Bieu hien tom bi stress va bien phap xu ly hieu qua

Biểu hiện tôm bị stress và biện pháp xử lý hiệu quả

Stress không chỉ xuất hiện ở con người, bà con nuôi tôm lâu năm sẽ biết rằng tôm cũng có thể bị stress, thậm chí đây là tình trạng khá thường gặp. Liệu tình trạng này có nguy hiểm hay không? Mời bà con tham khảo ngay bài viết của Biogency để biết được đâu là nguyên nhân dẫn tới việc tôm bị stress, nó sẽ biểu hiện thông qua dấu hiệu nào và biện pháp xử lý ra sao!

Tôm bị stress là gì?

Theo định nghĩa, stress là phản ứng của cơ thể trước tác động của những yếu tố bất lợi từ bên trong cơ thể lẫn bên ngoài môi trường. Đối với thủy sản cũng vậy. Có thể hiểu đây là trạng thái mất cân bằng nội mô của cơ thể, toàn bộ năng lượng của cơ thể tôm đều được huy động sử dụng để vượt qua trạng thái stress, khiến chúng phải tiêu tốn rất nhiều năng lượng. Từ đó khiến cho cơ thể tôm gầy yếu, giảm tốc độ tăng trọng, thậm chí có thể chết, gây hao hụt sản lượng mùa vụ.

Tôm thường bị stress khi những tác nhân ngoại cảnh xuất hiện ngày càng nhiều, cơ thể tôm không duy trì được cân bằng nội mô, lúc này chúng sẽ rơi vào trạng thái stress và phải trải qua quá trình stress để có thể thích nghi được với ngoại cảnh mới.

Tom la loai dong vat nhay cam nen rat de bi stress
Tôm là loài động vật nhạy cảm nên rất dễ bị stress.

Trên thực tế, không phải lúc nào stress cũng gây hại cho tôm. Trong một số trường hợp, con người còn chủ động khai thác yếu tố stress để kích thích tôm sinh sản nhiều và sớm hơn, nhằm tăng năng suất và sản lượng. Để làm được điều này, người nuôi tôm sẽ tiến hành bổ sung axit amin, thuốc bổ, khoáng chất,… hoặc bố trí ánh sáng phù hợp về màu sắc, cường độ, thời gian chiếu sáng,… cho trang trại nuôi.

Nguyên nhân khiến tôm bị stress

Vì tôm là loài động vật rất nhạy cảm với tác động của ngoại cảnh nên có khá nhiều nguyên nhân khiến chúng bị stress. Tiêu biểu có thể kể đến:

  • Thời tiết, khí hậu đột ngột thay đổi: trời nắng gắt kéo dài hoặc âm u, mưa nhiều ngày,…
  • Thả tôm sai cách hoặc thả vào thời điểm không phù hợp. (tham khảo cách thả tôm giống an toàn)
  • Nguồn hoặc liều lượng thức ăn đột ngột thay đổi, không thích hợp với tôm.
  • Chất lượng nước kém, chẳng hạn như độ pH quá cao hoặc quá thấp (tham khảo cách tăng giảm PH phù hợp), thiếu oxy, nồng độ khí độc (H2S, NO2, NH3) tăng cao vượt ngưỡng, chất rắn lơ lửng hoặc hàm lượng kim loại trong nước cao,…
  • Lạm dụng xử lý nước bằng hóa chất, thuốc diệt khuẩn quá liều.
  • Tôm bị nhiễm bệnh do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng,…
  • Mật độ nuôi quá dày hoặc nuôi ghép khiến tôm bị thay đổi môi trường sống.
  • Cũng có thể do tôm bị sốc sau quá trình vận chuyển và nuôi nhốt.
Mat do nuoi qua day la mot trong nhung nguyen nhan khien tom bi stress
Mật độ nuôi quá dày là một trong những nguyên nhân khiến tôm bị stress.

Trên đây là một số nguyên nhân khiến tôm dễ bị stress. Để biết được chính xác nguyên nhân, bà con nhớ thường xuyên quan sát tôm kỹ lưỡng, đồng thường định kỳ kiểm tra chất lượng môi trường ao nuôi để phát hiện ra vấn đề kịp thời.

Biểu hiện tôm bị stress

Cũng tương tự như ở con người, tác động của stress đối với tôm diễn ra khá thầm lặng nhưng để lại tác hại rất nguy hiểm. Khi bị stress, cơ thể tôm sẽ bị rối loạn trao đổi chất, giảm hấp thu và thiếu hụt khoáng chất. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến tôm dễ nhiễm bệnh và chết hàng loạt.

Bà con cần lưu ý một số biểu hiện sau đây ở tôm, rất có thể chúng là những dấu hiệu cho thấy đàn tôm đang bị stress:

  • Tôm giảm ăn dần, thậm chí bỏ ăn.
  • Cơ thể tôm chuyển sang màu sắc bất thường như màu tím nhạt, hồng nhạt hoặc đậm màu hơn so với bình thường.
  • Tôm có thể xuất hiện tình trạng cong thân, đục cơ.
Tom bi stress co the xuat hien tinh trang duc co
Tôm bị stress có thể xuất hiện tình trạng đục cơ.

Một điều nữa bà con lưu ý, hiện tượng tôm bị stress thường xuất hiện nhiều ở các ao nuôi tôm thâm canh. Vì vậy các hộ nuôi tôm theo hình thức thâm canh nhớ để ý quan sát tôm thường xuyên và kỹ hơn.

Cách xử lý tôm bị stress

Tôm bị stress là tình trạng khá phổ biến, nhưng không vì thế mà bà con được lơ là không xử lý. Việc stress kéo dài hoàn toàn có thể khiến đàn tôm của bà con chết hàng loạt, gây thất thoát nghiêm trọng.

Để có biện pháp xử lý hiệu quả, điều quan trọng nhất là bà con phải xác định được nguyên nhân gây stress, từ đó mới tiến hành thực hiện những công tác điều trị phù hợp.

Trong những yếu tố gây stress cho tôm, nhiệt độ nước là yếu tố khó kiểm soát nhất (đối với những hộ nuôi tôm ngoài trời). Nhiệt độ nước trong ao sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi thời tiết. Vì vậy khi thấy có sự biến động nhiệt như trời quá nóng hoặc quá lạnh, bà con cần lưu ý điều chỉnh lại nhiệt độ nước ao để tránh làm tôm bị sốc dẫn tới stress.

Tham khảo: Những biện pháp chống nóng cho tôm

Đồng thời, cách tốt nhất vẫn là phòng ngừa thay vì đợi đến khi tôm có những dấu hiệu stress rõ ràng mới bắt đầu xử lý. Bà con tham khảo ngay những cách phòng ngừa stress cho tôm do Biogency tổng hợp dưới đây!

Cách phòng ngừa stress cho tôm

Nuôi tôm thâm canh dễ gặp tình trạng tôm bị stress, vì vậy trong quá trình nuôi bà con lưu ý thực hiện những điều sau để ngăn việc hình thành tác nhân gây stress cho đàn tôm trong ao.

  • Ngay từ đầu cần chọn tôm giống khỏe, đã qua kiểm dịch, được cung cấp bởi đơn vị uy tín. (tham khảo cách chọn tôm giống)
  • Luôn thực hiện đúng những quy trình kỹ thuật trong nuôi tôm, cụ thể như thả tôm vào thời điểm thích hợp (trời mát, không có biến động thời tiết,…), thả với mật độ vừa phải,…
  • Quá trình vận chuyển cần được thực hiện cẩn thận, tránh làm tôm bị sốc.
  • Khi có sự biến động về thời tiết (nắng nóng, mưa giông,…) cần chủ động thực hiện một số việc sau:
    • Che lưới chống nắng cho ao tôm khi trời nắng nóng kéo dài.
    • Tăng cường chạy quạt nước cho tôm để cung cấp đủ oxy trong ao.
    • Điều chỉnh liều lượng thức ăn phù hợp, tránh để dư thừa hoặc tránh tình trạng phân sống làm nước ao ô nhiễm. (Tham khảo cách nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn cho tôm)
    • Hạn chế sử dụng sàng/vó kiểm tra, tôm dễ bị sốc, đục cơ và chết.
    • Tăng cường bổ sung khoáng chất cho tôm, vitamin C, men vi sinh,… để tôm nâng cao sức đề kháng. (tham khảo: Cách tăng sức đề kháng cho tôm)
  • Thường xuyên theo dõi những thông số biến động môi trường như độ pH, độ mặn, nhiệt độ, khí độc (NH3, NO2, H2S) để kiểm soát kịp thời.
  • Chỉ sử dụng hóa chất, thuốc diệt khuẩn, kháng sinh trong trường hợp cần thiết. Không lạm dụng, không dùng quá liều hoặc dùng những loại hóa chất bị cấm. Ngoài ra cũng cần bảo quản hóa chất đúng cách.
  • Theo dõi, kiểm tra mật độ khuẩn trong ao thường xuyên và định kỳ sử dụng thuốc diệt khuẩn phù hợp. Bà con có thể tham khảo thêm những lưu ý dùng thuốc diệt khuẩn trong nuôi tôm mà Biogency đã đề cập rất chi tiết ở bài viết trước.
  • Đặc biệt đừng quên sử dụng men vi sinh định kỳ để xử lý nước và trộn vào thức ăn cho tôm tăng sức đề kháng, khỏe mạnh, lớn nhanh, hạn chế bị stress.

Cac dong san pham men vi sinh Microbe Lift chuyen dung trong xu ly nuoc ao nuoi giup mang lai moi truong ly tuong cho tom phat trien

Bà con tham khảo sử dụng 3 dòng sản phẩm men vi sinh chuyên xử lý nước ao của thương hiệu Microbe-Lift do Biogency phân phối độc quyền. Định kỳ sử dụng các sản phẩm này không những giúp cho ao nuôi sạch, cân bằng các chỉ số môi trường, đặc biệt còn đảm bảo tiêu chí an toàn, có thể dùng xuyên suốt mùa vụ mà không gây ảnh hưởng tới con người, vật nuôi và môi trường.

3 dòng sản phẩm bao gồm:

Men vi sinh Microbe-Lift DFM dùng để trộn vào thức ăn, hỗ trợ tôm ăn khỏe, tăng sức đề kháng.

Ngoài ra không thể bỏ qua sản phẩm men vi sinh Microbe-Lift DFM mà Biogency giới thiệu trên đây. Trộn đều men vi sinh vào thức ăn, cho tôm ăn xuyên suốt vụ nuôi để tôm tăng cường sức đề kháng, giảm thiểu bệnh tật, tôm ăn ngon và sinh trưởng khỏe mạnh sẽ giảm đáng kể nguy cơ bị stress.

Thực hiện đúng theo những hướng dẫn trên đây của Biogency, bà con sẽ nhận thấy sức khỏe tôm tốt hơn và tình trạng tôm bị stress giảm thiểu rõ rệt. Bà con hãy luôn nắm vững kiến thức về vấn đề này để phòng ngừa và xử lý kịp thời. Nếu bà con cần hỗ trợ thêm từ chuyên gia, vui lòng liên hệ Hotline 0909 538 514 để được tư vấn miễn phí.

Tài liệu tham khảo:

  1. Tìm hiểu về tôm nuôi bị stress – Sở Nông nghiệp và PTNT (tiengiang.gov.vn)
  2. Phòng ngừa stress trên thủy sản – Tạp chí Thủy sản Việt Nam (thuysanvietnam.com.vn)

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký