Ngành mỹ phẩm đang là một ngành hàng nổi bật với nhu cầu trên thị trường ngày càng cao. Đi đôi với sự phát triển đó chính là lượng nước thải mỹ phẩm thải ra môi trường ngày càng lớn. Chính vì lý do đó mà công tác xử lý nước thải mỹ phẩm cần được đẩy mạnh thực hiện. Hãy cùng tìm hiểu về quá trình xử lý nước thải mỹ phẩm trong bài viết dưới đây.
Các nội dung chính
Nước thải mỹ phẩm phát sinh do đâu?
Nước thải mỹ phẩm là loại nước thải phát sinh ra sau quá trình pha chế hóa chất, đóng gói, chiết rót hay gọi chung là quá trình sản xuất mỹ phẩm. Bên cạnh đó, nước thải mỹ phẩm còn xuất phát từ nguồn nước dùng để vệ sinh thiết bị hoặc trong quá trình sinh hoạt của công nhân làm việc tại nhà máy sản xuất mỹ phẩm.
Vì sao cần xử lý nước thải mỹ phẩm?
Thành phần của nước thải mỹ phẩm chứa những chất gây ô nhiễm môi trường
Trên thị trường có rất nhiều sản phẩm mỹ phẩm với nguyên liệu và mục đích sử dụng khác nhau. Cùng với đó là những thành phần chính trong nguyên liệu dùng để sản xuất mỹ phẩm có khả năng gây ô nhiễm môi trường, có thể kể đến như:
- Các loại dầu như dầu oliu, dầu dừa, dầu Parafin NAS-4,…
- Một số loại acid béo như Lauric, Erucic, Stearic, Distilled Palm,…
- Những chất hoạt động bề mặt như APG, ALS, AES,…
- Các chất phụ gia như Carbonate Silicate, Polyphosphate, Aratone, Osiric,…
Ngoài ra, các sản phẩm mỹ phẩm đều cần có tính thẩm mỹ và hình thức, vì vậy nhà sản xuất còn sử dụng thêm các chất tạo màu, muối khoáng, chất tẩy trắng, chất tạo mùi hương hay chất hoạt tính khác.
Nhìn chung, trong nước thải mỹ phẩm chứa chủ yếu là các chất hóa học, trong đó bao gồm những chất hoạt động bề mặt, hóa chất, cặn lơ lửng từ một số loại nguyên phụ liệu. Bảng dưới đây là số liệu cụ thể về thông số ô nhiễm của nước thải mỹ phẩm:
STT | Thông số | Đơn vị | Giá trị đầu vào | QCVN 40: 2011/BTNMT | |
Cột A | Cột B | ||||
1 | pH | – | 2.5 – 5 | 6-9 | 5.5 – 9 |
2 | TSS | mg/l | 300 – 500 | 50 | 100 |
3 | BOD | mg/l | 4000 – 6000 | 30 | 50 |
4 | COD | mg/l | 10000 – 17000 | 75 | 150 |
5 | SO4^2 | mg/l | 700 – 900 | ||
6 | Tổng Nitơ | mg/l | 200 – 400 | 20 | 40 |
7 | Tổng Photpho | mg/l | 2 – 3 | 4 | 6 |
Nước thải mỹ phẩm tác động mạnh đến môi trường trong nhiều khía cạnh
Công tác xử lý nước thải mỹ phẩm nếu không được thực hiện đúng cách sẽ tác động mạnh đến nhiều khía cạnh trong môi trường như:
- Nguồn nước tự nhiên bị biến đổi về thành phần.
- Gây ra mùi hôi khó chịu, làm xấu cảnh quan môi trường.
- Đe dọa đến sự sống của các sinh vật sống dưới nước do quá trình oxy hòa tan vào nguồn nước tự nhiên bị ảnh hưởng.
- Gây ra hiện tượng phú nhưỡng do hàm lượng Photpho cao.
Có thể nhận thấy rằng, nước thải từ ngành mỹ phẩm gây ra rất nhiều tác hại đến với môi trường tự nhiên. Thách thức hàng đầu trong việc xử lý nước thải mỹ phẩm chính là chúng có sự thay đổi về thành phần. Do đó, quá trình xử lý nước thải mỹ phẩm đòi hỏi rất cao về kỹ thuật và khả năng làm việc hiệu quả.
Tham khảo: Xử lý nước thải sinh hoạt đạt chuẩn
Quy trình xử lý nước thải mỹ phẩm
Thực tế, tùy vào điều kiện, tình trạng nước thải mà các cơ sở sẽ có phương án xử lý nước thải mỹ phẩm phù hợp. Thế nhưng, thông thường, quy trình xử lý nước thải mỹ phẩm sẽ được thực hiện như sau:
- Song chắn rác: Nước thải được thu gom thông qua song chắn rác để lọc và giúp cho hệ thống xử lý phía sau không bị gặp phải tình trạng tắc nghẽn. Phần rác được lọc sẽ đọng lại song chắn và được thu gom, xử lý theo những phương pháp phù hợp.
- Bể điều hòa: Tại đây, nước thải được ổn định về nồng độ và lưu lượng của những chất gây ô nhiễm.
- Bể tuyển nổi: Sử dụng thiết bị thổi khí trong bể, đồng thời tại bể tuyển nổi, ,ột phần của các chất hoạt động bề mặt và cặn lơ lửng có trong nước thải mỹ phẩm sẽ được loại bỏ giúp nguồn nước sạch hơn.
- Bể keo tụ tạo bông: Các chất hóa keo tụ tạo bông được cho vào bể nhằm giúp kết dính những hạt keo có trong nước thành các bông bùn với kích thước và trọng lượng lớn. Lúc đó, chúng sẽ dễ dàng để tách ra khỏi nguồn nước hơn.
- Bể lắng I: Quá trình lắng cặn tại bể lắng I được diễn ra tốt hơn nhờ vào giai đoạn keo tụ tạo bông trước đó. Bên cạnh đó, bùn cặn sau khi đã lắng sẽ được đưa đến bể chứa bùn. Phần nước thải còn lại nổi lên sẽ được chuyển đến bể UASB (bể xử lý sinh học kỵ khí).
- Bể UASB: Tại bể này, ứng dụng hoạt động của các sinh vật kỵ khí để thực hiện quá trình xử lý sinh học. Lúc này, những chất hoạt động bề mặt và chất hữu cơ phức tạp được cắt mạch rồi phân hủy thành những chất vô cơ đơn giản hơn. Quá trình này giúp giảm thiểu hàm lượng những chất hữu cơ gây ô nhiễm tồn tại trong bể. Ngoài ra, bể UASB còn có khả năng khử Nitơ và Photpho.
- Bể Aerotank (bể sinh học hiếu khí): Tại bể xử lý sinh học kỵ khí, những chất hữu cơ có thể chưa xử lý được triệt để và vẫn còn tồn tại trong nước thải với lượng lớn. Do đó, nước thải mỹ phẩm sẽ được đưa đến bể Aerotank để ứng dụng các vi sinh vật hiếu khí cho quá trình phân hủy. Cần lưu ý rằng, để vi sinh vật hiếu khí hoạt động thì điều kiện cơ bản chính là cung cấp oxy liên tục cho bể bằng cách sục khí hay sử dụng bơm.
- Bể lắng II: Quá trình lắng cặn sinh học được diễn ra tại đây. Một phần bùn lắng ở bể được chuyển đến bể Aerotank, phần còn lại được đưa đến bể chứa bùn để xử lý chuyên biệt. Phần nước trong nổi lên ở bể lắng II là nước thải mỹ phẩm đã đạt tiêu chuẩn xử lý và có thể xả đến nguồn tiếp nhận.
Để thúc đẩy hiệu quả xử lý nước thải mỹ phẩm, có thể tham khảo sử dụng kết hợp với sản phẩm men vi sinh Microbe-Lift IND với khả năng xử lý chất hữu cơ cùng với nồng độ BOD, COD, TSS trong nước thải. Ngoài ra, sử dụng men vi sinh Microbe-Lift IND tại bể Aerotank còn tăng cường khả năng phân hủy những chất phức tạp trong nước thải như Benzene-, Toluene-, hay Xylene-, đồng thời hỗ trợ phân hủy sinh học trong toàn hệ thống xử lý nước thải.
Tham khảo: Xử lý nước thải chế biến thực phẩm
Việc xử lý nước thải mỹ phẩm đạt chuẩn sẽ góp phần lớn trong công tác bảo vệ môi trường tự nhiên, nâng cao chất lượng cuộc sống. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về xử lý nước thải mỹ phẩm, cũng như giải quyết các vấn đề phát sinh khi xử lý nước thải, hãy liên hệ ngay đến hotline 0909 538 514 để được hỗ trợ và tư vấn.
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh