edta la gi tac dung cua edta trong nuoi tom

EDTA là gì ? EDTA có tác dụng gì trong nuôi tôm

Trong chăn nuôi thủy hải sản, đặc biệt là trong nuôi tôm có rất nhiều bệnh đến từ nguồn nước. Để làm sạch nguồn nước trước, sau và trong quá trình nuôi tôm thì bà con có thể sử dụng đến hoạt chất EDTA. Vậy EDTA là gì ? Tác dụng của edta trong nuôi tôm cụ thể như thế nào? Đọc ngay bài viết dưới đây để có được các thông tin chi tiết nhất về loại chất này ngay nhé! 

EDTA  là gì ? EDTA có độc khi tiếp xúc không?

Để áp dụng chính xác các công dụng của EDTA vào chăn nuôi tôm, bà con cần biết đây là loại hoạt chất gì? Có độc khi tiếp xúc hay không? EDTA là một chất hóa học mang tính axit hữu cơ mạnh thường dùng để xử lý các kim loại nặng (các kim loại có hóa trị loại II và III).

EDTA thường tồn tại ở dạng tinh thể hay dưới dạng bột màu trắng. Có tính chất vật lý hòa tan được trong nước và không bay hơi trong không khí. Bởi mang những tính chất vật lý trên, EDTA thường sẽ được sử dụng rộng rãi để làm sạch các nguồn nước. 

Ngoài được ứng dụng để xử lý các kim loại kiềm trong nguồn nước, loại hóa chất này còn được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Một số ứng dụng của EDTA phải được kể đến như: ứng dụng làm ra các chất tẩy rửa, tham gia vào quá trình làm giấy trắng, được thêm vào nhiều các loại mỹ phẩm để làm dung môi giữ các dưỡng chất trong các sản phẩm được sản xuất. 

Chính vì ứng dụng đa dạng mà EDTA góp phần sản xuất thì đây không phải là chất có độc. Thế nhưng, đây là một chất mang tính axit cao và có dạng bột nên theo các khuyến cáo khoa học chỉ sử dụng chất này trong liều lượng cho phép. Đồng thời tránh tiếp xúc EDTA qua đường miệng. Không những vậy, trong quá trình lấy và tiếp xúc với chất này, bà con nên đeo bao tay và đồ bảo hộ để bảo vệ sức khỏe. 

edta thuong ton tai o dang tinh the hay duoi dang bot mau trang
EDTA thường tồn tại ở dạng tinh thể hay dưới dạng bột màu trắng

Một số công dụng của EDTA được ứng dụng vào trong nuôi tôm 

EDTA được sử dụng rất nhiều và phổ biến trong ngành thủy hải sản đặc biệt trong nuôi tôm vì có một số công dụng vượt trội như:

  • Đây là loại hoạt chất có thể loại bỏ được hầu hết các kim loại nặng có trong ao tôm, rất thích hợp để làm sạch nguồn nước. Từ đó, tạo điều kiện thích hợp nhất cho giai đoạn tôm mới thả và tôm lột xác còn yếu được thích nghi với môi trường mới.
  • Giúp giảm váng nhờn, lắng cặn, chất lơ lửng và tiêu hủy các độc tố có trong tảo. Để tạo môi trường sạch nước trong sạch cho tôm được sinh trưởng và phát triển. 
  • Giảm phèn và cải thiện môi trường cho các sinh vật có lợi có trong nước. Khử một số các khí độc như: H2S, NH3, NO2,… để tránh tôm mắc bệnh hoặc nhiễm độc khí trong nước. 
  • Ổn định được độ pH trong nước. 
  • Ổn định chất lượng và các yếu tố môi trường trong ao khi môi trường thay đổi do thời tiết (mưa, bão, ngập,..) 
  •  EDTA sẽ giúp giải độc cho tôm trong các trường hợp tôm bị ngộ độc do sử dụng các hóa chất bị quá liều lượng.  

Cách sử dụng các loại EDTA trong nuôi tôm

tac dung cua edta trong nuoi tom chu yeu khu sach nguon nuoc
Tác dụng của edta trong nuôi tôm chủ yếu khử sạch nguồn nước

Để có thể loại trừ một số vấn đề nguyên nhân mà tôm có thể gặp phải. Đồng thời, tận dụng triệt để tác dụng của EDTA trong nuôi tôm thì bà con nên sử dụng theo một số chú ý sau: 

Loại EDTA nên sử dụng trong nuôi tôm 

Trên thị trường, hiện nay đang bán rất nhiều các loại EDTA sử dụng với các mục đích khác nhau. Một số loại mà bà con thường được thấy như: EDTA – H2Na2; EDTA – HNa3; EDTA – Na4;  EDTA – H4. Tuy nhiên, tác dụng của EDTA trong nuôi tôm phù hợp nhất là hai loại 2Na và 4Na. 

Sở dĩ, hai loại này được khuyên sử dụng trong nuôi tôm vì có khả năng để loại bỏ các ion kim loại nặng có trong nước. Nhất là loại Alum ảnh hưởng vô cùng xấu đến chất lượng nước trong nuôi tôm. 

Liều lượng và cách dùng thích hợp của  EDTA 

Thông thường, với 1kg/1000m3 = 1ppm và liều lượng sử dụng tại hầu hết các ao/vuông tôm sẽ từ 5-10 ppm tùy vào diện tích tương ứng. Thế nhưng, để phát huy tác dụng của EDTA trong nuôi tôm, thì với mỗi trường hợp cụ thể thì bà con nên dùng với liều lượng vừa phải và thích hợp nhất. Cụ thể như:

  • Với các trường hợp: Nước bị nhiễm phèn, có độ mặn, độ kiềm thấp, muốn xử lý nước để nuôi tôm thịt, cấp nước vào ao đạt 0,8 – 1m cùng nước có màu vàng nhạt nên dùng liều lượng từ 2 – 5kg/1ppm.
  • Để độ kiềm cho ao nuôi nên dùng liều từ 0,5 – 1ppm.
  • Hoặc nếu bà con không biết cách pha chế có thể mua các chế phẩm từ  EDTA bán sẵn trên thị trường và sử dụng theo đúng liều được ghi trên bao bì sản phẩm. 

Cách phân loại EDTA thật – giả trên thị trường  

nen tim cac co so uy tin de tim mua cac loai edta
Nên tìm các cơ sở uy tín để tìm mua các loại EDTA

Trên thị trường có bày bán rất nhiều loại sản phẩm Edta và có tình trạng chất hóa học này bị làm giả. Để nhận biết các Edta thật – giả không phải điều dễ dàng. Nhưng bà con có thể nhận biết vào một số lưu ý sau:

  • Đối với các loại EDTA thật mang những đặc trưng tính chất như: Chất rất dễ tan trong nước. Đồng thời, khi tan trong nước có hiện tượng sủi bọt khí, bay hơi và có tỏa chút nhiệt,… 
  • Đối với các loại EDTA giả: Sẽ không có phản ứng mạnh trong nước. 

Do đó, bà con có thể dựa vào những tính chất này để có thể kiểm tra trước khi mua. Ngoài ra, để có thể lựa được sản phẩm chính hãng thì khi mua EDTA bà con nên tìm đến các cơ sở uy tín, các nhà phân phối chính hãng tại Việt Nam. Cùng với đó là kiểm tra kỹ các thông tin có trên bao bì sản phẩm để tránh mua những loại hàng hóa kém chất lượng. 

Một số ảnh hưởng của EDTA 

EDTA có rất nhiều những công dụng được sử dụng để làm sạch nguồn nước và hỗ trợ trong quá trình nuôi tôm. Thế nhưng, khi sử dụng nhiều EDTA mà không kiểm soát đúng liều lượng có thể thúc đẩy quá trình phát tán ô nhiễm kim loại. Bên cạnh đó, EDTA tạo phức với kim loại, mức độ ổn định của phức sẽ tùy thuộc vào từng kim loại khác nhau trong môi trường ao nuôi. 

Tuy là hoạt chất không có độc như đã giải thích ở trên, nhưng khi tiếp xúc quá nhiều và tồn đọng lâu ngày thì có thể dẫn đến ức chế sự tổng hợp ADN (theo Heindorff et al., 1983, trích bởi EPA, 2004). Và khi đi vào trong cơ thể hoạt chất này không thể tự đào thải mà tồn tại trong thận 95%, và 5% còn lại trong túi mật (EPA, 2004). 

Để tránh các tình trạng này khi sử dụng EDTA nên tìm kiếm một sản phẩm công dụng tương tự nhưng có tính an toàn hơn. Một trong những giải pháp thay thế EDTA mà bà con có thể sử dụng an toàn là chế phẩm sinh học Microbe-lift. 

Một số loại chế phẩm Microbe-lift thường được nhiều người ưa chuộng sử dụng phải kể đến như: Microbe-Lift N1, Microbe-Lift Aqua C, Microbe-Lift DFM, Microbe-Lift SA. Tùy vào vấn đề xảy ra khi nuôi tôm mà từng loại sẽ được sử dụng với các công dụng chuyên biệt khác nhau. Cụ thể:

Với những thông tin về “EDTA là gì ? Tác dụng của edta trong nuôi tôm” được cung cấp ở trên,  Biogency  hy vọng bà con sẽ hiểu hơn về loại hóa chất này để áp dụng vào trong quá trình nuôi tôm tránh được những rủi ro và bệnh tật không mong muốn nhé!

Tài liệu tham khảo:

HEINDORFF, Konrad, et al. Genetic toxicology of ethylenediaminetetraacetic acid (EDTA). Mutation Research/Reviews in Genetic Toxicology, 1983, 115.2: 149-173.

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký