Bệnh hồng thân ở tôm thẻ chân trắng có thể gây chết hàng loạt 100% sau 4-8 ngày, đặc biệt đây là hội chứng mới nên chỉ có biện pháp phòng ngừa, chưa có cách điều trị hiệu quả. Do đó bà con cần có biện pháp chủ động tròng ngừa từ sớm. Bài viết này bà con cùng Biogency tìm hiểu chi tiết hơn về căn bệnh nguy hiểm này.
Các nội dung chính
Bệnh hồng thân ở tôm thẻ chân trắng là gì? Nguyên nhân xuất hiện bệnh là do đâu?
Bệnh hồng thân ở tôm thẻ chân trắng hay còn gọi là bệnh đỏ thân trên tôm nói chung, bệnh này chủ yếu do virus WSSV (White spot syndrome virus) kết hợp với các loài vi khuẩn bội nhiễm Vibrio vulnificus, Stapphylococus spl, V.anginolyticus… gây ra.
Đây là chủng virus có độc lực cực mạnh tấn công trên nhiều mô tế bào khiến tế bào bị tổn thương và gây chết hàng loạt trong mọi giai đoạn phát triển của tôm, từ giai đoạn ấu trùng đến khi trưởng thành, giai đoạn tôm thương phẩm.
Biểu hiện của bệnh hồng thân ở tôm thẻ chân trắng
Biểu hiện của bệnh hồng thân ở tôm thẻ chân trắng thể hiện khá rõ. Khi quan sát bằng mắt thường bà con sẽ thấy tôm thường ăn yếu hơn, có dấu hiệu tấp bờ, cơ thể tôm chuyển sang màu hồng hoặc nặng hơn sẽ có màu đỏ bầm. Trên thân xuất hiện các đốm trắng với đường kính từ 0.5-2mm. Khi tiến hành giải phẫu gan tụy một số con có màu trắng xám.
Tôm nhiễm bệnh gây chết rải rác hoặc nặng hơn sẽ chết hàng loạt, tỷ lệ chết có thể lên đến 100% sau 4-8 ngày nhiễm bệnh không được xử lý kịp thời.
>>> Xem thêm: Tác gây bệnh truyền nhiễm ở tôm
Cách phòng bệnh hồng thân ở tôm thẻ chân trắng
Bệnh hồng thân ở tôm thẻ chân trắng là một trong những căn bệnh có mức độ nguy hiểm cao, nghiêm trọng hơn hội chứng này còn khá mới nên chỉ có biện pháp phòng ngừa chứ chưa có cách chữa trị hiệu quả. Chính vì vậy bà con nuôi tôm cần chủ động phòng ngừa bệnh ngay từ khâu chọn giống.
Chọn mùa vụ nuôi thích hợp
Bệnh hồng thân trên tôm phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ thấp, lúc này tốc độ lây lan và bùng phát rất nhanh, bà con cần chú ý hạn chế nuôi tôm thẻ chân trắng trong điều kiện nhiệt độ thấp. Bà con chọn mùa vụ nuôi thích hợp, nếu nuôi tôm thẻ chân trắng vụ Đông Xuân thì bà con chủ động phương pháp điều chỉnh nhiệt độ trong môi trường nuôi như phương pháp nuôi tôm trong nhà bạt.
Chọn giống sạch bệnh
Bà con mua tôm giống thả nuôi từ các cơ sở sản xuất uy tín và thương hiệu, có đàn tôm bố mẹ đảm bảo chất lượng theo quy định. Tiến hành phương pháp PCR để có thể loại bỏ các con giống nhiễm virus WSSV cũng như để kiểm tra một số loại bệnh đặc trưng như MBV, đốm trắng, đầu vàng, taura, hoại tử gan tụy… (có giấy kiểm dịch) trên tôm giống. Quan sát chọn những con giống có sức đề kháng tốt, ngoại hình khỏe mạnh.
Cải tạo ao, đáy ao nghiêm ngặt
Ao cải tạo tốt sẽ giảm nguy cơ nhiễm bệnh cho tôm, do đó bà con cần tuân thủ nghiêm ngặt quy trình cải tạo ao như phơi đáy, xới đất đáy ao, bón vôi, ngâm xả, xử lý nước và diệt khuẩn. Bà con đánh Chlorine cho ao để diệt giáp xác hoang dã, động vật đáy có thể mang mầm bệnh.
Sử dụng chế phẩm sinh học ổn định môi trường ao
Bà con sử dụng các vi sinh vật có lợi như Bacillus subtilis, Bacillus licheniformis và Bacillus pumilus để ổn định hệ vi sinh vật có lợi trong ao nuôi tôm. Các chủng vi sinh vật này có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, giúp duy trì môi trường ao nuôi trong trạng thái cân bằng, tăng cường sức đề kháng cho tôm một cách an toàn, hạn chế lạm dụng kháng sinh.
Bà con tham khảo các sản phẩm men vi sinh chuyên biệt cho nuôi trồng thuỷ sản từ thương hiệu Microbe-Lift, bà con có thể đánh vi sinh định kỳ, thậm chí hằng ngày với liều lượng thấp để ổn định môi trường ao nuôi.
Bên cạnh đó bà con chú ý các yếu tố môi trường như độ pH, hàm lượng DO, bổ sung vitamin C, B, A và các khoáng chất thiết yếu cho tôm phát triển khoẻ mạnh. Trường hợp nếu phát hiện tôm bị hồng thân nhiễm bệnh trong giai đoạn tôm thương phẩm thì nên thu hoạch ngay, sau đó xử lý nước ao trước khi thải đi.
Như vậy, có thể thấy bệnh hồng thân ở tôm thẻ chân trắng vô cùng nguy hiểm, một khi đã nhiễm thì tỷ lệ thiệt hại vô cùng lớn. Do đó trên hết bà con cần chủ động phòng ngừa bệnh từ khâu chọn giống đến hết giai đoạn nuôi. Bà có có thể ưu tiên áp dụng mô hình nuôi tôm an toàn sinh học, đây là phương pháp được đánh giá cao trong công tác phòng ngừa các bệnh trên tôm. Để biết thêm chi tiết bà con vui lòng liên hệ Hotline 0909 538 514.
>>> Xem thêm: Cách ngăn chặn dịch bệnh lây lan ở trang trại nuôi tôm
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh