FCR trong chăn nuôi là một chỉ số quan trọng được chủ trang trại và người quản lý chăn nuôi hết sức quan tâm. Tỷ lệ này thường được sử dụng để phân tích hiệu quả sử dụng thức ăn chăn nuôi hoặc xác định chiến lược cho ăn nhằm đạt được lợi nhuận tốt nhất. Để tìm hiểu thông tin cụ thể về khái niệm và tầm quan trọng của chỉ số này, mời bạn theo dõi bài viết sau của Biogency nhé!
Các nội dung chính
FCR trong chăn nuôi là gì?
FCR trong chăn nuôi là viết tắt của cụm từ Feed Conversion Ratio, nghĩa là tỷ lệ chuyển đổi thức ăn. Hệ số này phản ánh hiệu suất của vật nuôi thông qua chuyển đổi khối lượng thức ăn đã tiêu tốn thành sản phẩm đầu ra mong muốn, bao gồm thịt, sữa, lông,…Tức là, FCR sẽ trả lời cho câu hỏi “Khối lượng thức ăn cần để có được 1kg thịt lợn hay 10 quả trứng, 1kg tôm,… là bao nhiêu?”.
Thực tế, chỉ số FCR được chia thành rất nhiều loại. Trong đó, mỗi loại tỷ lệ chuyển đổi thức ăn lại được ứng dụng trong các trường hợp khác nhau. Cụ thể:
- FCR sinh học: Đây là hệ số cho biết tổng lượng thức ăn cần thiết để sản xuất một khối lượng sản phẩm đầu ra mong muốn.
- FCR kinh tế: Chỉ số này sẽ xem xét tất cả lượng thức ăn tiêu thụ và ảnh hưởng của tổn thất về thức ăn với tỷ lệ chết của vật nuôi.
- FCR kỹ thuật: Tỷ lệ này thể hiện tổng lượng thức ăn đã tiêu thị trên số lượng vật nuôi xuất chuồng.
- FCR hiệu chỉnh ở trọng lượng cố định: Đây là tỷ lệ trung bình của các đàn vật nuôi khác nhau khi được giết mổ ở cùng một trọng lượng nhất định.
- FCR đã điều chỉnh ở độ tuổi cố định: Hệ số này được xác định dựa trên ước tính về lượng sản phẩm đầu ra thu được khi vật nuôi ở cùng một độ tuổi.
Công thức tính FCR trong chăn nuôi: FCR = Khối lượng thức ăn tiêu tốn/Tăng trọng thu được
Ví dụ: Trong chăn nuôi lợn, cứ 2,5 kg thức ăn tiêu tốn, bạn sẽ thu về được 1 kg thịt lợn. Lúc này, FCR được tính bằng công thức sau: FCR = 2,5/1 = 2,5 (kg/P)
Vì sao trong chăn nuôi cần quan tâm đến chỉ số FCR?
Thực tế, hiệu suất của mỗi loại vật nuôi lại được thể hiện ở các mức FCR cụ thể khác nhau. Sở dĩ FCR trong chăn nuôi là một chỉ số quan trọng, được các nhà quản lý, chủ trang trại đặc biệt quan tâm vì những lý do sau:
- FCR là một công cụ có giá trị giúp người chăn nuôi tính toán được lượng thức ăn cần thiết cho mỗi vụ nuôi trồng. Từ đó, người chăn nuôi sẽ xác định được lợi nhuận và đưa ra những quyết định thông minh khi lựa chọn, sử dụng thức ăn nhằm tối đa hóa lợi nhuận.
- Hệ số FCR trong chăn nuôi tỷ lệ nghịch với lợi nhuận mà người chăn nuôi có thể thu được. Tức là, khi hệ số FCR càng thấp thì lợi nhuận có thể thu được càng cao.
- Đây là hệ số quan trọng giúp đánh giá hiệu quả chăn nuôi ở từng giai đoạn nhất định, đặc biệt là thời điểm xuất chuồng. Điều này cho phép người chăn nuôi đưa ra các giải pháp thích hợp để cải thiện hiệu quả sử dụng thức ăn.
- Việc tính toán và cung cấp đủ lượng thức ăn, đủ dinh dưỡng cho sự phát triển của vật nuôi sẽ giảm tình trạng dư thừa và hạn chế ô nhiễm chuồng nuôi.
>>> Xem thêm: Cách khử mùi hôi chuồng gà hiệu quả và an toàn cho trại chăn nuôi
Cách để tối ưu tỷ lệ FCR trong chăn nuôi
Để tối ưu tỷ lệ FCR trong chăn nuôi, bạn cần thực hiện các giải pháp tác động vào những yếu tố ảnh hưởng tới chỉ số này. Cụ thể, dưới đây là một số nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới tỷ lệ chuyển đổi thức ăn chăn nuôi.
- Di truyền học: Đây là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến khả năng tạo ra sản lượng một cách tự nhiên của vật nuôi. Cụ thể, các giống heo tốt, siêu nạc thường tăng trọng nhanh hơn hay giống dê sữa có khả năng tạo ra nhiều sữa hơn so với giống không lấy sữa,…
- Độ tuổi của vật nuôi: Con non cần thức ăn bổ dưỡng, giàu protein và có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn so với con trưởng thành. Tức là FCR trong chăn nuôi ở con non sẽ thấp hơn, thể đạt mức dưới 1,0 và tăng dần theo độ tuổi của vật nuôi. Do đó, người chăn nuôi thường kết thúc sản xuất trước khi vật nuôi trưởng thành để hưởng lợi nhiều hơn.
- Chất lượng thức ăn: Khi thức ăn cung cấp cho vật nuôi càng có nhiều dưỡng chất thì tỷ lệ FCR càng thấp. Bởi vì, lúc này, bạn sẽ cần tiêu tốn lượng thức ăn ít hơn để đạt được cùng một mức tăng trọng so với việc sử dụng thức ăn chất lượng thấp. Ngoài ra, nhu cầu về dinh dưỡng cũng sẽ thay đổi theo từng độ tuổi của vật nuôi.
- Điều kiện chuồng nuôi: Yếu tố này sẽ bao gồm các tiêu chí như mức độ thông thoáng, mật độ vật nuôi, khả năng chống chọi điều kiện thời tiết khắc nghiệt,…Trong đó, giả sử các yếu tố trên như nhau, nếu điều kiện chuồng nuôi càng tốt thì tỷ lệ FCR càng thấp và ngược lại.
- Cách cho ăn: Các phương pháp cho vật nuôi ăn rất đa dạng, bao gồm cho ăn thủ công, tự động, sử dụng thức ăn khô dạng viên, dạng lỏng,…Thực tế, đây là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình ăn uống và hiệu quả hấp thu dinh dưỡng của vật nuôi.
Như vậy, dựa trên các yếu tố ảnh hưởng trên, để duy trì được chỉ số FCR trong chăn nuôi ở mức tốt nhất, bạn có thể sử dụng các biện pháp sau:
- Cung cấp cho vật nuôi môi trường sống phù hợp, thoải mái, sạch sẽ với khả năng tiếp cận nước và thức ăn một cách dễ dàng.
- Đảm bảo vật dụng chứa nước và thức ăn luôn sạch sẽ, không chứa các loại nấm mốc, vi khuẩn gây khó chịu và có hại cho vật nuôi.
- Sử dụng loại máng đựng thức ăn phù hợp với từng loại và số lượng vật nuôi cụ thể để tránh lãng phí thức ăn.
- Bố trí máng ăn và máng uống ở các vị trí chính xác với khoảng cách hợp lý để tránh làm hỏng và giảm chất lượng dinh dưỡng của thức ăn.
- Không cho vật nuôi ăn quá nhiều để giảm hình thành các mô mỡ ở bụng có hại cho vật nuôi và làm tăng chi phí chăn nuôi.
- Duy trì hệ thống ánh sáng thích hợp với từng loại vật nuôi cụ thể để tăng hiệu quả sử dụng thức ăn.
- Thường xuyên kiểm tra sức khỏe đàn nuôi và thực hiện cách ly con bệnh đúng theo chỉ dẫn nhằm đảm bảo vật nuôi luôn khỏe mạnh.
- Tiêm phòng bệnh truyền nhiễm cho vật nuôi đúng hạn và luôn duy trì vệ sinh sạch sẽ…
Như vậy, bài viết đã chia sẻ tới bạn những thông tin quan trọng nhất về FCR trong chăn nuôi và các biện pháp tối ưu hóa chỉ số này. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về nội dung này hoặc chủ đề liên quan, bạn vui lòng liên hệ trực tiếp với Biogency qua Hotline 0909 538 514 để được tư vấn một cách nhanh và chính xác nhé!
>>> Xem thêm: Biện pháp xử lý chất thải trong chăn nuôi triệt để
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh