thumb mat ri duong trong nuoi tom

Cách dùng, công dụng của mật rỉ đường trong nuôi tôm

Mật rỉ đường trong nuôi tôm có nhiều công dụng, chẳng hạn như kiểm soát, cân bằng độ pH trong ao hay giúp nuôi cấy vi sinh, tạo màu nước… Tuy nhiên, khi sử dụng mật rỉ đường cần lưu ý nồng độ, liều lượng. Hãy cùng Biogency tìm hiểu cách dùng và công dụng qua bài viết dưới đây!

Mật rỉ đường là gì?

1 mat ri duong trong nuoi tom

Mật rỉ đường có cách gọi tắt là rỉ đường. Đây là phụ phẩm của quá trình sản xuất đường trong những nhà máy chế biến đường mía. Cách lấy mật rỉ đường từ cây mía cần phải kết tinh, cô đặc. Cụ thể, phần thân cây mía phải tiến hành cắt khúc, đập dập, ép lấy nước. Nước mía vừa ép đem đun sôi, cô đặc tạo thành tinh thể đường. Lúc này sẽ thu được tinh thể đường, chất lỏng còn lại được gọi là mật rỉ đường.

Thường thì mật rỉ đường có màu đen, độ đặc sách nhất định và có độ nhớt của mật tương đối cao. Mật rỉ đường giàu chất cacbon hữu cơ và không chứa nitơ. Nhờ vậy phụ phẩm có tính hòa tan trong nước. Ngoài ra, nguyên liệu còn sở hữu các thành phần là các chất dinh dưỡng mang chất lượng cao. Hiện nay, rỉ đường đang được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực và ngành nghề. Trong đó phải kể tới công dụng của mật rỉ đường trong nuôi tôm.

Các tác dụng khi sử dụng mật rỉ đường trong nuôi tôm

5 tác dụng dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về phụ phẩm mật rỉ đường trong nuôi tôm.

Kiểm soát, hạn chế sử xuất hiện của khí độc trong ao nuôi tôm

Tôm chỉ có thể tiêu hóa tối đa 20 đến 30% lượng thức ăn được đưa vào trong cơ thể, phần còn lại sẽ thải ra ngoài ao nuôi. Và lượng chất thải ấy sẽ chuyển hóa thành khí độc NH3, NO2 gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường nuôi. Do đó, khi bà con sử dụng mật rỉ đường trong nuôi tôm giúp kiểm soát phần nào lượng NH3 và NO2 trong ao.

Khi khí độc xuất hiện lâu trong ao nuôi tôm mà không được kiểm soát, hạn chế kịp thời sẽ trực tiếp gây ảnh đến sức khỏe của tôm. Lượng khí độc vượt ngưỡng cho phép có thể làm tôm chết hàng loạt trong một thời gian ngắn. Tại Trung tâm nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản nội địa Bribie, các kỹ sư đã đưa ra thí nghiệm thực tiễn về việc kiểm soát các khí thải, chất thải có Nitơ (N) bằng cách đưa cacbon (C) vào ao. 

Tham khảo: Các loại khí độc trong ao tôm

Mật rỉ đường có thể cân bằng được Nitơ vô cơ. Vì trong mật rỉ đường có chứa đến 40% cacbon, lượng cacbon hữu cơ này sẽ được vi khuẩn dị dưỡng hấp thụ cùng lúc với nguồn Nitơ vô cơ trong ao nuôi để tổng hợp thành protein, tạo ra nguồn thức ăn cho việc phân bào và sinh khối của chúng. Hoạt động này sẽ giúp giảm Amoniac và Nitrit trong ao. 

Tuy nhiên, việc thêm lượng cacbon (trong mật rỉ đường) cần phải đảm bảo được tỉ lệ cân bằng cấu tạo tế bào vi sinh vật C:N trong ao khoảng 5:1. Trên thực tế, vi khuẩn chỉ sử dụng được khoảng 40% lượng cacbon được đưa vào (thông qua mật rỉ đường), đồng thời trong mật rỉ đường chỉ có 40% cacbon, nên để duy trì tỷ lệ chuẩn 5:1 thì lượng cacbon đưa vào phải đảm bảo tỷ lệ C:N là 12,5:1. Điều này đồng nghĩa với việc cứ 1 gam Nitơ thì cần đến 31,25 gam mật rỉ đường..

Cân bằng độ pH trong ao

Ao nuôi tôm có độ pH phù hợp đạt ngưỡng 7.5 đến 8.5. Khi độ pH quá cao hoặc quá thấp đều gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển và tỷ lệ sống của tôm. Sử dụng mật rỉ đường là một giải pháp giúp cân bằng và ổn định độ pH trong ao nuôi.

Môi trường ao nuôi có độ pH thấp khi lượng thức ăn dư thừa nhiều, khí độc sản sinh một lượng lớn. Mật rỉ đường có tác dụng cân bằng lượng axit trong ao nuôi và đưa về mức pH trung tính.

Ao nuôi tôm có độ pH cao do thực vật phù du, tảo phát triển mạnh. Chúng cần hấp thụ CO2 để thực hiện quá trình quang hợp. Vì vậy, bà con cần thêm mật rỉ đường vào ao nuôi để cung cấp thêm lượng cacbon. Ngoài ra, nó còn giúp kích thích hệ vi sinh vật hữu hiệu phát triển, kiểm soát sự phát triển của tạo, thực vật phù du trong ao.

Tham khảo: Cách tăng/giảm ph ao tôm

Giúp nuôi cấy vi sinh

2 mat ri duong trong nuoi tom
Hình 2: Mật rỉ đường có tác dụng trong nuôi cấy vi sinh

Mật rỉ đường được ưu tiên lựa chọn để làm nguồn dinh dưỡng cho việc nuôi cấy vi sinh vật vì chứa nhiều đường đơn, khoáng chất, vitamin. Nhờ lượng cacbon dồi dào có trong mật rỉ đường, vi sinh vật dễ dàng sử dụng để tổng hợp protein. Nhờ đó, hợp chất này được ứng dụng để  tạo ra các chế phẩm sinh học thứ cấp từ chế phẩm gốc. Mật rỉ đường còn giúp việc nuôi cấy vi sinh vật dễ dàng trong cả 2 môi trường hiếu khí lẫn yếm khí.

Tôm cũng dễ dàng hấp thu dinh dưỡng từ mật rỉ đường. Người nuôi có thể trộn mật rỉ đường với men vi sinh và thức ăn cho tôm từ 30 phút đến 1 tiếng trước khi cho tôm ăn.

Tạo màu nước cho ao

Màu nước trong ao tôm có tác dụng kích thích tôm phát triển mạnh. Để rỉ mật hòa tan vào nước sẽ giúp ao nuôi tôm có màu trà xanh, xanh đọt chuối hoặc màu vàng nâu (khi có độ mặn cao). Bà con nên đưa độ trong của nước ao khi tôm phát triển khoảng 30 đến 45 cm.

Tham khảo: Cách gây màu nước ao tôm

Xử lý bùn đáy ao

Lượng bùn đáy ao tích tụ rất nhiều chất hữu cơ không được xử lý kịp thời. Nếu tình trạng này diễn ra quá lâu sẽ làm sản sinh các loại khí độc như NH3, NO2 và H2S. Khi bà con cải tạo ao nuôi tôm có thể biến các chất thải tạo thành phân bón hữu để sử dụng trồng cây.

Cách sử dụng mật rỉ đường trong nuôi tôm đạt hiệu quả cao

Trước khi sử dụng mật rỉ đường trong nuôi tôm, người nuôi cần xác định đúng tình trạng của ao nuôi và tình trạng sức khỏe của tôm. Mỗi một tình trạng khác nhau sẽ có liều lượng sử dụng mật rỉ đường khác nhau, bà con có thể tham khảo cách sử dụng dưới đây của Biogency:

  • Trước hết, người nuôi cần tạt đều bề mặt ao. (Vì mật rỉ đường tan trong nước nên bà con có thể pha mật rỉ đường với nước rồi tạt đều trên bề mặt ao tôm.)
  • Tiếp đó là bật quạt chạy đến giúp mật rỉ phân tán đều. 
  • Lượng mật rỉ phù hợp là 30 đến 40 lít/ 1 ha ao tôm. 
  • Có thể sử dụng định kỳ 3 đến 5 ngày/ 1 lần.

Bà con cũng có thể sử dụng mật rỉ đường để sục ao nuôi tôm, làm sạch nước. Cụ thể:

  • Người nuôi tôm sục vi sinh vật với mật rỉ dùng trong ao tôm. Công thức chung là một lít vi sinh gốc thêm 40 lít nước sạch và 2 lít mật rỉ đường. 
  • Thực hiện sục sau 2 đến 3 ngày là có thể sử dụng được. 
  • Tùy thuộc vào nhu cầu mong muốn làm loại vi sinh nào cho ao tôm mà có công thức áp dụng riêng.

Nếu bà con sử dụng mật rỉ đường làm thức ăn cho ao tôm thì áp dụng theo công thức: 3-5g men thức ăn + 10ml mật rỉ + 50l nước sạch + 1kg  thức ăn tôm (Trộn, đảo đều để khoảng 30 phút đến một tiếng mới cho vào bể để tôm ăn).

Lưu ý cần biết khi sử dụng mật rỉ đường trong nuôi tôm

Trong quá trình mật rỉ đường trong nuôi tôm, bà con cần lưu ý một vài điều sau:

  • Ưu tiên bổ sung mật rỉ đường ở vị trí đầu vào của ao nuôi. Sử dụng đúng liều lượng được chỉ định và chỉ nên châm nhỏ giọt để có thể bổ sung đủ chất dinh dưỡng cho tôm. Hạn chế và tránh châm một lần với liều lượng quá lớn.
  • Chỉ bổ sung đúng với liều lượng cần thiết. Khi người nuôi sử dụng quá nhiều mật rỉ đường thì vô tình làm tăng hàm lượng COD trong nước thải đầu ra, khiến việc xử lý nước thải và chất thải trở nên khó khăn hơn.
  • Sử dụng mật rỉ đường khiến nước thải đầu ra bị ố vàng là điều dễ hiểu, do đó người dân cần lưu ý và có biện pháp xử lý phù hợp.
  • Mật rỉ đường là sản phẩm cung cấp dinh dưỡng dễ bị phân hủy. Bởi vậy vận dụng để mật rỉ đường phải được vệ sinh thường xuyên để tránh bị nhiễm khuẩn, làm phát triển các sinh vật không có lợi và ảnh hưởng đến hiệu quả của mật rỉ đường.

Có thể nói, mật rỉ đường trong nuôi tôm là phụ phẩm cần thiết đối với mỗi người dân. Mật rỉ đường là hợp chất dễ sử dụng, tuy nhiên cần lưu ý liều lượng khi dùng và cách bảo quản. Hi vọng với những thông tin trong bài viết, Biogency đã giúp bà con hiểu hơn về sản phẩm này. Để biết thêm những giải pháp chuyên sâu và thiết thực, liên hệ với Biogency theo hotline 0909 538 514 nhé!

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký