Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị để chống lại các chủng vi khuẩn Vibrio, do đó bà con nuôi tôm thẻ chân trắng cần tìm hiểu về các phương pháp phòng ngừa bệnh để tránh sự xâm nhập của nhóm vi khuẩn Vibrio này vào ao nuôi và gây ảnh hưởng đến tôm.
Các nội dung chính
Tổng quan về vi khuẩn Vibrio gây bệnh trên tôm thẻ chân trắng
Ngày nay các ao nuôi tôm thẻ chân trắng không hiếm gặp vi khuẩn Vibrio, ở cả trại giống và ao nuôi thương phẩm. Về vi khuẩn Vibrio, đây là loài vi khuẩn thuộc họ Vibrionaceae, bộ Vibrionales, lớp Gammaproteobacteria, ngành Proteobacteria. Chúng cho nhiều chủng khác nhau và có khả năng xâm nhập nhanh và gây nên các bệnh cho tôm, điển hình là:
- Vibrio harveyi: Gây bệnh phát sáng ở ấu trùng tôm và khiến tôm chết hàng loạt.
- Các chủng Vibrio (V. vulnificus, V. fluvialis, V. parahaemolyticus, V. alginolyticus và V. cholerae): Gây bệnh phân trắng trên tôm.
- Vibrio parahaemolyticus: Gây bệnh EMS/AHPND.
- …
Đặc điểm chung của các chủng vi khuẩn Vibrio là:
- Gram âm, có hình dạng que thẳng hoặc hơi uốn cong, còn có tên gọi khác là phẩy khuẩn.
- Kích thước tế bào của vi khuẩn Vibrio nằm trong khoảng từ 0,3 – 0,5 x 1,4 – 2,6 micromet.
- Vi khuẩn Vibrio không hình thành bào tử, chúng di chuyển nhờ tiên mao.
- Môi trường sống của vi khuẩn Vibrio là yếm khí không bắt buộc, có khả năng phát triển trong môi trường nước biển.
Tham khảo: Bệnh trên tôm do virut và vi khuẩn
Dấu hiệu nhận biết khi tôm nhiễm vi khuẩn Vibrio
Khi tôm nhiễm vi khuẩn Vibrio, thường sẽ biểu hiện qua các dấu hiệu chung như: Tôm bơi lờ đờ, nổi lên mặt nước và tấp mé vào bờ. Sức ăn của tôm bị giảm, nếu nặng có thể bỏ ăn. Thân tôm và cơ thể chuyển dần sang màu đỏ, gan tụy nhợt nhạt và xuất hiện các mảng trắng ở cơ bụng…
Bà con cũng có thể đánh giá sơ bộ rằng tôm đang nhiễm chủng vi khuẩn Vibrio nào bằng cách nhìn vào các dấu hiệu đặc trưng gây bệnh của chủng vi khuẩn đó, cụ thể là: Nếu tôm nhiễm chủng vi khuẩn Vibrio harveyi cơ thể tôm sẽ có dấu hiệu phát sáng; nếu tôm nhiễm chủng vi khuẩn Vibrio vulnificus, Vibrio fluvialis, Vibrio parahaemolyticus, Vibrio alginolyticus hay Vibrio cholerae phân tôm sẽ chuyển sang màu trắng (dấu hiệu của bệnh phân trắng); nấu tôm nhiễm chủng vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus tôm sẽ thấy đường ruột tôm rỗng, đứt đoạn, gan tụy nhợt nhạt, dạ dày không có thức ăn…
Phương pháp phòng ngừa tôm thẻ chân trắng nhiễm vi khuẩn Vibrio trong quá trình nuôi
Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị để chống lại các chủng vi khuẩn Vibrio, do đó bà con nuôi tôm thẻ chân trắng cần tìm hiểu về các phương pháp phòng bệnh để tránh sự xâm nhập của vi khuẩn này vào ao nuôi và gây ảnh hưởng đến tôm. Dưới đây là một số biện pháp mà bà con có thể áp dụng:
Lựa chọn kỹ con giống, đảm bảo ấu trùng tôm giống sạch bệnh
Con giống là yếu tố đầu tiên và quyết định đến 50% sự thành công của vụ nuôi. Do đó, bà con cần lựa chọn con giống ở các đơn vị sản xuất tôm giống có uy tín, tôm giống phải được chứng nhận là sạch mầm bệnh (SPF), trong đó có mầm bệnh từ Vibrio.
Tham khảo: Cách chọn giống TTCT
Thực hiện vệ sinh ao và dụng cụ nuôi sạch sẽ trước khi bắt đầu vào vụ nuôi mới
Vibrio là dạng vi khuẩn, do đó chúng có khả năng ủ mầm bệnh và chờ vật chủ xuất hiện để xâm nhập, do đó để tránh sự xuất hiện của các chủng vi khuẩn này vào trong ao nuôi của mình, bà con cần thực hiện dọn và vệ sinh ao nuôi sạch sẽ trước khi tiến hành nuôi mới. Một số biện pháp mà bà con có thể áp dụng là:
- Phơi ao thật kỹ từ 2 -3 tuần và khử trùng ao bằng vôi.
- Rửa, sát trùng và phơi khô các dụng cụ nuôi trước khi tái sử dụng cho vụ nuôi mới.
- Nếu có điều kiện, bà con nên nuôi tôm bằng ao bạt để tránh xì phèn làm ảnh hưởng đến chất lượng nước trong quá trình nuôi cũng như công đoạn vệ sinh sau mỗi vụ nuôi cũng dễ dàng hơn.
Xử lý nước và gây màu nước trước khi bắt đầu thả tôm
Bà con nên dành diện tích khu vực nuôi để xây ao lắng và sử dụng ao lắng để xử lý nước trước khi cấp vào ao nuôi để loại bỏ lợn cợn và mầm bệnh gây hại. Bên cạnh đó, khi cấp nước vào ao nuôi bà con cũng nên khử trùng nước bằng Chlorine trước khi bắt đầu gây màu nước và thả giống để giảm lượng vi khuẩn Vibrio và các vi khuẩn khác trong nước (vì tôm giống còn rất nhỏ và yếu nên rất dễ mẫn cảm với môi trường).
Sau khi khử trùng, bà con tiến hành gây màu nước để tạo môi trường sống phù hợp cho tôm thẻ chân trắng. Độ đục khuyến cáo khi gây màu nước đối với tôm thẻ chân trắng là từ 30 – 35 cm. Bà con có thể gây màu nước bằng men vi sinh Microbe-Lift AQUA C – vừa an toàn cho tôm, vừa giúp gây tảo vừa phải để tạo độ đục phù hợp cho quá trình thả giống cũng như ổn định các chỉ tiêu của môi trường nước phù hợp cho tôm giống thích nghi và phát triển.
Tham khảo: Cách gây màu nước ao tôm
Luôn theo dõi để kiểm soát nồng độ Vibrio dưới ngưỡng tối đa
Vì các chủng vi khuẩn Vibrio sống khá phổ biến trong môi trường nước ao nên việc theo dõi nồng độ Vibrio và kiểm soát chúng dưới một ngưỡng nhất định sẽ giúp bà con ngăn ngừa tôm nhiễm các bệnh do vi khuẩn Vibrio gây ra. Ngưỡng tối đa của vi khuẩn Vibrio là khác nhau đối với từng ao tôm (vì mỗi ao tôm có điều kiện môi trường khác nhau).
Bảng dưới đây là một ví dụ về ngưỡng tối đa cho phép của vi khuẩn Vibrio trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng:
Tham số | Ngưỡng tối đa |
Tổng số Vibrio (TVC) trong nước ao nuôi | 10^3 – 10^4 CFU/mL |
Tổng số Vibrio (TVC) trong ruột tôm | 10^5 CFU/g |
Khuẩn lạc Vibrio |
|
Tỷ lệ tổng số vi khuẩn trên tổng số đĩa vi khuẩn | Ít hơn 10% |
(Nguồn tham khảo: Báo nguoinuoitom.vn)
Để kiểm soát nồng độ vi khuẩn Vibrio dưới ngưỡng tối đa, bà con có thể kiểm tra tôm dưới kính hiển vi hoặc mang tôm đi xét nghiệm.
Sử dụng các chế phẩm sinh học để cạnh tranh với vi khuẩn Vibrio
Các chế phẩm sinh học chứa vi khuẩn có lợi là Probiotic có thể cạnh tranh với vi khuẩn có hại là Vibrio về chất dinh dưỡng và không gian để sinh trưởng. Bên cạnh đó, vi khuẩn Probiotic còn có khả năng tiết ra các chất giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn Vibrio và tạo ra môi trường nước tốt cho tôm sinh trưởng thông qua việc phân hủy các chất hữu cơ, cặn lơ lửng trong nước. Điển hình cho các chủng vi khuẩn Probiotic là: Nitrosomonas sp. và Nitrobacter sp. (có trong Microbe-Lift AQUA N1), Bacillus sp. và Pseudomonas sp. (có trong Microbe-Lift AQUA C)…
Tham khảo: Giảm nguy cơ mắc bệnh di vi khuẩn trên tôm
Phòng ngừa tôm nhiễm bệnh là ưu tiên hàng đầu mà bà con cần quan tâm khi tiến hành nuôi tôm. Nếu bà con có bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp về cách phòng ngừa vi khuẩn Vibrio trên tôm thẻ chân trắng cũng như các giải pháp sinh học giúp xử lý nước nuôi tôm hiệu quả, hãy liên hệ đến Hotline 0909 538 514, chúng tôi sẽ hỗ trợ nhanh nhất!
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh