khac phuc hien tuong soc tai trong xu ly nuoc thai che bien thuy san dathop

Khắc phục hiện tượng sốc tải trong xử lý nước thải chế biến thủy sản

Sốc tải là hiện tượng nước thải đầu vào vượt quá mức tiêu chuẩn của hệ thống. Làm thế nào để khắc phục hiện tượng sốc tải trong xử lý nước thải chế biến thủy sản? Đây là câu hỏi mà ngày càng nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất rất quan tâm.

Quy trình xử lý nước thải chế biến thủy sản (cụ thể là chế biến cá khô) bao gồm:

  • Nước thải được thu gom tại bể thu gom. Sau đó chảy sang bể điều hòa lưu lượng các chất ô nhiễm.
  • Nước thải sau bể điều hòa được bơm lên bể Anoxic. Nước tự chảy sang bể sinh học hiếu khí. Qua bể lắng sinh học, hệ thống khử trùng rồi xả thải ra ngoài.
khac phuc hien tuong soc tai trong xu ly nuoc thai che bien thuy san dathop 01
Hình 1. Chế biến cá khô.

Hệ thống xử lý nước thải vận hành được một thời gian, bể sinh học hiếu khí bọt trắng to sinh ra nhiều. Bùn màu vàng đẹp nhưng không kết bông, rất mịn và khó lắng.

khac phuc hien tuong soc tai trong xu ly nuoc thai che bien thuy san dathop 02
Hình 2. Bùn màu vàng nhưng không kết bông, rất mịn và khó lắng.

Nguyên nhân sinh ra hiện tượng sốc tải

  • Bọt trắng sinh ra nhiều trong bể sinh học hiếu khí: Do hàm lượng chất ô nhiễm đầu vào tăng cao hoặc có chất độc, chất tẩy rửa.
  • Bùn khó lắng: Trong nước thải có chất độc hoặc chất tẩy rửa làm vi sinh chết. Gây nhớt, làm bùn khó lắng.
khac phuc hien tuong soc tai trong xu ly nuoc thai che bien thuy san dathop 03
Hình 3. Bùn khó lắng.
  • Bùn rất mịn: Kiểm tra lại tỉ lệ F/M (Food (thức ăn)/Microorganism(vi sinh vật)). Tỉ lệ F/M thông thường nằm trong khoảng 0.5 – 0.75. Nếu tỉ lệ F/M thấp hơn khoảng này thì trong bể hiếu khí thiếu thức ăn và thừa nhiều vi sinh vật. Khi thức ăn bị thiếu, vi khuẩn không còn sinh sản mà tự phân hủy nội bào, không thể phát triển bông bùn. Do đó bùn rất mịn.

Làm thế nào để giải quyết tình trạng sốc tải cho hệ thống xử lý nước thải chế biến thủy sản?

  • Giảm lưu lượng nước thải đầu vào. Pha thêm nước sạch vào bể để giảm nồng độ ô nhiễm. Nếu bọt phát sinh nhiều quá có thể dùng hóa chất để khử bọt bề mặt.
  • Kiểm tra các hóa chất tẩy rửa hoặc các hóa chất trong quá trình chế biến thủy sản. Tách dòng riêng ra để xử lý.
  • Bổ sung dinh dưỡng (mật rỉ đường, phân NPK,…) để tăng hàm lượng thức ăn cho vi sinh vật. Đồng thời, bổ sung thêm vi sinh xử lý nước thải chế biến thủy sản MicrobeLift IND để tăng khả năng phục hồi của bể sinh học.
khac phuc hien tuong soc tai trong xu ly nuoc thai che bien thuy san dathop 04
Hình 4. Vi sinh xử lý nước thải MicrobeLift IND.

Trong quá trình vận hành thì nên kiểm soát các yếu tố như: DO, nhiệt độ, tỉ lệ F/M, tuổi bùn, pH, MLVSS… Thường xuyên bổ sung vi sinh xử lý nước thải thủy sản MicrobeLift. Giúp hệ thống xử lý nước thải thủy sản được vận hành ổn định. Nếu hệ thống có bất thường cũng dễ tìm ra nguyên nhân và đưa ra hướng khắc phục nhanh nhất. Để không gián đoạn quá trình hoạt động của nhà máy.

Xem thêm: Giảm amoni và nito trong nước thải chế biến thủy sản

Sản phẩm Vi sinh MicrobeLift được nhập khẩu và phân phối bởi Công ty TNHH Đất Hợp.

Nếu có bất kì thắc mắc nào hoặc cần sự hỗ trợ, tư vấn, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua Hotline: 0909 538 514. Chúng tôi luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn.


Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH ĐẤT HỢP
Địa chỉ: Số 2, Đường số 4, Khu nhà ở Vạn Phúc 1, P. Hiệp Bình Phước, Q. Thủ Đức, Tp.HCM
Hotline/Zalo: 0909 538 514
Website: https://microbelift.vn/

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký

Để lại một bình luận