Bảo trì hệ thống xử lý nước thải đúng quy trình gồm những bước cụ thể nào để đảm bảo quá trình vận hành diễn ra thông suốt, hạn chế tối đa các sự cố ngoài ý muốn. Cùng Biogency tìm hiểu ngay.
Các nội dung chính
Quy trình bảo trì hệ thống xử lý nước thải
Bảo trì hệ thống xử lý nước thải là công đoạn vô cùng quan trọng, cần thực hiện thường xuyên và đúng quy trình để đảm bảo hệ thống luôn được duy trì ổn định, đồng thời chủ động phòng tránh các sự cố hỏng hóc. Dưới đây là quy trình các bước bảo trì hệ thống xử lý nước thải cơ bản nhất:
Kiểm tra bảng điều khiển, tủ điện
Tủ điều khiến ví như bộ não của toàn hệ thống, có vai trò điều khiển các thiết bị dễ dàng, chính xác và thuận tiện. Do đó đây là khu vực cần kiểm tra đầu tiên, liên tục để đảm bảo tình trạng hoạt động của thiết bị cũng như đáp ứng yêu cầu an toàn điện.
Quy trình kiểm tra bảng điều khiển, tủ điện như sau:
- Đo đạc, kiểm tra, theo dõi các thông số cho điện áp, dòng điện, khả năng cách điện,… phát hiện kịp thời các sự cố.
- Đo độ ồn của hệ thống và các máy móc, đảm bảo không vượt mức cho phép là 80dB.
- Đảm bảo các thiết bị điện có độ cách điện điện từ 0,1M.
- Đảm bảo điện áp khi điều chỉnh không vượt quá 10% so với mức quy định trên máy, chỉ số sụt áp không quá 2%/100V.
- Tiến hành vệ sinh sạch sẽ các máy móc, thiết bị để đảm bảo quá trình tản nhiệt, giải nhiệt nhanh chóng, dễ dàng.
Bảo dưỡng hệ thống đường ống
Bước tiếp theo trong quy trình bảo trì hệ thống xử lý nước thải là kiểm tra hệ thống đường ống, đảm bảo các ống vẫn sử dụng tốt, không có dấu hiệu bị mài mòn. Cụ thể các bước gồm:
- Kiểm tra các van khóa, mở trên đường ống, các van 1 chiều tại các hố bơm. Điều này giúp hệ thống đường ống dẫn nước luôn được thông suốt, tránh bị tắc nghẽn.
- Kiểm tra các đường ống có bị rò rỉ nước, hóa chất hay khí không.
- Kiểm tra phụ kiện của đường ống có đang hoạt động bình thường không.
- Dùng bơm áp lực để xịt rửa cho các thiết bị và đường ống.
Bảo trì máy bơm nước thải
Máy bơm nước thải cần được kiểm tra chi tiết các bộ phận, nếu có dấu hiệu mài mòn cần tiến hành sửa chữa. Ngoài ra bạn cần tiến hành thêm các bước sau:
- Định kỳ kiểm tra, vệ sinh sạch sẽ bơm và guồng bơm.
- Châm dầu nhớt định kỳ.
- Kiểm tra, sửa chữa, thay thế lại các phụ kiện bị hư hỏng.
- Kiểm tra dây điện đấu vào máy và các thông số điện có liên quan như điện trở, hiệu điện thế,…
- Đo độ cách điện của bơm (pha với pha, pha với vỏ bơm). Tiến hành khắc phục ngay nếu phát hiện bơm bị rò rỉ điện.
- Kiểm tra các chỗ rỉ sắt của bơm và tiến hành sơn lại nếu có.
Kiểm tra bơm định lượng, bồn hóa chất
Đường ống đầu hút và đầu đẩy của bơm cần được vệ sinh định kỳ hàng tháng để tránh tắc nghẽn đường ống. Bên cạnh đó bồn hóa chất cần được kiểm tra, thay thế hoặc gia cố khi phát hiện nứt vỡ, rò rỉ.
Bảo dưỡng máy thổi khí
Máy thổi khí là thiết bị không thể thiếu giúp cung cấp khí oxy cho sinh vật yếm khí giai đoạn phân hủy các chất hữu cơ diễn ra nhanh hơn. Các bước bảo dưỡng máy thổi khí gồm:
- Định kỳ 10 ngày/lần, bơm khoảng 50g mỡ bò có khả năng chịu nhiệt 125 độ C vào từng máy.
- Định kỳ hàng tháng thay dầu nhớt mới cho máy (nên dùng loại nhớt P140). Chú ý, tra nhớt đến vạch đỏ tại mắt nhớt.
- Kiểm tra van an toàn.
- Kiểm tra sự cách điện của mô tơ.
- Kiểm tra, xiết chặt các bulon, mối nối.
- Kiểm tra sức căng của dây đai. Thay dây đai khi cần thiết.
- Kiểm tra cường độ dòng điện, điện thế.
- Kiểm tra tiếng ồn, rung động, nhiệt độ của máy.
Vệ sinh hệ thống nước thải
- Thường xuyên kiểm tra và vệ sinh giỏ tách rác tại hố ga bơm nước, tại hố thu của cụm bể xử lý.
- Đối với bể tách mỡ cần phải vệ sinh theo định kỳ 1 lần/1 tháng.
Vì sao bảo trì hệ thống xử lý nước thải cần thực hiện thường xuyên?
Không chỉ đúng quy trình, công tác bảo trì hệ thống xử lý nước thải cần được tiến hành thường xuyên sẽ mang lại những lợi ích vượt trội sau:
- Tuổi thọ của thiết bị, máy móc được kéo dài.
- Đảm bảo hệ thống được vận hành, duy trì ổn định.
- Kịp thời phát hiện các sự cố máy móc có thể bị hỏng, cần để sửa chữa hoặc thay mới, giảm thiểu nguy cơ hệ thống ngừng hoạt động, ảnh hưởng đến tiến độ xử lý.
Nếu không được quan tâm tiến hành bảo trì định kỳ, hệ thống xử lý nước thải rất dễ gặp các sự cố hỏng hóc, thậm chí nhiều doanh nghiệp đã phải chịu hậu quả nghiêm trọng.
Hy vọng qua những chia sẻ trên bạn đã nắm được quy trình bảo trì hệ thống xử lý nước thải gồm những công đoạn nào và lý do vì sao cần bảo trì thường xuyên. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, bạn vui lòng liên hệ HOTLINE 0909 538 514, Biogency luôn sẵn sàng hỗ trợ.
>>> Xem thêm: Các dấu hiệu cho biết hệ thống xử lý nước thải bị quá tải và hướng xử lý
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh