be khu trung

Các thông tin cần biết về bể khử trùng

Bể khử trùng là yếu tố cần thiết phải có ở những hệ thống xử lý nước thải để xử lý lý các loại nước thải đầu vào có chứa hàm lượng cao các chất ô nhiễm, cộng với là nhiều vi khuẩn/virus.

Bể khử trùng là gì?

Bể khử trùng (có tên tiếng anh là Disinfection tank hay Antiseptic tank) là loại bể được dùng để khử trùng nước thải. Trong một hệ thống xử lý nước thải, bể khử trùng thường xếp ở vị trí sau cùng. Do đó, sau khi nước thải đi qua bể khử trùng chúng sẽ được loại bỏ các loại virus/vi khuẩn gây bệnh cũng như cân bằng lại độ pH trước khi được thải ra môi trường hoặc tái sử dụng, đảm bảo nước thải đầu ra đạt chuẩn QCVN của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

01 be khu trung
Bể khử trùng (Antiseptic tank).

3 phương pháp khử trùng nước thải

Về cơ bản, có 3 phương pháp khử trùng được sử dụng trong các hệ thống xử lý nước thải tại chỗ, đó là: khử trùng bằng clo, khử trùng bằng bức xạ tia cực tím và khử trùng bằng ozone. Nhìn chung, khử trùng bằng clo và bức xạ tia cực tím thường được áp dụng phổ biến hơn cho các hệ thống xử lý nước thải, còn phương pháp khử trùng bằng ozone bị hạn chế hơn do yêu cầu khá cao về công nghệ.

Những hệ thống xử lý nước thải nào cần có bể khử trùng?

Bể khử trùng là yếu tố cần thiết phải có ở những hệ thống xử lý nước thải để xử lý lý các loại nước thải đầu vào có chứa hàm lượng cao các chất ô nhiễm, cộng với là nhiều vi khuẩn/virus như E. coli, Mycobacteria, Salmonella, Streptococcus, giun móc,… có thể gây ra bệnh cho con người. Điển hình là các hệ thống xử lý nước thải như:

  • Nước thải có chứa độ màu cao như: Hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm, nước thải mực in.
  • Nước thải có chứa Amonia, BOD, COD… dễ phân hủy sinh học như: Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, tòa nhà, bệnh viện, cơ sở y tế, nhà máy sản xuất.
  • Nước thải có chứa hàm lượng cao các chất ô nhiễm hữu cơ dễ phân hủy sinh học (BOD/COD>0,5) như: Hệ thống xử lý nước thải chế biến thực phẩm, chế biến thủy sản (tôm, cá, mực…).
  • Hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi heo (mong muốn tái sử dụng nước thải sau xử lý).

Bên cạnh đó, các hệ thống xử lý nước thải hóa dầu và lọc dầu (bao gồm dầu, mỡ Phenol, Amoniac, chất rắn lơ lửng…), nước thải của nhà máy điện, nước thải từ quy trình khai thác dầu khí, nước thải từ quá trình khai thác mỏ… cũng cần có bể khử trùng để xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường.

Ví dụ: QCVN 28:2010/BTNMT – QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ NƯỚC THẢI Y TẾ quy định các thông số ô nhiễm đầu ra của nước thải, trong đó có các thông số liên quan đến giới hạn của vi khuẩn (thuộc xử lý của bể khử trùng):

TT Thông số Đơn vị Giá trị C
A B
1 pH 6,5 – 8,5 6,5 – 8,5
2 BOD5 (200C) mg/l 30 50
3 COD mg/l 50 100
4 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 50 100
5 Sunfua (tính theo H2S) mg/l 1,0 4,0
6 Amoni (tính theo N) mg/l 5 10
7 Nitrat (tính theo N) mg/l 30 50
8 Phosphat (tính theo P) mg/l 6 10
9 Dầu mỡ động thực vật mg/l 10 20
10 Tổng hoạt độ phóng xạ α Bq/l 0,1 0,1
11 Tổng hoạt độ phóng xạ β Bq/l 1,0 1,0
12 Tổng coliforms MPN/ 100ml 3000 5000
13 Salmonella Vi khuẩn/ 100ml KPH KPH
14 Shigella Vi khuẩn/ 100ml KPH KPH
15 Vibrio cholerae Vi khuẩn/ 100ml KPH KPH

Hóa chất được dùng tại bể khử trùng và cách sử dụng

Quá trình khử trùng nước thải thường áp dụng hóa chất. Một số hóa chất được dùng tại bể khử trùng như:  Clo (Cl), Brom (Br), iot (I), Clo Dioxit (ClO₂), Axit Hypoclorit (HClO) và muối của nó, Ozone (O₃), Kali Pemanganat (KMnO₄), Hydro Peroxit (H2O2). Trong đó, có 2 hợp chất chứa Clo (Chlorine) thường được sử dụng nhiều nhất tại bể khử trùng là Canxi Hypoclorit – Ca(ClO)₂ (chất rắn) và Natri Hypoclorit – NaClO (chất lỏng) vì chúng có khả năng loại bỏ vi khuẩn/virus gây bệnh hiệu quả hơn các hợp chất cũng như phương pháp xử lý khác. Hơn thế, khử trùng nước thải bằng Clo còn giúp:

  • Giảm mùi hôi của nước thải.
  • Phá hủy các hợp chất Phenol và Xyanua.
  • Hạn chế bùn trương phồng.
  • Xử lý Amoniac.
  • Giảm dầu mỡ, cặn bã.
02 be khu trung
Canxi Hypoclorit – Ca(ClO)₂ (chất rắn – dạng bột).

Theo TCVN 7957:2008, liều lượng Clo hoạt tính dùng để khử trùng được quy định cho từng trường hợp như sau:

  • Nước thải sau quá trình xử lý cơ học: 10g/m3.
  • Nước thải sau quá trình xử lý sinh học hoàn toàn: 3g/m3.
  • Nước thải sau quá trình xử lý sinh học không hoàn toàn: 5g/m3.

Để pha Clorin khử trùng nước thải, ta áp dụng công thức:

m = [( C1 x V1)/C2] x 1000

Trong đó:

  • m: lượng hóa chất Clorin cần dùng để pha (g).
  • C1: nồng độ dung dịch Clo cần pha (%).
  • V1: thể tích dung dịch cần pha (L).
  • C2: nồng độ hợp chất chứa Clo ban đầu (Clorin 90%, Clorin 70%, Cloramin B 25%…)

Ví dụ cụ thể:

Khi cần pha 20 lít dung dịch Clo có nồng độ Clo hoạt tính 0,5% từ bột Ca(ClO)₂ 70% hoạt tính (Clorin 70%), ta có:

m20 = [(0.5 x 20)/70] x 1000 ≈ 143 gram

Kết luận: Cần sử dụng 143gram Ca(ClO)₂ 70% hòa tan vào 20 lít nước sạch để có được 20 lít dung dịch Clo 0,5%.

Vì các hợp chất chứa Clo đều có tính oxy hóa mạnh, do đó khi sử dụng hợp chất này cần trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ và lưu ý:

  • Không kết hợp các loại Clo khác nhau để sử dụng cùng lúc.
  • Không hít trực tiếp dung dịch.
  • Không tiếp xúc với Clo bằng tay không.
  • Không kết hợp Clo với các chất bổ sung.
  • ..v..v…

Tham khảo: Xử lý nước thải phòng khám

Hy vọng các chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về bể khử trùng cũng như cách sử dụng hóa chất chứa Clo cho bể khử trùng. Ngoài ra, nếu bạn cần tìm hiểu thêm về các giải pháp sinh học trong xử lý nước thải để giảm Amonia, Nitơ, BOD, COD… hãy liên hệ ngay đến Biogency qua Hotline 0909 538 514, chúng tôi sẽ nhanh chóng hỗ trợ!

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký