Hệ thống xử lý nước thải cao su bị sốc tải do đâu? Cách khắc phục

Hệ thống xử lý nước thải cao su bị sốc tải do đâu? Cách khắc phục

Hệ thống xử lý nước thải cao su bị sốc tải là hiện tượng phổ biến do loại hình nước thải này có lưu lượng nước lớn. Trong bài viết này cùng BIOGENCY điểm qua lý do cũng như hướng khắc phục hệ thống xử lý nước thải cao su bị sốc tải.

Hiện tượng sốc tải là gì?

“Sốc tải” là hiện tượng khi lưu lượng nước thải đột ngột tăng khiến hệ thống hoạt động hết công suất, các tuyến thu gom nhanh hư hỏng khiến nước thải chảy tràn, hệ thống xử lý sinh học mất cân bằng, giảm năng suất xử lý. Đây là hiện tượng thường gặp, tuy nhiên nếu không được khắc phục kịp thời sẽ rất dễ làm ảnh hưởng đến quy trình xử lý của hệ thống cũng như chất lượng nước đầu ra.

Hệ thống xử lý nước thải cao su bị sốc tải do đâu? Biểu hiện của hiện tượng sốc tải

Nguyên nhân chính của hiện tượng sốc tải là do lưu lượng nước thải đột ngột tăng khiến hệ thống không đáp ứng kịp. Điều này có thể bắt nguồn từ việc công suất của hệ thống không được tính toán kỹ khi thiết kế, không có phương án nâng công suất khi để tránh “sốc tải”. Hoặc do hệ thống không được vận hành đúng cách, hoạt động lâu không được bảo dưỡng bảo trì tốt, sử dụng công nghệ cũ,…

Đối với nước thải cao su, nhiều hệ thống thường gặp tình trạng sốc tải, nhất là thời điểm số lượng cao su sản xuất tăng, một số hệ thống thiết kế dư 10-20% tổng công suất nhưng khi áp dụng thực tế thì hiện tượng sốc tải vẫn diễn ra.

Khi lưu lượng nước thải tăng đồng nghĩa lượng chất ô nhiễm cũng tăng, rút ngắn thời gian lưu của nước thải trong hệ thống, gây ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý. Điều này làm hệ vi sinh trong các bể sinh học không kịp thích nghi, bị “sốc” hoặc thậm chí là chết do quá tải, ảnh hưởng lớn đến hiệu suất xử lý COD, đặc biệt là giảm hiệu suất xử lý Nitơ và Amonia, khiến đầu ra vượt quy chuẩn xả thải. Lúc này khi quan sát ở các bể sẽ thấy các hiện tượng như:

Hệ thống xử lý nước thải cao su bị sốc tải do đâu? Cách khắc phục
Hiện tượng hệ thống xử lý nước thải cao su bị sốc tải.

Cách khắc phục hệ thống xử lý nước thải cao su bị sốc tải

Khi hệ thống xử lý nước thải cao su bị sốc tải, nhà vận hành cần có phương án xử lý kịp thời, tránh gây ảnh hưởng nặng nề đến hiệu suất của toàn hệ thống, khiến nước thải đầu ra không đạt. Dưới đây là các gợi ý về cách khắc phục.

Giảm lưu lượng nước đầu vào

Trước hết cần giảm lưu lượng nước thải đầu vào, lưu lượng nước có thể thấp hơn mức tối thiểu bình thường để giảm tải lượng xử lý. Duy trì lưu lượng nước này cho đến khi khắc phục được sự cố.

Để giảm nồng độ chất ô nhiễm có thể pha loãng với nước sạch vào bể xử lý sinh học. Đối với bọt trắng, có thể dùng thêm chất khử bọt bề mặt. Bên cạnh đó, nhà vận hành cần thường xuyên kiểm tra lượng hóa chất trước khi bơm định lượng vào bể, trường hợp chất ô nhiễm quá cao có thể tách riêng ra để xử lý.

Bổ sung dinh dưỡng và vi sinh

Lưu lượng nước thải tăng sẽ làm vi sinh sốc tải, vi sinh yếu dần đến chết. Do đó cần bổ sung dinh dưỡng cho vi sinh như NPK, đường để tăng cường thức ăn cho vi sinh vật. Đồng thời cần bổ sung thêm các chủng vi sinh như Bacillus sp., Clostridium sp., Desulfovibrio sp.,… để giảm hiện tượng vi sinh chết, khắc phục hệ thống và tăng cường hiệu suất xử lý của các bể sinh học.

Với nước thải có lưu lượng và nồng độ ô nhiễm cao như nước thải cao su thì vi sinh bổ sung nên có hoạt tính mạnh, chịu được tải lượng COD cao, nổi bật như men vi sinh Microbe-Lift IND, sản phẩm chứa quần thể 13 chủng vi sinh được phân lập và nuôi cấy dạng lỏng hoạt động mạnh gấp 5 đến 10 lần vi sinh thông thường. Nhờ vậy sẽ nhanh chóng khắc phục hiện tượng vi sinh bị chết do tải lượng đầu vào tăng cao, phục hồi nhanh hệ thống xử lý nước thải cao su sau khi bị sự cố, tăng hiệu suất xử lý nước thải của toàn hệ thống.

Hệ thống xử lý nước thải cao su bị sốc tải do đâu? Cách khắc phục
Bổ sung men vi sinh có hoạt tính mạnh, chịu tải lượng cao để khắc phục tình trạng hệ thống xử lý nước thải cao su bị sốc tải.

Microbe-Lift là thương hiệu được sản xuất bởi Viện nghiên cứu sinh thái Hoa Kỳ (Ecological Laboratories Inc.,) với hơn 50 năm kinh nghiệm trong nghiên cứu, phân lập các chủng vi sinh vật. Đồng thời là đơn vị nắm giữ công nghệ và công thức sản xuất độc quyền các sản phẩm sinh học mang lại hiệu quả vượt trội.

Microbe-Lift IND chịu được tải lượng COD cao lên đến 12.000 mg/l, phân hủy được những hợp chất hữu cơ khó phân hủy như Benzene-, Toluene- hoặc Xylene- (BTX).

Sản phẩm men vi sinh Microbe-Lift IND ở dạng lỏng, sử dụng ngay mà không cần ngâm ủ. Ban chỉ cần sử dụng theo liều lượng quy định, đảm bảo pH ổn định, chỉ sau 2 tuần nước sẽ trong hơn, bông bùn to và lắng nhanh, sau 4 tuần hiệu suất xử lý BOD sẽ ổn định, tăng hiệu suất xử lý sinh học có thể lên đến 85%, bể sẽ không còn hiện tượng nổi bọt trắng.

Hệ thống xử lý nước thải cao su bị sốc tải do đâu? Cách khắc phục
SV30 sau khi sử dụng Microbe-Lift, bông bùn to, lắng nhanh, nước trong.

Nâng cấp hệ thống

Với trường hợp hệ thống lâu năm, sử dụng công nghệ cũ thì cần cân nhắc việc nâng cấp để tăng công suất, tăng hiệu suất xử lý, tránh trường hợp lưu lượng nước thải tăng gây sốc tải. Chú ý tuyến cống hư hỏng nên được thay bằng đường cống bằng bê tông hoặc nhựa HDPE/thép không gỉ để kéo dài tuổi thọ của hệ thống.

Bên cạnh đó, nước thải cao su chứa hàm lượng lớn chất hữu cơ, việc sử dụng định kỳ men vi sinh như Microbe-Lift IND sẽ giúp hệ vi sinh hoạt động với hiệu suất ổn định, lưu lượng nước có thay đổi cũng không ảnh hưởng hay làm chết vi sinh, ảnh hưởng đến hệ thống và nước thải đầu ra.

BIOGENCY hiện là đơn vị phân phối chính hãng các sản phẩm từ thương hiệu men vi sinh Microbe-Lift tại thị trường Việt Nam. Đồng thời BIOGENCY chuyên cung cấp các giải pháp môi trường bằng công nghệ sinh học với đội ngũ kỹ sư chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, tận tâm sẽ hỗ trợ phương án hiệu quả nhất với tình hình thực tế.

Để được tư vấn phương án khắc phục hệ thống xử lý nước thải cao su bị sốc tải chi tiết, vui lòng liên hệ BIOGENCY qua Hotline 0909 538 514

>>> Xem thêm: 3 bước để xử lý Nitơ Amonia đạt chuẩn nhanh!

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký