Nước thải sản xuất phô mai: Nguồn gốc và quy trình xử lý

Nước thải sản xuất phô mai: Nguồn gốc và quy trình xử lý

Nước thải sản xuất phô mai chứa nhiều chất hữu cơ, chất béo và vi sinh vật, đòi hỏi quy trình xử lý nghiêm ngặt để tránh ô nhiễm môi trường. Bài viết dưới đây BIOGENCY sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết nguồn phát sinh, các phương pháp hiệu quả giúp tối ưu quá trình xử lý nước thải từ sản xuất phô mai. 

Nguồn gốc nước thải sản xuất phô mai

Quy trình sản xuất phô mai có thể khác nhau tùy vào từng loại, tuy nhiên đều trải qua các giai đoạn như thanh trùng, phối trộn, đông tụ và bảo quản. Ví dụ phô mai Burrata trải qua bước nhồi và tạo hình, trong khi Cream Cheese trải qua giai đoạn đồng hóa và đun cách thủy.

Vì thành phần chính của phô mai gồm sữa tươi, dầu olive, kem béo, muối nên nước thải phát sinh từ quá trình này thường chứa nhiều chất hữu cơ, dầu mỡ, hóa chất và vi sinh vật. Bên cạnh đó, vệ sinh máy móc, giặt đồng phục, hệ thống lọc nước RO, xả cặn đáy lò hơi và nước thải sinh hoạt từ nhà ăn, nhà vệ sinh cũng góp phần vào tổng lượng nước thải cần xử lý.

Nước thải sản xuất phô mai phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau, tuỳ vào loại phô mai sản xuất.
Nước thải sản xuất phô mai phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau, tuỳ vào loại phô mai sản xuất.

Quy trình xử lý nước thải sản xuất phô mai hiệu quả

Quy trình xử lý nước thải sản xuất phô mai bao gồm các bước dưới đây:

Nước thải phát sinh từ nhà máy sản xuất > Bể thu gom (Bể thu gom dòng nặng và Bể thu gom dòng nhẹ) > Bể điều hòa > Cụm tuyển nổi > Bể tuyển nổi siêu nông DAF > Bể trung gian > Bể UASB > Bể Anoxic > Bể Aerotank > Bể lắng sinh học > Bể khử trùng > Bể chứa bùn

Bể thu gom dòng nặng

Đây là nơi thu thập nước thải dòng nặng từ hoạt động vệ sinh thiết bị. Bể không xử lý ô nhiễm mà chỉ thu gom và phân phối nước thải đến các công trình xử lý phía sau. Tại đây giỏ lược rác thô được lắp đặt để loại bỏ chất thải rắn lớn và hạn chế ảnh hưởng đến thiết bị cơ khí.

Bể thu gom dòng nhẹ

Bể này thu thập nước thải dòng nhẹ từ hoạt động sản xuất. Tương tự bể thu gom dòng nặng, bể này cũng lắp giỏ lược rác thô để loại bỏ chất rắn lớn. Nước thải được bơm lên giỏ lược rác tinh trước khi chuyển vào bể điều hòa.

Bể điều hòa

Bể điều hòa điều chỉnh lưu lượng và chất lượng nước thải như độ pH, BOD, COD và các chỉ số khác, giúp ổn định quá trình sử dụng hóa chất và hoạt động của thiết bị. Hệ thống sục khí trong bể giúp phân hủy một phần chất hữu cơ trước khi nước thải được bơm lên bể tuyển nổi.

Cụm tuyển nổi

Cụm tuyển nổi thực hiện quá trình keo tụ các hạt keo và cặn lơ lửng. Tại giai đoạn này, hóa chất PAC được bổ sung để nén điện tích các hạt keo, giúp kết lại thành bông cặn lớn hơn nhằm loại bỏ một phần nitơ hữu cơ trong nước thải.

Bể tuyển nổi siêu nông DAF

Bể DAF sử dụng khí hòa tan để loại bỏ các bông cặn lớn. Hỗn hợp khí và nước thải tạo thành bọt khí mịn, giúp tách bọt khí ra khỏi nước và kéo theo váng dầu cùng cặn lơ lửng, giúp loại bỏ chất rắn và dầu mỡ rất hiệu quả.

Bể trung gian

Tập trung nước thải sau Bể DAF và bơm lên bể UASB với lưu lượng ổn định. Nước thải từ Bể UASB tự chảy về ngăn 2 – bể trung gian, một phần được dẫn qua Ngăn 1 để pha trộn với nước thải từ Bể DAF, phần còn lại tự chảy qua bể anoxic.

Bể sinh học kỵ khí UASB

Quá trình xử lý kỵ khí chuyển hóa chất hữu cơ thành khí metan và CO2. Trong đó 3 nhóm vi sinh vật chính tham gia gồm vi khuẩn axit hóa, acetate hóa, metan hóa giúp phân hủy chất hữu cơ trong nước thải.

Bể sinh học thiếu khí Anoxic

Khử nitrat thành nito tự do với sự tham gia của vi sinh vật tùy nghi. Máy khuấy chìm được lắp đặt để cung cấp oxy cho quá trình khử nitrat. Sau khi xử lý, nước thải tiếp tục tự chảy vào Bể Aerotank.

Bể sinh học hiếu khí Aerotank

Giảm nồng độ chất hữu cơ nhờ vi sinh vật dị dưỡng hiếu khí và thực hiện quá trình nitrat hóa với nhóm vi sinh tự dưỡng như Nitrosomonas và Nitrobacter. Nước thải từ bể sẽ được tuần hoàn về bể anoxic để khử nitrat.

Bể lắng sinh học

Tách bông bùn vi sinh khỏi nước thải bằng trọng lực. Bùn sau lắng được tuần hoàn về bể anoxic hoặc vào bể chứa bùn sinh học để xả bùn dư, sau đó nước thải được dẫn qua bể khử trùng.

Bể khử trùng

Hóa chất được châm vào để điều chỉnh pH và tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh trước khi nước thải thải ra môi trường.

Bể chứa bùn

Lưu trữ bùn dư phát sinh từ các công đoạn xử lý. Bể này được thiết kế để gom bùn trước khi tiến hành xử lý hoặc thải bỏ theo đúng quy định.

Quy trình xử lý nước thải sản xuất phô mai hiệu quả
Quy trình xử lý nước thải sản xuất phô mai hiệu quả

Bổ sung chế phẩm sinh học giúp tăng hiệu quả xử lý nước thải sản xuất phô mai

Hiện nay, chế phẩm sinh học đang trở thành giải pháp hiệu quả trong việc xử lý nước thải sản xuất phô mai, nơi nước thải chứa nhiều chất hữu cơ và vi sinh vật. Trong đó, sản phẩm nổi bật là men vi sinh Microbe-Lift từ thương hiệu BIOGENCY giúp tăng hiệu quả xử lý nước thải qua các hệ thống bể sinh học.

  • Men vi sinh Microbe-Lift BIOGAS: Sản phẩm này là một sự kết hợp mạnh mẽ của các vi sinh vật kỵ khí, có khả năng hoạt động mạnh mẽ hơn từ 5 – 10 lần so với các chế phẩm thông thường. Microbe-Lift BIOGAS giúp cải thiện đáng kể hiệu quả của bể kỵ khí UASB, làm giảm nồng độ các chất hữu cơ như COD và BOD lên đến 80%, giúp giảm tải cho các bể sinh học hiếu khí trong hệ thống xử lý.
  • Men vi sinh Microbe-Lift IND: Sản phẩm có khả năng hoạt động mạnh mẽ gấp 5 đến 10 lần so với các vi sinh thông thường. Đây cũng là thành phần chính trong dòng vi sinh môi trường, chứa quần thể vi sinh được phân lập và nuôi cấy dạng lỏng.  Chuyên dùng giảm BOD, COD, TSS cho nước thải đa ngành, bao gồm cả nước thải sản xuất phô mai.
  • Men vi sinh Microbe-Lift N1: Sản phẩm này bao gồm hai chủng vi sinh vật Nitrosomonas và Nitrobacter, có vai trò quan trọng trong quá trình xử lý Nitơ. Microbe-Lift N1 thúc đẩy quá trình Nitrat hóa trong bể sinh học hiếu khí, giúp giảm nhanh chóng các hợp chất Nitrit và Amonia trong nước thải, đảm bảo chất lượng nước thải đạt tiêu chuẩn.
Tăng hiệu quả xử lý nước thải phô mai bằng chế phẩm sinh học
Tăng hiệu quả xử lý nước thải phô mai bằng chế phẩm sinh học

Bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về giải pháp xử lý nước thải sản xuất phô mai. Trong đó, việc ứng dụng chế phẩm sinh học Microbe-Lift không chỉ giúp tối ưu hiệu quả xử lý mà còn giảm thiểu tác động đến môi trường. Nếu bạn cần tư vấn chi tiết hơn, liên hệ ngay với BIOGENCY qua hotline 0909 538 514 để được hỗ trợ!

>>> Xem thêm: Chỉ tiêu tổng Nitơ có khó xử lý để nước thải đạt chuẩn?