Khí độc là một trong những mối lo ngại hàng đầu của bà con nuôi tôm, bởi nó gây ra nhiều tác động xấu đến sự phát triển và chất lượng tôm khi thu hoạch. Thậm chí, khí độc tăng cao còn làm tôm chết hàng loạt gây tổn thất nặng về kinh tế cho bà con. Do đó, câu hỏi “Làm thế nào để kiểm soát khí độc trong ao nuôi tôm?” luôn được nhiều bà con nuôi tôm quan tâm. Hãy cùng xem giải pháp dưới đây của Biogency.
Các nội dung chính
Khí độc trong ao nuôi tôm hình thành như thế nào?
Trong ao nuôi tôm thường xuất hiện 3 loại khí độc chính là NH3, NO2 và H2S. Khí độc trong ao nuôi tôm hình thành phần lớn là do chất lượng nước nuôi xấu, mà nguyên nhân xuất phát chủ yếu từ thức ăn thừa, phân tôm, tảo tàn… nhưng không được xử lý kỹ. Tuy nhiên, đối với mỗi loại khí độc khác nhau, nguyên nhân hình thành của chúng cũng khác nhau. Cụ thể là:
- Đối với khí độc NH3: Nguồn gốc hình thành là do đạm trong thức ăn thừa của tôm gây ra. Khi bà con cho tôm ăn, tỷ lệ đạm trong thức ăn thường ở mức cao (từ 30-50% tùy vào giai đoạn phát triển của tôm), tôm không ăn hết lượng thức ăn (thường chỉ hấp thu được khoảng 30% trên tổng lượng thức ăn được đánh xuống ao) sẽ dư thừa và thải vào môi trường nước. Lượng đạm trong thức ăn dư thừa qua quá trình phân hủy của vi sinh vật sẽ tạo thành khí độc NH3 gây hại cho tôm. Bên cạnh đó, xác tôm chết, xác tảo và phân tôm khi phân hủy cũng sẽ tạo ra một lượng đạm đáng kể – góp phần làm gia tăng khí độc NH3 trong ao nuôi.
- Đối với khí độc NO2: Nguồn gốc hình thành bắt nguồn từ NH3. Khi NH3 bị vi khuẩn phân hủy sẽ tạo thành NO2. Hoặc NO2 cũng có thể hình thành do hàm lượng oxy hòa tan trong ao bị thấp, khiến quá trình Nitrat hóa trong ao nuôi tôm xảy ra chậm (NO2- không thể chuyển hóa thành NO3-) làm lượng khí độc NO2 trong ao nuôi tôm tăng cao gây hại cho tôm.
- Đối với khí độc H2S: Khác với NH3 và NO2, khí độc H2S hình thành chủ yếu do chủng vi khuẩn khử Sunfat phân hủy các hợp chất hữu cơ trong điều kiện không có oxy, hoặc do lớp bùn đáy ao nuôi tôm quá dày làm xảy ra quá trình phân hủy kỵ khí ở tầng đáy ao, khiến khí độc H2S phát sinh.
Tham khảo: Các loại khí độc trong ao và cách xử lý
Ảnh hưởng của khí độc đối với tôm
Khí độc là một trong những mối lo ngại hàng đầu của bà con nuôi tôm, bởi nó gây ra nhiều tác động xấu đến sự phát triển của tôm, điển hình là:
- Khí độc gây cản trở quá trình lấy oxy của tôm làm tôm hô hấp kém. Chưa kể đến là khi tôm không lấy được oxy hòa tan trong nước, chúng sẽ phải nổi lên mặt nước để tìm kiếm oxy dễ khiến bị tác động từ ánh sáng và môi trường.
- Khí độc làm tôm bị stress, giảm khả năng linh hoạt, giảm sức đề kháng, bơi yếu, dễ nhiễm khuẩn và chậm tăng trưởng.
- Nếu tôm tiếp xúc với khí độc trong thời gian dài hoặc nồng độ khí độc cao dễ dẫn đến chết hàng loạt.
- Khí độc còn làm giảm nhanh chất lượng nước, tạo điều kiện thuận lợi cho tảo phát triển gây thiếu oxy hàng loạt trên toàn bộ ao nuôi.
Đối với khí độc NH3 và NO2, chỉ mất khoảng 1 tháng kể từ lúc xuất hiện để đạt đến ngưỡng gây độc cho tôm, khiến tôm chết hàng loạt và gây thiệt hại nặng về kinh tế của bà con, do đó trong suốt quá trình nuôi bà con cần có biện pháp kiểm soát khí độc trong ao nuôi tôm và kịp thời xử lý trước khi quá muộn.
Cách kiểm soát khí độc trong ao nuôi tôm hiệu quả bằng chế phẩm sinh học
Việc đầu tiên cần làm để kiểm soát khí độc trong ao nuôi tôm hiệu quả là bà con cần phải kiểm tra khí độc thường xuyên. Trên thị trường hiện nay có bộ test kit Sera NO2 và NH4/NH3 rất thuận tiện cho bà con khi muốn kiểm tra khí độc NO2, NH3 nhanh, ngay tại ao.
Cách dùng test kit Sera NO2 như sau:
- Làm sạch lọ thủy tinh.
- Lắc đều chai thuốc thử.
- Đổ vào lọ 5ml nước cần test chỉ số NO2.
- Nhỏ vào lọ 5 giọt thuốc thử 1 và 5 giọt thuốc thử 2.
- Đóng nắp lọ và lắc đều, chờ 3-5 phút sau đó so màu kết quả theo bảng dưới đây:
Lưu ý: Nếu kết quả test > 5,0 mg/l cần pha loãng mẫu nước, sau đó test lại. Sau khi có kết quả test, cần nhân với tỷ lệ pha loãng để ra nồng độ khí độc đúng của mẫu nước.
Cách dùng test kit Sera NH4/NH3 như sau:
- Làm sạch lọ thủy tinh.
- Lắc đều chai thuốc thử.
- Đổ vào lọ 5ml nước cần test chỉ số NH3.
- Nhỏ vào lọ 6 giọt thuốc thử 1, đóng nắp và lắc đều.
- Tiếp tục nhỏ vào lọ 6 giọt thuốc thử 2, đóng nắp và lắc đều.
- Tiếp tục nhỏ vào lọ 6 giọt thuốc thử 3, đóng nắp và lắc đều.
- Chờ 5 phút sau đó so màu kết quả theo bảng dưới đây:
Đối chiếu giá trị NH4+ thu được với giá trị pH theo bảng dưới đây để kiểm tra độc tố NH3 của mẫu nước:
Sau khi kiểm tra và biết được nồng độ khí độc trong ao, bà con sẽ tiến hành xử lý. Hiện nay, kiểm soát khí độc trong ao nuôi tôm bằng chế phẩm sinh học đang được hầu hết bà con ưa chuộng vì khả năng xử lý khí độc nhanh và không gây ra tác dụng phụ cho ao nuôi tôm cũng như người sử dụng.
Tùy vào mức độ của khí độc, bà con sẽ áp dụng những liệu trình xử lý để kiểm soát khí độc trong ao nuôi tôm khác nhau:
- Nếu khí độc <= 5mg/l: Bà con chỉ cần sử dụng 1,5 chai AQUA N1 (1500ml), đánh 3 lần xuống ao nuôi, sau đó duy trì đánh định kỳ 3 ngày/lần/250ml là sẽ có thể kiểm soát khí độc trong ao nuôi tôm đến cuối vụ nuôi.
- Nếu khí độc > 5mg/l: Bà con cần cấp cứu cho tôm ngay bằng cách sử dụng 200ml Bio-Choice AQUA cho 1000m3 nước, đánh 2 lần. Sau đó sử dụng AQUA N1 như liều lượng ở trên để kiểm soát khí độc không tăng trở lại.
- Chi tiết về cách sử dụng chế phẩm sinh học để kiểm soát khí độc trong ao nuôi tôm vui lòng liên hệ Biogency qua Hotline 0909 538 514 để được hướng dẫn.
Bà con hoàn toàn có thể ngăn ngừa sự xuất hiện của khí độc NH3, NO2 cũng như H2S xuất hiện trong ao nuôi tôm bằng cách giữ gìn nước nuôi thật sạch, xi phông đáy ao thường xuyên và định kỳ sử dụng men vi sinh để kiểm soát khí độc trong ao nuôi tôm cũng như chất lượng nước luôn đảm bảo. Cần tư vấn thêm bà con vui lòng liên hệ Biogency qua Hotline 0909 538 514, chúng tôi sẽ tận tình giải đáp.
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh