Ngành chế biến thủy sản có lượng nước thải, chất thải rắn và khí thải ra ngoài môi trường lớn. Chế phẩm vi sinh đã được ứng dụng rộng rãi xử lý hiệu quả nước thải này.
Tuy nhiên, để sử dụng sao cho hiệu quả chúng ta cần phải biết những vấn đề sau:
Các nội dung chính
Đặc trưng của nước thải chế biến thủy sản
Ô nhiễm do nước thải tại các cơ sở chế biến thủy sản gồm: Nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt:
- Nước thải sản xuất: Sinh ra trong quá trình chế biến và nước vệ sinh nhà xưởng, máy móc, thiết bị. Thành phần nước thải bao gồm: Chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng, chất cặn bã, vi sinh vật và dầu mỡ…
Lưu lượng và thành phần nước thải chế biến thủy sản rất khác nhau giữa các nhà máy. Tùy thuộc vào nguồn nguyên liệu sử dụng và thành phần các chất sử dụng trong chế biến. Ví dụ như: Các chất tẩy rửa, phụ gia…
- Nước thải sinh hoạt: Sinh ra tại các khu vực vệ sinh và nhà ăn.
Thành phần nước thải bao gồm: Chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng, chất cặn bã, vi sinh vật và các chất dinh dưỡng…
Xem thêm: Các thành phần trong nước thải chế biến thủy sản
Bảng kết quả phân tích chất lượng nước thải chế biến thủy sản
Công nghệ xử lý nước thải chế biến thủy sản
Cũng giống các sơ đồ công nghệ dành cho các loại nước thải ngành khác, nước thải sẽ qua song chắn rác –> bể lắng sơ cấp –> bể điều hoà –> bể UASB.
Đầu vào COD, BOD của nước thải chế biến thủy sản khá cao. Do đó, hệ thống cần tính toán xây dựng bể UASB hợp lý. Từ đó giảm tải cho bể Aerotank phía sau. Tại bể UASB, độ pH thuận lợi cho hoạt động của vi sinh vật là 6,7-7,5. Hiệu suất xử lý COD, BOD của bể này đạt 60 – 80%.
Sau đó, nước thải từ bể UASB được dẫn qua bể Aerotank để xử lý triệt để các chất hữu cơ. Tại bể Aerotank diễn ra quá trình sinh học hiếu khí được duy trì từ máy thổi khí. Tại đây, các vi sinh vật ở dạng hiếu khí sẽ phân hủy các chất hữu cơ còn lại trong nước thải thành các chất vô cơ dạng đơn giản như CO2, H2O. Hiệu quả xử lý COD trong bể này đạt từ 90-95%. Nồng độ oxy trong nước luôn luôn được duy trì ở mức DO > 2mg/l.
Sau khi qua các công nghệ sinh học, dòng nước thải tiếp tục qua bể lắng thứ cấp, bể lọc rồi bể khử trùng. Cuối cùng nước thải đầu ra thải ra ngoài môi trường đạt chuẩn xả thải quốc gia QCVN 11:2015/BTNMT.
>>>>Tìm hiểu thêm: QUY CHUẨN NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN THỦY SẢN
Hướng dẫn nuôi cấy vi sinh trong bể sinh học nước thải chế biến thủy sản
Cụm bể UASB và Aerotank là 2 bể quan trọng nhất trong hệ thống xử lý nước thải chế biến thuỷ hải sản. Tốn rất nhiều tiền bạc và công sức để xây dựng, khởi động và duy trì 2 bể này. Công ty TNHH Đất Hợp là đơn vị nhập khẩu trực tiếp chế phẩm vi sinh Microbe -Lift từ USA – Dòng vi sinh nổi tiếng trong lĩnh vực xử lý nước thải. Công ty sẽ hướng dẫn bạn cách nuôi cấy vi sinh bằng chế phẩm vi sinh này. Xem chi tiết hướng dẫn nuôi vi sinh
Vi sinh Microbe-Lift IND – Hỗ trợ đắc lực cho giai đoạn nuôi cấy và phục hồi hệ vi sinh bể sinh học
- Hình dạng, cảm quan: Dung dịch dạng lỏng.
- Màu sắc: Tía đến đỏ.
- Tỷ trọng: 1.04.
- pH: 6.5 – 7.5 “Phạm vi biến đổi tự nhiên”.
- Mùi: Mùi sulfide.
Liên hệ ngay hotline 0909 538 514 để được tư vấn chi tiết miễn phí về phương án và liều lượng chi tiết miễn phí cho từng bể sinh học cụ thể.
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh