Tôm thẻ chân trắng là một loài động vật giáp xác được nuôi phổ biến trong các hệ thống nuôi trồng thủy sản. Trong môi trường nuôi, tôm thẻ chân trắng có thể hình thành các mối quan hệ cộng sinh với một số loài sinh vật khác, mang lại lợi ích cho cả hai bên. Hãy đọc bài viết sau đây của Biogency để tìm hiểu chi tiết hơn về mối quan hệ cộng sinh giữa tôm thẻ chân trắng với các loài sinh vật khác nhé!
Các nội dung chính
Mối quan hệ cộng sinh giữa tôm thẻ chân trắng và động vật phù du
Nuôi tôm thẻ chân trắng trong ao đất là mô hình phổ biến nhất ở nhiều quốc gia ven biển. Trong mô hình này, sự phong phú của các cộng đồng sinh vật phù du trong môi trường đóng vai trò là nguồn thức ăn quan trọng cho tôm.
Tuy nhiên, việc mở rộng diện tích nuôi tôm hiện nay đang tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng môi trường, đặc biệt là do vấn đề tích lũy chất dinh dưỡng dư thừa. Nguyên nhân chính là do mật độ thả nuôi quá cao và sử dụng quá nhiều thức ăn công nghiệp. Thức ăn công nghiệp cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho tôm nhưng nếu sử dụng quá mức sẽ dẫn đến dư thừa dinh dưỡng, gây ô nhiễm môi trường.
Để kiểm soát hiệu quả lượng thức ăn cho tôm, các biện pháp như đặt nhá/vó hoặc siphon đáy ao thường xuyên được áp dụng. Nhưng trong thực tế nuôi tôm, người ta thường tập trung vào việc bổ sung thức ăn công nghiệp mà ít quan tâm đến vai trò của các loại thức ăn tự nhiên như động vật phù du – những sinh vật nhỏ, không xương sống sống trong môi trường nước. Chúng là nguồn cung cấp dinh dưỡng dồi dào, bao gồm nhiều acid amin thiết yếu cho tôm.
Động vật phù du đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái ao nuôi tôm, không chỉ là nguồn thức ăn tự nhiên dồi dào cho tôm mà còn góp phần duy trì chất lượng nước và thúc đẩy sự phát triển khỏe mạnh của tôm. Động vật phù du này có thể cạnh tranh thức ăn với tôm. Việc này sẽ kích thích sự tranh giành con mồi, giúp tôm hoạt động mạnh mẽ hơn, tiêu thụ nhiều thức ăn hơn và từ đó phát triển khỏe mạnh hơn.
Cấu trúc và chức năng của quần thể động vật phù du còn biến đổi theo thời gian, tương ứng với sự thay đổi về nhu cầu dinh dưỡng của tôm. Bên cạnh đó, lượng chất thải trong ao nuôi tôm tỉ lệ thuận với mật độ thả nuôi và gia tăng đáng kể khi đến cuối vụ.
Việc tích tụ quá nhiều chất hữu cơ sẽ dẫn đến tình trạng thiếu oxy cho tôm do nhiều sinh vật (tảo, vi khuẩn) cạnh tranh oxy cùng lúc. Lúc này, nhờ khả năng nhạy cảm với các tác nhân gây stress môi trường nên động vật phù du có thể được xem như những “nhà máy lọc sinh học” giúp duy trì chất lượng nước trong ao.
Mối quan hệ cộng sinh giữa tôm thẻ chân trắng và thực vật phù du
Cộng đồng thực vật phù du đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái ao tôm thẻ chân trắng, giúp duy trì dòng năng lượng và chu kỳ dinh dưỡng. Tôm thẻ chân trắng phụ thuộc vào cộng đồng thực vật phù du để phát triển mạnh mẽ.
Thực vật phù du đóng vai trò thiết yếu trong hệ sinh thái ao tôm. Loài thực vật này du cung cấp thức ăn cho tôm thông qua việc sử dụng thức ăn dư thừa, phân tôm và các chất hữu cơ. Ngoài ra, thực vật phù du còn giúp cải thiện chất lượng nước thông qua việc giảm hàm lượng Amoniac và nitrat, tạo môi trường thuận lợi cho tôm thẻ chân trắng phát triển.
Không những thế, thực vật phù du còn hỗ trợ hệ vi sinh vật, kích thích sự phát triển của vi khuẩn có lợi trong ao tôm. Đặc biệt, mật độ thực vật phù du phản ánh chất lượng nước của ao nuôi tôm.
Mối quan hệ cộng sinh giữa tôm thẻ chân trắng và trùn quế
Trùn Quế, hay còn gọi là Giun Quế, có tên khoa học là Perionyx excavatus, thuộc chi Pheretima và họ Megascolecidae. Loài trùn này được xếp vào nhóm trùn ăn phân, thường sinh sống ở những nơi có nhiều chất hữu cơ đang phân hủy.
Khác với một số loài trùn địa phương sống trong đất, Trùn Quế ít xuất hiện với kích thước lớn và không có khả năng cải tạo đất trực tiếp. Tuy nhiên, đây là một trong những giống trùn được thuần hóa, nhập nội và đưa vào nuôi công nghiệp với quy mô vừa và nhỏ.
Giun Quế là loài trùng mang lại nhiều lợi ích cho ngành nuôi tôm thẻ chân trắng. Loài trùn này không chỉ cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào cho tôm mà còn giúp xử lý hiệu quả chất thải ao nuôi. Bên cạnh đó, Giun Quế còn chứa nhiều protein, khoáng chất, axit amin, vitamin B (B1, B3, B6, B12, B15) và vi khuẩn Bacillus.
Khi cho tôm thẻ chân trắng ăn thức ăn bổ sung dịch Giun Quế, vi khuẩn Bacillus sẽ kích thích tiêu hóa, giúp tôm hấp thu tốt các chất dinh dưỡng. Nhờ đó, tôm sẽ mau lớn, rút ngắn thời gian nuôi, tăng năng suất thu hoạch.
Ngoài ra, Giun Quế còn là loài lưỡng tính, sinh sản nhanh chóng, giúp dễ dàng nhân giống và phát triển số lượng. Giun Quế sử dụng thức ăn chủ yếu là phân động vật, rơm rạ, các chất hữu cơ dễ phân hủy. Nhờ vậy, chúng có khả năng xử lý nhiều loại rác thải hữu cơ, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Bài viết trên đây của đã chia sẻ về mối quan hệ cộng sinh giữa tôm thẻ chân trắng với một số loài sinh vật khác trong môi trường nuôi. Mong rằng sau khi đọc bài viết trên bà con sẽ hiểu rõ mối quan hệ cộng sinh này để quản lý ao nuôi hiệu quả, tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững của ngành nuôi trồng thủy sản. Nếu bà con đang có nhu cầu được tư vấn sử dụng các dòng vi sinh trong quá trình nuôi tôm thì hãy liên hệ với Biogency qua số điện thoại 0909 538 514 để được tư vấn chi tiết nhé!
>>> Xem thêm: Sử dụng sản phẩm nào để thay thế kháng sinh trong nuôi tôm?
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh