Thực trạng về rác thải sinh hoạt tại Việt Nam và giải pháp xử lý

Thực trạng về rác thải sinh hoạt tại Việt Nam và giải pháp xử lý

Rác thải sinh hoạt ngày càng gia tăng là một trong những vấn đề môi trường đang gây nhứt nhối nhất hiện nay. Từ những túi ni lông, vỏ chai nhựa, thức ăn thừa đến các chất thải nguy hại, rác thải sinh hoạt đang xuất hiện ở mọi nơi. Vì vậy, bạn hãy cùng với Biogency tìm giải pháp để giải quyết vấn nạn này thông qua bài viết dưới đây nhé!

Thực trạng về rác thải sinh hoạt tại Việt Nam hiện nay

Hiện nay, Việt Nam đang phải đối mặt với vấn đề rác thải sinh hoạt ngày càng gia tăng. Theo thống kê, mỗi ngày đất nước thải ra môi trường khoảng 60.000 tấn rác thải sinh hoạt. Trong đó, rác thải sinh hoạt đô thị chiếm khoảng 60%. Dự báo vào năm 2025, lượng rác thải sẽ tăng từ 10-16%, đặt ra thách thức lớn cho hệ thống xử lý rác thải hiện tại.

Tỷ lệ thu gom rác thải tại các khu đô thị đạt từ 70-85%, trong khi ở các khu vực nông thôn, tỷ lệ này chỉ đạt khoảng 55%. Một trong những vấn đề đáng chú ý là sự gia tăng đáng kể của rác thải nhựa, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lượng rác thải sinh hoạt. Điều này gây ra áp lực lớn lên hệ thống xử lý và môi trường.

Thực trạng về rác thải sinh hoạt tại Việt Nam và giải pháp xử lý
Việt Nam phải đối mặt với số lượng rác thải sinh hoạt vô cùng lớn.

Hệ thống xử lý rác thải tại Việt Nam còn nhiều hạn chế và chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Phần lớn rác thải (hơn 70%) được xử lý bằng phương pháp chôn lấp, trong đó chỉ có dưới 20% được chôn lấp hợp vệ sinh. Lượng rác chôn lấp không hợp vệ sinh gây ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí, đặc biệt nghiêm trọng ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh.

Ở Hà Nội, mỗi ngày phát sinh khoảng 7.000 tấn rác thải sinh hoạt đô thị. Bãi rác Nam Sơn đã quá tải, gây ra nhiều vấn đề ô nhiễm môi trường. Một số nhà đầu tư đã đăng ký xây dựng các khu xử lý rác thải nhưng tiến độ triển khai còn chậm. Nhà máy đốt rác phát điện của Công ty Thiên Ý (Trung Quốc) mới chỉ chạy thử giai đoạn 1 và chưa được nghiệm thu chính thức.

Thực trạng về rác thải sinh hoạt tại Việt Nam và giải pháp xử lý
Rác thải sinh hoạt đang là một thách thức to lớn đối với Việt Nam.

Tại TP. Hồ Chí Minh, mỗi ngày có khoảng 10.000 tấn rác thải sinh hoạt đô thị. Các bãi rác như Đa Phước và khu xử lý Tây Bắc thuộc huyện Củ Chi đã sắp quá tải. Điều này có thể gây ô nhiễm vô cùng nghiêm trọng. Phương pháp xử lý chính tại các bãi rác này vẫn là chôn lấp, dẫn đến nguy cơ ô nhiễm ngày càng gia tăng hơn.

Tình trạng xử lý rác thải không hiệu quả gây ra nhiều tác động tiêu cực đến môi trường và sức khỏe con người. Ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí là những vấn đề nghiêm trọng mà Việt Nam đang phải đối mặt. Ngoài ra, rác thải sinh hoạt không được xử lý kịp thời gây ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, tạo ra môi trường sống không lành mạnh cho người dân.

Ở Cần Thơ, nhà máy đốt rác phát điện công suất 400 tấn/ngày đang gặp vấn đề về khí thải, gây ra nguy cơ chứa các chất gây ung thư như Furan và Dioxin. Hiện nay vẫn chưa có giải phải để giải quyết vấn đề quá tải tại các kho chứa tro bụi. Tại Đà Nẵng, bãi rác Khánh Sơn đã quá tải và khu vực xung quanh đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, gây bức xúc cho người dân.

Thực trạng về rác thải sinh hoạt tại Việt Nam và giải pháp xử lý
Rác thải sinh hoạt đang gây ra những tác hại tiêu cực đối với môi trường.

Giải pháp xử lý rác thải sinh hoạt

Hiện nay, việc xử lý rác thải sinh hoạt ở Việt Nam đang gặp nhiều thách thức và yêu cầu các giải pháp hiệu quả hơn. Các công nghệ xử lý chính bao gồm đốt, chôn lấp và ủ phân hữu cơ. Mỗi phương pháp đều có ưu điểm và nhược điểm riêng, cần được áp dụng một cách hợp lý để giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.

Đốt

Đốt rác là một trong những phương pháp phổ biến để xử lý rác thải sinh hoạt. Quá trình đốt rác có thể giảm tới 90% khối lượng ban đầu của rác thải. Bên cạnh đó, một số nhà máy đốt rác hiện đại có thể thu hồi năng lượng và sản xuất điện năng. Ngoài ra, đây cũng là một phương pháp được ưa chuộng vì tránh được việc ô nhiễm đất và nước từ các bãi chôn lấp.

Bên cạnh những ưu điểm đó, phương pháp đốt rác thải cũng có những nhược điểm. Đầu tiên, việc xây dựng và vận hành nhà máy đốt rác đòi hỏi chi phí đầu tư lớn. Nếu không được quản lý tốt, quá trình đốt rác có thể thải ra các chất độc hại ra ngoài môi trường. Ngoài ra, tro xỉ từ quá trình đốt cần được xử lý đúng cách để tránh ô nhiễm.

Việc áp dụng công nghệ đốt rác thủ công ở một số địa phương đã gây ra ô nhiễm không khí nghiêm trọng và đã bị cấm do không đạt Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia QCVN 62-MT:2016/BTNMT. Theo quy chuẩn, lò đốt rác phải có hai buồng và đạt nhiệt độ 950 độ C, thời gian lưu trữ tối thiểu là 2 giây. Tuy nhiên, quy chuẩn này lại không phù hợp với các công nghệ đốt rác phát điện tiên tiến trên thế giới.

Thực trạng về rác thải sinh hoạt tại Việt Nam và giải pháp xử lý
Đốt rác có thể gây ô nhiễm môi trường.

Chôn lấp

Chôn lấp là phương pháp đơn giản và phổ biến để xử lý rác thải, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. So với các phương pháp khác, chôn lấp có chi phí đầu tư ban đầu thấp hơn. Tuy nhiên, chôn lấp cũng phải đối mặt với những hạn chế quan trọng.

Nước rỉ từ bãi chôn lấp có thể chứa nhiều chất độc hại gây ô nhiễm nguồn nước ngầm và đất. Ngoài ra, các bãi chôn lấp cần diện tích đất rộng lớn và có thể gây ra sự lãng phí tài nguyên đất.

Ngoài ra, công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh, khác với các bãi chôn lấp truyền thống, có thể kiểm soát sự phân hủy của các chất rắn bằng cách nén và phủ lấp bề mặt. Tuy nhiên, với quá trình đô thị hóa và lượng rác thải sinh hoạt từ vật liệu nhựa, nilon… gây quá tải cho quỹ đất, cần có những biện pháp khác thay thế cho phương pháp này để bảo vệ môi trường.

Thực trạng về rác thải sinh hoạt tại Việt Nam và giải pháp xử lý
Việc chôn lấp có thể gây lãng phí tài nguyên đất.

Ủ phân

Ủ phân là phương pháp xử lý rác thải sinh hoạt bằng cách chuyển hóa thành phân hữu cơ. Điều này giúp cải thiện độ phì nhiêu của đất, tăng cường khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, đây là một giải pháp được nhiều người đánh giá cao bởi công nghệ này giúp giảm lượng rác thải đổ ra bãi chôn lấp hoặc cần xử lý bằng các phương pháp khác.

Ngoài ra, phương pháp này còn yêu cầu phân loại rác thải hữu cơ tại nguồn để đảm bảo chất lượng của phân ủ. Nếu rác thải sinh hoạt không được phân loại triệt để, điều này sẽ làm lẫn kim loại nặng trong phân. Do đó, khi bón cho cây nông nghiệp hoặc hoa màu có thể gây chết cây, thậm chí là ô nhiễm nguồn đất. Ngoài ra, khi ủ, bạn cần thời gian dài để quá trình ủ phân diễn ra hiệu quả.

Thực trạng về rác thải sinh hoạt tại Việt Nam và giải pháp xử lý
Ủ phân là một phương pháp tương đối thân thiện hơn với con người.

Công nghệ ủ phân vẫn tồn tại một số điểm hạn chế. Tuy nhiên, một giải pháp hiệu quả là sử dụng sản phẩm vi sinh ủ phân hữu cơ Microbe-Lift BPCC. Sản phẩm này sử dụng các chủng vi sinh vật để giúp phân hủy diễn ra nhanh hơn, rút ngắn thời gian ủ phân từ 20% – 50%. Microbe-Lift BPCC có thể áp dụng cho nhiều loại hình nguyên liệu ủ khác nhau, giúp cải thiện chất lượng và hiệu quả của phân ủ.

Thực trạng về rác thải sinh hoạt tại Việt Nam và giải pháp xử lý
Sản phẩm vi sinh ủ phân hỗ trợ cho việc phân hủy diễn ra nhanh hơn.

Để giải quyết vấn đề rác thải sinh hoạt, chúng ta cần phải có các giải pháp đồng bộ và hiệu quả, kết hợp công nghệ đốt, chôn và ủ phân một cách hợp lý. Việc đầu tư vào công nghệ, cải thiện hệ thống xử lý rác thải sẽ giúp đảm bảo một môi trường sống trong lành cho người dân. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về sản phẩm vi sinh ủ phân, xử lý rác thải, bạn có thể liên hệ với Biogency qua hotline 0909 538 514 để được tư vấn nhé!

>>> Xem thêm: Xử lý mùi hôi từ rác thải tập trung, bãi chôn lấp rác bằng vi sinh

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký