương lai thì kích thước hạt sẽ giảm tới dưới mức 100nm giúp tăng khả năng ứng dụng của vật liệu này.
Tìm hiểu về sự hình thành của Zeolite
Zeolite tồn tại ở trạng thái tự nhiên hoặc nhân tạo, Zeolite tự nhiên được hình thành từ sự kết hợp giữa các kim loại kiềm có trong nước ngầm cùng đá và tro núi lửa. Còn đối với Zeolite nhân tạo, để tổng hợp thì có thể thực hiện theo 2 cách như sau:
- Tổng hợp từ các nguồn tự nhiên, biến tính các aluminosilicat là các khoáng phi kim loại như cao lanh, bentonite.
- Tiến hành tổng hợp trực tiếp từ các Silicat cùng Aluminat.
Cấu tạo của hợp chất Zeolite như thế nào?
Được biết, theo phân tích thì hạt Zeolite được cấu tạo từ SiO4 tứ diện và được liên kết trong một không gian ba chiều tạo thành các khối đa diện. Một số nguyên tố Si sẽ được thay thế bằng nguyên tử Al và tạo thành khối tứ diện AlO4.
Các tứ diện SiO4 và AlO4 trong tinh thể Zeolite được liên kết với nhau qua nguyên tử oxi và không gian bên trong tinh thể sẽ bao gồm những hốc nhỏ nối với nhau bằng các rãnh có kích thước ổn định.
Ứng dụng của hợp chất Zeolite trong nuôi tôm là gì?
Ứng dụng hợp chất Zeolite trong nuôi tôm?
Bà con nuôi tôm chắc hẳn đã biết, chất thải tôm thải ra môi trường rất nhiều và nếu không xử lý kịp thời, chúng sẽ tạo nên khí độc trong môi trường nước, làm tăng tỷ lệ FCR, tăng khí độc trong nguồn nước làm ảnh hưởng đến chất lượng thủy sản và năng suất vụ nuôi.
Hợp chất Zeolite với những đặc tính ưu việt như: hấp thụ các kim loại, khí độc, amoniac, giảm tỷ trọng kim loại nặng, độc hại trong ao nuôi tôm, phân hủy xác tảo cũng như những chất bẩn trôi nổi trong nước, đảo nước và cung cấp oxy cho tôm đảm bảo nguồn nước nuôi thủy sản được sạch sẽ, chất lượng thủy sản không bị suy giảm. Môi trường nước và độ pH sau khi bà con sử dụng Zeolite sẽ được cân bằng, màu nước ổn định, hạn chế sự xuất hiện váng.
Bên cạnh đó, nhờ vào tính chất hấp thụ khí độc cho nên hợp chất Zeolite được nghiên cứu, chế tạo ra các loại phân bón chuyên dùng trong ngành nuôi tôm. Khi sử dụng loại phân bón Zeolite thì đất sẽ tăng phì nhiêu, giữ độ ẩm, điều hoà độ pH cho khu vực ao nuôi.
Ưu điểm của Zeolite trong nuôi tôm
Hợp chất Zeolite được sử dụng trong nuôi tôm có những ưu điểm như sau:
- Cơ chế hoạt động của Zeolite là hấp thụ khí độc, chuyển khí độc từ nước vào cấu tại của hạt Zeolite, giúp làm giảm một phần khí độc trong nước.
- Zeolite có diện tích bề mặt lớn cho nên khả năng hấp thụ khí độc khá cao.
- Tính chất hấp phụ của Zeolite có thể kiểm soát được và tính chất này cũng có thể biến đổi từ vật liệu ưa nước sang vật liệu kỵ nước.
- Zeolite có thể hấp thụ mọi chất độc, kim loại nặng trong ao nuôi tôm.
Nhược điểm của hợp chất Zeolite trong nuôi tôm
- Bà con chỉ có thể sử dụng hợp chất Zeolite trong thời gian ngắn bởi khi không gian bên trong của hạt Zeolite hết chỗ trống thì khả năng hấp thụ khí độc của Zeolite cũng không còn.
- Bên cạnh đó, nếu như sử dụng hạt Zeolite để hấp thụ khí độc trong ao thường xuyên sẽ tạo nên lớp trầm tích dưới đáy ao, gây hại cho nước ao nuôi tôm và đất ao nuôi. Ngoài ra, để đảm bảo hấp thụ khí độc sinh ra thường xuyên thì bà con cũng phải sử dụng liên tục, chi phí cũng rất cao.
- Zeolite cũng không hoạt động tốt trong môi trường nước ao nuôi tôm quá mặn. (Tham khảo: Cách hạ độ mặn ao tôm)
Cách sử dụng hợp Zeolite khi nuôi tôm như thế nào?
Cấu tạo của Zeolite như chúng tôi đã nói ở trên là bao gồm những khoảng trống, hay còn gọi là lỗ xốp. Những lỗ xốp này sẽ có tác dụng quan trọng trong việc hấp thụ chất bẩn, còn đối với những kim loại nặng hay độc tố thì sẽ được hấp thụ qua phản ứng trao đổi ion của hợp chất này.
Hiện tại, bà con nuôi tôm thường sử dụng 2 loại Zeolite trong nuôi tôm đó là Zeolite hạt và Zeolite bột. Hợp chất Zeolite được đưa vào ao nuôi tôm có tác dụng hấp thụ các khí độc như NH3, H2S, phân hủy những loại xác thối rữa dưới đáy ao, xác tảo tồn đọng, phân tôm một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, để sử dụng hiệu quả thì bà con cần chú ý đến liều lượng như sau:
- Xử lý nguồn nước, giúp cân bằng độ pH trong nước ao nuôi và gây màu nước: 30 – 40kg/1000m3.
- Để ổn định màu nước, hấp thụ các chất bẩn trôi nổi trong nước: 20kg/1000m3.
- Sử dụng Zeolite với mục đích hấp thụ khí độc trong ao nuôi tôm: 40kg/1000m3 và lưu ý sử dụng trong thời gian là 3 giờ chiều để đạt hiệu quả cao nhất.
Bà con cần lưu ý hàm lượng phải phù hợp với diện tích ao và lượng nước trong ao. khi sử dụng trong môi trường nước mặn, hàm lượng Zeolite cần nhiều hơn trong môi trường nước ngọt.
Bên cạnh đó, bà con cũng cần lưu ý thời điểm tốt nhất để sử dụng Zeolite trong ao tôm là từ 14 – 15 giờ, cần rải đều Zeolite khắp ao để đem đến tác dụng cao nhất. Bà con có thể sử dụng Zeolite khi ao nuôi tôm của bà con ô nhiễm, đáy ao bẩn tích tụ nhiều khí độc và tôm nổi đầu lên mặt nước do thiếu Oxy. Zeolite nên được sử dụng sau khi đã dùng các chất diệt khuẩn, hóa chất hoặc trong trường hợp tảo chết đột ngột.
Nên sử dụng Zeolite hay men vi sinh xử lý khí độc Microbe-Lift AQUA N1?
Tuy rằng có tác dụng xử lý khí độc ao nuôi nhưng khả năng hấp thu khí độc của Zeolite vẫn còn chịu nhiều ảnh hưởng từ độ mặn của nước. Khả năng tách khí độc của Zeolite khá cao, tách được khoảng 60% khí độc khi độ mặn ao nuôi thấp hoặc bằng 0. Tuy nhiên, khi độ mặn ao từ 20 – 25‰ thì khả năng hấp thu khí độc của Zeolite chỉ còn lại 10%.
Để tôm nuôi phát triển tốt, bắt buộc ao nuôi phải có độ mặn phù hợp với từng giống tôm. Tôm thẻ chân trắng có thể sinh trưởng tốt ở môi trường nước có độ mặn từ 10 – 25‰ còn tôm sú sống trong môi trường nước độ mặn từ 3 – 45‰. Nhìn chung, với môi trường nước nuôi tôm có độ mặn như vậy thì Zeolite sẽ không hoạt động tốt và thay vào đó, bà con cần có phương án khác khi muốn xử lý khí độc ao nuôi.
Sản phẩm men vi sinh xử lý khí độc Microbe-Lift AQUA N1 không có nhiều hạn chế như Zeolite khi hoạt động tốt trong mọi môi trường ao nuôi tôm, kể cả môi trường có độ mặn cao. Men vi sinh Microbe-Lift AQUA N1 sở hữu 2 chủng vi sinh Nitrosomonas và Nitrobacter, đây là 2 chủng vi khuẩn được các nhà khoa học chứng minh khả năng thúc đẩy nhanh quá trình Nitrat hóa, loại bỏ Nitơ và Amoniac trong ao nuôi nhanh chóng và hiệu quả.
Men vi sinh xử lý khí độc Microbe-Lift AQUA N1 có cách sử dụng cực kỳ đơn giản. Là sản phẩm men vi sinh dạng lỏng nên bà con có thể trực tiếp xử dụng theo đúng liều lượng được hướng dẫn mà không cần ngâm ủ, hiệu quả xử lý khí độc của men vi sinh này có thể giảm được ngay 70% đến 90% nồng độ khí độc chỉ trong vòng 24h. Từ đó giúp bà con khắc phục tình trạng tôm chết do nhiễm khí độc, giảm chi phí thiệt hại, vì vậy bà con hoàn toàn có thể tin dùng sản phẩm Microbe-Lift Aqua N1 thay vì sử dụng Zeolite.
Bài viết này đã giúp bà con nắm được những thông tin quan trọng về Zeolite và ứng dụng của hợp chất này trong việc nuôi tôm. Bên cạnh đó là giới thiệu về men vi sinh có tác dụng hiệu quả trong nhiều môi trường khác nhau, kể cả ở ao nuôi tôm có độ mặn cao Microbe-Lift AQUA N1. Nếu như có bất kỳ thắc mắc nào, bà con đừng ngần ngại mà hãy liên hệ Biogency qua số hotline 0909538514 để được giải đáp!
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh