Cách xử lý ao nuôi tôm bị nhiễm phèn

Cách xử lý ao nuôi tôm bị nhiễm phèn

Ao nuôi tôm nhiễm phèn là một trong những vấn đề gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng tôm nuôi. Vậy làm thế nào để xử lý ao nuôi tôm bị nhiễm phèn, cùng Biogency tìm hiểu chi tiết phương pháp qua bài viết sau.

Cách nhận biết ao nuôi tôm đang bị nhiễm phèn

Theo chuyên gia thì vùng đất nhiễm phèn thường có màu xám đen, hàm lượng FeS2 sẽ cao, khi phơi khô đất thường có phấn trắng. Đây là đặc điểm chứng tỏ đất nhiễm phèn rất khó xử lý. Bên cạnh đó, nước ao thường trong hơn hoặc chuyển màu trà nhạt, có váng vàng nhạt nổi trên mặt nước, khi kiểm tra không có tảo phát triển và hiện tượng thường xuất hiện sau khi mưa.

Cách xử lý ao nuôi tôm bị nhiễm phèn
Ao nhiễm phèn thường có váng vàng nhạt nổi trên bề mặt nước.

Đối với tôm khi quan sát bà con sẽ thấy toàn bộ thân tôm chuyển từ màu sáng trong sang màu vàng nhạt đến vàng đậm, khi dùng tay chạm vào vỏ tôm có cảm giác cứng hơn bình thường, đồng thời mang tôm chuyển sang màu vàng và cứng lại.

Bên cạnh đó, tôm khó lột xác và thường có dấu hiệu bỏ ăn sau những trận mưa kéo dài. Với các ao nhiễm phèn nặng tôm sẽ có hiện tượng dạt bờ tấp mé và chết rải rác, nguyên nhân là do ngạt thở bởi phèn bám nhiều vào mang tôm cản trở quá trình hô hấp của tôm. Xem thêm: Tại sao tôm lột vỏ bị dính đuôi, rớt đáy? >>>

Nguyên nhân phèn xuất hiện trong ao nuôi tôm

Để xử lý ao nuôi tôm bị nhiễm phèn hiệu quả bà con cần xác định rõ nguyên nhân. Thông thường ao nhiễm phèn là do vùng đất tại ao có chứa hàm lượng Sunfat cao. Thường tập trung ở vùng ven biển có nhiều xác sinh vật chứa lưu huỳnh. Các sinh vật này bị phân huỷ yếm khí, giải phóng ra lưu huỳnh.

Trong điều kiện yếm khí, lưu huỳnh sẽ kết hợp với nguyên tố sắt có sẵn trong phù sa tạo thành hợp chất Pyrite (FeS2). Khi tiếp xúc với không khí, FeS2 trong đất ẩm bị oxy hóa hình thành các oxit sắt và axit sulfuric. Axit sulfuric làm tan sắt và kim loại nặng trong đất như nhôm, kẽm, mangan, đồng từ đất. Kết quả là đất bị chua, nước có pH thấp (gọi là đất nhiễm phèn) và chứa các kim loại độc hại vượt quá ngưỡng chịu đựng của tôm nuôi.

Cách xử lý ao nuôi tôm bị nhiễm phèn
Ao tôm nhiễm phèn.

Ngoài ra khi mưa kéo dài, nước mưa rửa trôi phèn trên bờ ao xuống cũng là một trong những nguyên nhân khiến ao tôm bị phèn.

Cách xử lý ao nuôi tôm bị nhiễm phèn hiệu quả

Tôm nuôi trong ao nhiễm phèn thường dễ bị stress, kém ăn, lột xác khó, mềm vỏ, chậm lớn,…độ pH trong ao thấp cũng khiến làm tăng độc tính của khí độc. Bên cạnh đó ao nhiễm phèn sẽ khó gây màu nước do tảo phát triển chậm, nhất là ở giai đoạn đầu nuôi tôm con. Do đó, phèn trong ao nên được thực hiện xử lý trước khi nuôi. Dưới đây là cách xử lý ao nuôi tôm bị nhiễm phèn do Biogency đề xuất:

Xử lý phèn trước khi nuôi tôm

Trước khi nuôi, tốt nhất để tránh mất thời gian, công sức và tiền bạc xử lý, bà con nên chọn xây dựng ao ở các vùng đất ít bị nhiễm phèn, kết hợp lót bạt toàn bộ nền đáy và bờ ao để hạn chế hiện tượng rò rỉ phèn vào ao. Bà con nên chọn bạt có độ dày và kích thước phù hợp với ao, chất liệu có độ bền cao, đồng thời không gây hại cho tôm như HDPE, PVC hoặc cao su EPDM.

Cách xử lý ao nuôi tôm bị nhiễm phèn
Chú trọng cải tạo ao nuôi kỹ lưỡng.

Bên cạnh đó, bà con chú ý thực hiện các bước cải tạo ao nuôi thật kỹ lưỡng, bón lót vôi đáy ao, sên rửa nhiều lần cho sạch trước khi cấp nước. Nếu trường hợp ao tôm nhiễm phèn tiềm tàng trong đất thì bà con chú ý không phơi ao quá lâu sẽ tạo ra các vết nứt lớn gây hiện tượng xì phèn. Khi chiều mát bà con tiến hành bón thêm vôi vào đáy để tăng độ pH, giảm phèn.

Xử lý phèn trong quá trình nuôi tôm

Đối với ao nuôi nước bị nhiễm phèn bà con có thể dùng EDTA hoặc vôi để hạ phèn kết hợp bổ sung thêm khoáng chất cho tôm. Tuy nhiên bà con lưu ý, với các ao có độ phèn cao, 1000m2 phải dùng đến khoảng 1 tấn vôi mới ngăn chặn được, cách này khá tốn kém chi phí và công tạt vôi.

Đối với EDTA thường chỉ có tác dụng ngăn chặn phèn sắt tức thời, đối với phèn nhôm EDTA không có tác dụng nhiều. Bên cạnh đó, khi đánh EDTA sẽ làm kết tủa Fe trong nước, giảm phèn và chìm xuống đáy ao, khi người nuôi quạt nước vô tình kéo kết tủa của phèn sắt lên luôn thì nó sẽ cứ tồn tại mãi trong nước, không loại bỏ hết triệt để, vài ngày bà con sẽ phải đánh lại. Nhìn chung sử dụng hoá chất chi phí sẽ khá cao và hiệu quả không triệt để.

Thay vào đó, ngày nay phương pháp sử dụng vi sinh xử lý ao nuôi tôm bị nhiễm phèn được ưa chuộng hơn vì vi sinh có thể tồn tại trong môi trường nước phèn giúp oxy hoá được phèn sắt lẫn phèn nhôm. Vi sinh thúc đẩy quá trình chuyển hoá phèn thành các hợp chất tan trong nước. Bên cạnh đó vi sinh cũng mang lại nhiều lợi ích khác trong nuôi tôm như làm sạch ao, giảm khí độc, giảm xả tảo, xử lý thức ăn dư thừa trong ao,..

Cách xử lý ao nuôi tôm bị nhiễm phèn
Xử lý ao nuôi tôm bị nhiễm phèn với giải pháp của BIOGENCY.

Bà con có thể tham khảo men vi sinh Microbe-Lift AQUA C giúp hỗ trợ hạ phèn cho ao tôm. Điều này là nhờ sản phẩm có chứa đến 13 chủng vi sinh hoạt tính cao mang lại hiệu suất vượt trội khi xử lý nước ao, xử lý phèn, đồng thời ức chế các vi sinh vật gây bệnh, giữ cho ao tôm sạch, cân bằng để tôm phát triển khỏe mạnh, năng suất cao.

Để được tư vấn chi tiết hơn về cách xử lý ao nuôi tôm bị nhiễm phèn tương ứng với từng tình trạng ao, bà con vui lòng liên hệ đội ngũ Biogency qua Hotline 0909 538 514.

>>> Xem thêm: Biện pháp cải tạo đất nuôi tôm hiệu quả cao

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký