Thanh phan dac trung nuoc thai che bien cao su 01

Thành phần, đặc trưng nước thải chế biến cao su

Nước thải cao su là một trong những loại nước thải khó xử lý vì lượng nước thải lớn đi kèm nồng độ các chất ô nhiễm ở mức rất cao. Muốn xử lý được triệt độ nước thải sản xuất, chế biến cao su, đảm bảo tiêu chuẩn xả thải thì đơn vị vận hành hệ thống cần nắm rõ thành phần, đặc trưng của loại nước thải này.

Thành phần, đặc trưng nước thải chế biến cao su

Nguồn gốc nước thải cao su

Trong quá trình chế biến mủ cao su, nước thải phát sinh chủ yếu từ các công đoạn sản xuất sau:

  • Dây chuyền chế biến mủ ly tâm: Nước thải phát sinh từ quá trình ly tâm, rửa máy móc thiết bị và vệ sinh nhà xưởng.
  • Dây chuyền chế biến mủ nước: Nước thải phát sinh từ khâu đánh đông, từ quá trình cán băm, cán tạo tờ, băm cốm. Ngoài ra nước thải còn phát sinh do quá trình rửa máy móc thiết bị và vệ sinh nhà xưởng.
  • Dây chuyền chế biến mủ tạp: Đây là dây chuyền sản xuất tiêu hao nhiều nước nhất trong các dây chuyền chế biến mủ. Nước thải phát sinh từ quá trình ngâm, rửa mù tạp, từ quá trình cán băm, cán tạo tờ, băm cốm, rửa máy móc thiết bị và vệ sinh nhà xưởng. Ngoài ra nước thải còn phát sinh do rửa xe chở mủ và sinh hoạt.

Ngoài ra nước thải cao su còn bao gồm cả nước thải sinh hoạt hằng ngày của cán bộ công nhân viên nhà máy từ tắm rửa, giặt giũ đến vệ sinh… 

Đặc trưng và ảnh hưởng của nước thải cao su

Đặc trưng và ảnh hưởng của nước thải cao su

Với những nguồn phát sinh ở nhiều công đoạn xử lý khác nhau, có thể thấy nước thải cao su có lượng nước xử lý lớn, đồng thời chứa nhiều chất ô nhiễm, trong đó chủ yếu là các chất hữu cơ. Cụ thể, nước thải cao su có những tính chất sau:

  • Độ pH từ 4.2-5.2
  • 90% là chất rắn dễ bay hơi
  • Hàm lượng Nitơ trong Amoniac cao
  • Protein phân hủy tạo ra nhiều mùi hôi, sinh ra nhiều khí khác như NH3, CH3COOH, H2S…
  • Hàm lượng Photpho cao
  • COD 15.000mg/l, BOD 12.000 mg/l

Ảnh hưởng của nước thải cao su khi không xử lý xả ra môi trường

Nước thải cao su nếu không xử lý triệt để, xả thải trực tiếp ra môi trường sẽ là mối nguy vô cùng lớn. Cụ thể, nước thải sơ chế cao su, sau thời gian tồn trữ vào khoảng 2 – 3 ngày sẽ xảy ra hiện tượng phân hủy, oxy hóa ảnh hưởng xấu đến môi trường. Nếu thải ra ngoài sẽ gây ô nhiễm nghiêm trọng đối với nguồn nước, làm đục nước, nổi váng lợn cợn, bốc mùi hôi thối.

Hàm lượng chất hữu cơ khá cao sẽ tiêu hủy dưỡng khí cho quá trình tự hủy, thêm vào đó cao su đông tụ nổi váng trên bề mặt sẽ ngăn cản Oxy hòa tan dẫn đến hàm lượng DO trong nước giảm, làm chết thủy sinh vật, hạn chế sự phát triển của thực vật. Mặt khác, tại nguồn tiếp nhận nước thải, do quá trình lên men yếm khí sinh ra mùi hôi gây khó thở, ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân và chất lượng nước cấp cho sinh hoạt, sản xuất.

Chính vì những ảnh hưởng nghiêm trọng ấy, để hạn chế ô nhiễm môi trường, giảm thiểu tác động đến con người, theo quy định mỗi nhà máy sản xuất cao su cần có hệ thống xử lý nước thải đảm bảo đạt tiêu chuẩn xả thải đầu ra theo đúng quy chuẩn.

Quy chuẩn giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải cao su trước khi xả thải ra nguồn tiếp nhận theo quy định QCVN 01-MT : 2015/BTNMT

 

TT Thông số Đơn vị Giá trị C
A B
1 pH 6 – 9 6 – 9
2 BOD5 (20°C) mg/l 30 50
3 COD Cơ sở mới mg/l 75 200
Cơ sở đang hoạt động mg/l 100 250
4 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 50 100
5 Tổng nitơ (Tổng N) Cơ sở mới mg/l 40 60
Cơ sở đang hoạt động mg/l 50 80
6 Amoni

(NH4+ tính theo N)

Cơ sở mới mg/l 10 40
Cơ sở đang hoạt động mg/l 15 60

Phương pháp xử lý nước thải cao su triệt để, tối ưu chi phí

Các phương pháp xử lý nước thải cao su gồm xử lý cơ học, hóa học, vật lý và sinh học. Vì đặc trưng nước thải cao su chứa hàm lượng lớn các chất hữu cơ. Do đó phương pháp xử lý sinh học đóng vai trò quan trọng giúp phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải. Với phương pháp xử lý sinh học công trình được ứng dụng chủ yếu là bể xử lý sinh học kỵ khí UASB, bể hiếu khí Aerotank.

Quy trình xử lý nước thải cao su

xulinuocthaichebienmucaosu 691x1024 1

CÁCH TĂNG HIỆU SUẤT VI SINH XỬ LÝ TRIỆT ĐỂ NƯỚC THẢI CAO SU 

CÁCH TĂNG HIỆU SUẤT VI SINH XỬ LÝ TRIỆT ĐỂ NƯỚC THẢI CAO SU 

Phương pháp xử lý sinh học dựa vào hoạt động sống của vi sinh vật, chúng sử dụng các chất hữu cơ có trong nước thải để sinh trưởng, phát triển, phân hủy các chất hữu cơ. Từ đó giảm các chỉ tiêu BOD, COD, TSS, N, P trong nước thải. Đồng thời kiểm soát tốt mùi hôi.

Tuy nhiên trên thực tế, nhiều hệ thống gặp phải vấn đề đối với vi sinh như vi sinh chết, bị sốc tải, thiếu dinh dưỡng, không hoạt động tốt… khiến nước thải xử lý không triệt để, tốn kém chi phí vận hành. 

Để khắc phục tình trạng này, cách tối ưu nhất là bổ sung men vi sinh Microbe-Lift IND. Đây là dòng men vi sinh có nguồn gốc từ Hoa Kỳ, sở hữu 13 chủng vi sinh chuyên biệt có hiệu suất hoạt động cao gấp 5-10 lần vi sinh thông thường. Đồng thời với công nghệ nuôi cấy độc quyền giúp vi sinh thích nghi tốt các môi trường, hoạt động tốt, xử lý chất thải hiệu quả.

Lợi ích khi bổ sung men vi sinh Microbe-Lift IND:

  • Giảm BOD, COD, TSS.
  • Giảm hiện tượng vi sinh bị chết do tải lượng đầu vào tăng cao.
  • Phục hồi nhanh hệ thống xử lý nước thải sau khi bị sự cố.
  • Tăng cường quá trình khử Nitrat, do chứa chủng vi sinh Khử Nitrat Pseudomonas sp giúp giảm Nitơ tổng, Ammonia, Nitrit, Nitrat.
  • Tăng cường quá trình phân hủy sinh học của toàn hệ thống.
  • Giảm mùi hôi và giảm lượng bùn thải.

Ngoài ra với các hệ thống có hàm lượng Nitơ, Amoni cao có thể bổ sung thêm men vi sinh Microbe-Lift N1 để tăng hiệu suất xử lý Nitơ. Men vi sinh Microbe-Lift dễ sử dụng, dễ vận hành, dễ bảo quản. Đội ngũ kỹ thuật viên của Biogency sẽ hỗ trợ bạn cách sử dụng men vi sinh hiệu quả nhất, đồng thời tối ưu được chi phí trong thời gian dài.

Để được hỗ trợ, liên hệ ngay cho chúng tôi theo Hotline 0909 538 514

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký