Cần làm gì để hệ vi sinh đường ruột tôm luôn khỏe?

Cần làm gì để hệ vi sinh đường ruột tôm luôn khỏe?

Tôm sở hữu hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh là chìa khoá của vụ mùa thành công. Tuy nhiên để nuôi dưỡng, quản lý hệ vi sinh đường ruột tôm khỏe mạnh không đơn giản, nhất là đối với các mô hình nuôi tôm công nghiệp mật độ cao?

Vai trò của hệ vi sinh đối với đường ruột tôm

Vi sinh tồn tại khắp mọi nơi từ môi trường ao lẫn trong đường ruột tôm. Theo đó, các vi khuẩn chiếm ưu thế trong ruột tôm gồm chủng Vibrio, Bacillus, Photobacterium, Aeromonas, Pseudomonas, Halospirulina, Desulfocapsa,… 

Cần làm gì để hệ vi sinh đường ruột tôm luôn khỏe?
Đường ruột tôm khỏe là chìa khóa cho vụ mùa thành công.

Mặc dù cho đến nay vẫn còn rất ít nghiên cứu về vai trò của vi khuẩn trong đường ruột tôm, tuy nhiên thực tế đã minh chứng việc bổ sung vi sinh vào đường ruột tôm mang lại nhiều lợi ích giúp tôm khỏe mạnh, phòng ngừa các bệnh đường ruột hiệu quả.

Cụ thể, các nghiên cứu đã chỉ ra:

  • Chế phẩm sinh học trong thức ăn có khả năng điều chỉnh vi sinh vật đường ruột, giúp tôm giảm stress, cải thiện sự sống và chống oxy hoá.
  • Bổ sung vi khuẩn có lợi vào đường ruột giúp tôm tiêu hoá thức ăn tốt hơn, ức chế các vi khuẩn có hại, hạn chế độc tố, phòng ngừa bệnh phân trắng, nâng cao tỷ lệ sống và sức tăng trưởng của tôm.
  • Đồng thời các vi khuẩn có lợi tiết ra enzyme có khả năng phân tách đa chất thành đơn chất giúp tôm hấp thụ dinh dưỡng, chống rối loạn hệ tiêu hoá.

Cần làm gì để hệ vi sinh đường ruột tôm luôn khỏe?

Hiểu rõ tầm quan trọng của hệ vi sinh đường ruột với sự phát triển của tôm, tuy nhiên với sự gia tăng nhanh chóng của ngành tôm, mật độ nuôi cao, lạm dụng kháng sinh, thức ăn công nghiệp quá mức là những nguyên nhân tác động tiêu cực đến môi trường ao nuôi, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe đường ruột tôm. Đó là lý do, các bệnh về đường ruột tôm như bệnh phân trắng, đứt ruột, trống ruột,… ngày càng phổ biến, làm giảm năng suất và chất lượng tôm.

Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận, ngành nuôi tôm đang nỗ lực để phát triển tôm theo hướng sinh học bền vững, giảm thiểu thuốc, hoá chất, chú trọng hơn đến chất lượng môi trường ao. Dưới đây là một vài lưu ý để xây dựng hệ vi sinh đường ruột tôm luôn khoẻ, hạn chế các vi khuẩn có hại có cơ hội tấn công đường ruột.

Cho tôm ăn đúng cách, đủ lượng, tránh dư thừa

Bên cạnh việc lựa chọn thức ăn đủ dinh dưỡng, đạt chất lượng, không hư hỏng, ẩm mốc, nhiễm khuẩn,… thì cho tôm ăn đúng liều lượng, đúng cách đóng vai trò không hề nhỏ. Nhiều bà con có tâm lý lo lắng tôm thiếu ăn, tuy nhiên trên thực tế thức ăn dư thừa trong ao ngày một nhiều, làm môi trường ao ô nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe tôm.

Cần làm gì để hệ vi sinh đường ruột tôm luôn khỏe?
Cho tôm ăn đủ lượng theo từng giai đoạn phát triển.

Bà con cho tôm ăn đủ lượng với từng giai đoạn phát triển, tương ứng với hướng dẫn cụ thể cho mỗi cử trên bao bì của nhà sản xuất. Bên cạnh đó, bà con nên thường xuyên kiểm tra sàng/nhá ăn của tôm, tùy theo từng tình trạng trong quá trình nuôi để điều chỉnh thức ăn phù hợp.

Khi cho tôm ăn bà con nên tắt quạt nước, để tôm yên tĩnh dễ dàng bắt mồi và tiêu thụ thức ăn. Nếu bật quạt nước tôm dễ hoảng sợ, không tìm đến nhá, giảm hấp thụ, khiến thức ăn dư thừa nhiều.

Cân bằng tảo trong ao tôm

Trong tảo độc điển hình như tảo lam chứa độc tố làm tê liệt lớp biểu bì mô ruột, khi tôm ăn phải tảo độc ruột sẽ không thể tiêu hoá, hấp thụ được thức ăn, tôm yếu dần và bị bệnh. Do đó để hạn chế tôm ăn phải tảo độc thì bà con cần áp dụng các biện pháp cân bằng tảo như sử dụng vôi, phèn xanh, an toàn hơn là dùng chủng vi sinh Bacillus sp có khả năng cạnh tranh sinh học trực tiếp với tảo độc.

Cần làm gì để hệ vi sinh đường ruột tôm luôn khỏe?
Tảo lam chứa độc tố làm tê liệt lớp biểu bì mô ruột tôm.

Bổ sung men vi sinh đường ruột cho tôm

Cuối cùng, quan trọng nhất vẫn là bổ sung men vi sinh đường ruột để tăng cường hệ vi sinh cho đường ruột tôm khỏe mạnh. Chủng vi khuẩn được sử dụng để cải thiện đường ruột tôm phải kể đến Bacillus sp bao gồm 4 chủng lợi khuẩn vượt trội: Bacillus subtilis, Bacillus pumilus, Bacillus amyloliquefaciens và Bacillus licheniformis. Bà con có thể tham khảo men vi sinh đường ruột Microbe-Lift DFM, sản phẩm duy nhất trên thị trường chứa 4 chủng lợi khuẩn cần thiết cho hệ đường ruột tôm kể trên.

Cần làm gì để hệ vi sinh đường ruột tôm luôn khỏe?
Men vi sinh đường ruột Microbe-Lift DFM.

Cách dùng rất đơn giản, bà con hoà men vi sinh với nước sạch, sau đó trộn vào thức ăn,. Liều lượng vi sinh trộn từ 1gr -2gr cho một ký thức ăn tôm. Bà con bổ sung vi sinh liên tục trong vụ nuôi để đạt hiệu quả cao nhất.

Lợi ích khi dùng men vi sinh Microbe-Lift DFM cho tôm:

  • Cung cấp lượng lớn vi sinh có lợi cho đường ruột, giúp tôm tiêu hoá tốt, hấp thụ dinh dưỡng tối đa, ức chế được sự phát triển quá mức của hại khuẩn.
  • Cải thiện hệ miễn dịch của tôm.
  • Phòng trị các bệnh đường ruột tôm, nhất là bệnh phân trắng.
  • Giảm hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR).
  • Giảm mùi hôi của phân tôm 70% – 80%.

Sản phẩm an toàn cho tôm và thân thiện với môi trường, sử dụng đều đặn giúp hệ vi sinh đường ruột tôm khỏe mạnh, hạn chế bệnh tật, góp phần vào thành công vụ nuôi. Để được hỗ trợ tư vấn về nuôi tôm an toàn bền vững bằng vi sinh bà con vui lòng liên hệ Hotline 0909 538 514.

>>> Xem thêm: Tôm bị ký sinh trùng đường ruột – Tìm hiểu lý do và hướng giải quyết?

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký