xử lý nước thải sản xuất sơn

Đặc trưng và phương pháp xử lý nước thải sản xuất sơn

Các nhà máy sản xuất sơn đang xuất hiện ngày càng nhiều để đáp ứng nhu cầu sử dụng của con người. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích to lớn về kinh tế, ngành sản xuất sơn còn gây nên vấn đề ô nhiễm môi trường rất đáng báo động bởi lượng nước thải sơn thường chứa nồng độ chất ô nhiễm cao, nếu không xử lý nước thải sản xuất sơn đạt chuẩn trước khi xả vào đường ống thoát nước hay nguồn nước sẽ dẫn đến ô nhiễm nghiêm trọng hệ sinh thái và chất lượng môi trường sống của con người.

Đặc trưng nước thải sản xuất sơn

Đặc trưng của nước thải sản xuất sơn bao gồm: Nguồn gốc phát sinh, thành phần và tác động đến môi trường.

Nguồn gốc phát sinh, thành phần nước thải sản xuất sơn

  • Nước vệ sinh thiết bị, nước thải vệ sinh thiết bị: Bắt nguồn từ việc sử dụng dung môi hoặc nước để vệ sinh máy móc thiết bị trong quá trình sản xuất sơn như quá trình ủ bột màu và đóng gói sản phẩm. Dù là dung môi hay nước thì chúng đều chứa các khí độc hại và kim loại nặng gây ô nhiễm như Benzen, Toluen, VOCs…
  • Nước thải sau làm sạch, nước thải sau khi lọc: Chứa hàm lượng lớn SS, COD, cặn sơn, chất tạo màng, dung môi, bột màu… Các thành phần này là nguyên nhân làm chết hàng loạt thủy sản, gây đột biến gen…. Đối với con người, khi tiếp xúc với nước thải này trong thời gian dài sẽ gây ung thư, các bệnh truyền nhiễm, viêm phổi…
nong do o nhiem co trong nuoc thai san xuat son
Hình 2: Nồng độ ô nhiễm có trong nước thải sản xuất sơn

Nước thải sản xuất sơn có tác động như thế nào đến môi trường?

Nước thải sản xuất sơn chứa hàm lượng lớn các chất hữu cơ, do đó khi chúng vào nguồn nước mà không qua xử lý sẽ làm suy giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước. Các thủy sản trong nước ở điều kiện thiếu oxy sẽ kém ăn, chậm lớn hoặc chết hàng loạt.

Hàm lượng chất lơ lửng cao trong nước thải làm giảm tầng sâu nước được chiếu sáng gây ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của thực vật thủy sinh. Mặt khác, khi phần cặn lắng xuống dưới đáy nước thường xảy ra hiện tượng phân hủy kỵ khí, gây mùi hôi thối. Ngoài ra nồng độ các chất N, P trong nước cao làm phú dưỡng hóa nguồn nước. Từ đó ảnh hưởng đến các thủy sinh vật bên trong và gây ô nhiễm nguồn nước.

Nước thải sản xuất sơn thường có độ đục màu cao gây tác động đầu tiên là ảnh hưởng mỹ quan làm giảm giá trị sử dụng nguồn nước. Không những vậy, nước thải sản xuất sơn còn làm giảm khả năng tự làm sạch cũng như sản xuất của nơi tiếp nhận nước thải. Đối với sinh vật, độ đục cao của nước sẽ làm giảm khả năng quang hợp của vi sinh vật. Các loài vi sinh vật khác có khả năng bị nghẹt hô hấp, bị thiếu thức ăn…

Có thể thấy rằng nước thải sơn vô cùng nguy hiểm đối với môi trường, con người và sinh vật, vì thế cần có biện pháp xử lý kịp thời và khoa học để tránh những hậu quả khôn lường về sau.

Phương pháp xử lý nước thải sản xuất sơn

Sau đây là phương pháp xử lý nước thải sản xuất sơn hiệu quả theo sơ đồ:

Phương pháp dùng bể lắng kết hợp men vi sinh Microbe-Lift

so do cong nghe xu ly nuoc thai san xuat son
Hình 3: Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sản xuất sơn
  • Nước thải sản xuất sơn từ các công đoạn trong nhà máy sẽ được dẫn qua song chắn rác để loại bỏ các tạp chất thô như nhãn mác, bao bì… rồi chảy vào bể thu gom. Tại đây, nước thải sẽ được bơm trực tiếp tới bể điều hòa nhằm mục đích điều hòa lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm. Điều này sẽ đảm bảo chất lượng cho các công trình xử lý phía sau. Bên trong bể điều hòa thường đặt sẵn thiết bị thổi khí để tránh cặn lắng xuống đáy bể làm phân hủy kỵ khí trong bể và phát sinh mùi hôi.
  • Sau đó nước thải sản xuất sơn được tiếp tục được dẫn qua bể keo tụ tạo bông, hóa chất thông thường được châm vào bể để giúp các hạt keo trong nước kết dính lại với nhau thành bông cặn. Sau khi kết dính chúng sẽ có kích thước lớn và nặng hơn. Nước thải sản xuất sơn sau khi hình thành bông cặn được dẫn đến bể lắng I để bắt đầu lắng cặn hóa học, hình thành dưới tác dụng của trọng lực. Bùn cặn sau khi lắng xuống đáy bể sẽ đến bể chứa bùn để đem đi xử lý, phần nước sau khi lắng sẽ dẫn về bể oxy hóa bằng hệ fenton để tiến hành oxi hóa những chất khó phân hủy có trong nước thải. Lúc này, để đảm bảo cho quá trình oxi hóa diễn ra ổn định, nước thải sẽ được châm axit H2SO4 để làm cho độ pH giảm xuống còn 3. Sau đó các chất oxi hóa H2O2, chất xúc tác KMnO4 và FeSO4.7H2O sẽ được cho vào bể để phản ứng oxi hóa diễn ra. (Xem công nghệ Fenton)
  • Sau đó, nước thải được dẫn về bể lắng trung hòa để thực hiện quá trình lắng bùn từ bể oxi hóa, sau đó là điều chỉnh lại pH về trung tính để tạo điều kiện cho các vi sinh vật của quá trình xử lý sinh học hoạt động. Phần bùn cặn sau khi lắng được đưa về bể chứa bùn rồi đem đi xử lý.  Nước thải sau quá trình tiếp tục được dẫn qua bể xử lý sinh học Aerotank.
  • Tại bể Aerotank, bổ sung các các vi sinh vật hiếu khí bằng men vi sinh xử lý BOD, COD Microbe-Lift IND để phân hủy chất hữu cơ. Đồng thời tăng cường hiệu suất phân hủy sinh học toàn diện trong hệ thống xử lý nước thải và giảm BOD, COD, SS trong nước thải đầu ra. Chất hữu cơ trong nước thải sau đó phân hủy thành các hợp chất vô cơ đơn giản trong điều kiện cung cấp đầy đủ oxi và có phản ứng như sau:

Chất hữu cơ + VSV hiếu khí + O2 ->  CO2 + H2O + sinh khối mới

su dung microbe lift ind tai be aerotank de phan huy cac chat huu co va giam bod cod trong nuoc
Hình 4: Sử dụng Microbe-Lift IND tại bể Aerotank để phân hủy các chất hữu cơ và giảm BOD, COD trong nước

Tham khảo: Hiệu quả của vi sinh dạng lỏng Microbe-lift

Tiếp theo, nước thải sản xuất sơn sau đó được dẫn qua bể lắng để lắng, sau đó cặn bùn sinh học được hình thành. Lúc này bạn nên sử dụng vi sinh giảm bùn Microbe-Lift SA như một chất gia tốc và có chức năng đẩy nhanh quá trình oxy hóa sinh học các hợp chất khó phân hủy để làm giảm thể tích bùn trong hệ thống xử lý nước thải. Một phần bùn sau khi được lắng sẽ đưa về bể chứa bùn để xử lý, phần bùn còn lại được tuần hoàn về lại bể Aerotank để đảm bảo mật độ sinh khối vi sinh vật. Phần nước trong sau khi lắng sẽ có đầu ra đạt quy chuẩn xả thải cho phép theo QCVN 40:2011/BTNMT.

nen ket hop vi sinh giam bun microbe lift sa de day nhanh qua trinh oxy hoa sinh hoc cung nhu giam the tich bun thai trong be
Hình 5: Nên kết hợp vi sinh giảm bùn Microbe-Lift SA để đẩy nhanh quá trình oxy hóa sinh học cũng như giảm thể tích bùn thải trong bể.

Ưu điểm của sản phẩm vi sinh Microbe-Lift IND

  • Phân hủy tốt những hợp chất hữu cơ khó phân hủy như trong nước thải sản xuất sơn như Benzene-, Toluene- and Xylene- (BTX). Ngoài ra sản phẩm còn thích nghi tốt trong cả 3 môi trường: Hiếu khí, kị khí và tùy nghi. Điều kiện hoạt động độ mặn lên đến 40 ‰ (khoảng 4%).
  • Giảm chỉ số BOD, COD, TSS có trong nước thải.
  • Ngăn ngừa hiện tượng vi sinh chết do tăng đột ngột tải lượng đầu vào.
  • Đẩy nhanh quá trình phục hồi của hệ thống xử lý nước thải sau khi bị sự cố.
  • Tăng cường quá trình khử Nitrat bởi sản phẩm chứa chủng vi sinh Khử Nitrat Pseudomonas sp giúp giảm Nitơ tổng, Amoni, Nitrit, Nitrat.
  • Góp phần thúc đẩy quá trình phân hủy sinh học của toàn hệ thống.
  • Giảm mùi hôi và lượng bùn thải trong bể.

Tham khảo: Cách thức hoạt động của vi sinh xử lý BOD, COD

Ưu điểm của vi sinh Microbe-Lift SA

  • Đẩy nhanh quá trình phân hủy của lớp bùn đáy.
  • Làm tăng khả năng lắng trong bể xử lý.
  • Đẩy nhanh tốc độ phân hủy bề mặt của lớp váng cứng và các chất hữu cơ khó phân hủy.
  • Gia tăng thể tích hữu dụng của bể cần xử lý.
  • Giảm thiểu tối đa các khí phát sinh gây ăn mòn thiết bị.
  • Hạn chế mùi hôi trong quá trình nạo vét, bảo trì hệ thống xử lý
  • Giảm chi phí vận hành và nhân công cho hệ thống.

Tham khảo: Xử lý nước thải sản xuất giấy bằng vi sinh

Hy vọng bài viết trên của Biogency đã giúp bạn nắm rõ những đặc trưng, thành phần cũng như phương pháp xử lý nước thải sản xuất sơn hiệu quả nhất. Liên hệ với Biogency qua HOTLINE 0909 538 514 để được tư vấn và hỗ trợ đặt mua sản phẩm Microbe-Lift nhanh nhất!

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký