Giam Amonia trong nuoc thai thuy san

Giảm Amonia và Nitơ tổng trong nước thải chế biến thủy sản

Với điều kiện tối ưu để quá trình xử lý Amonia xảy ra, giảm được nồng độ Amonia tổng trong nước thải thủy sản xuống 15 – 20 trong 01 – 03 tuần xử lý. Trong vòng 04 – 06 tuần tiếp theo, nồng độ Nitơ tổng đạt tiêu chuẩn xả thải.

Nước thải của chế biến thủy sản từ quá trình rửa và sơ chế nguyên liệu. Thành phần, nước thải rất phức tạp, được phát sinh từ nhiều nguồn như: Thịt vụn, ruột các loại thủy sản, vảy cá, mỡ cá,… nên nguồn nước thải chế biến thủy sản thường có mùi tanh.

Các vấn đề thường gặp tại hệ thống xử lý nước thải chế biến thủy sản

Trong quá trình xử lý nước thải chế biến thủy sản, các kỹ sư vận hành luôn đau đầu vì nước thải đầu ra không đạt. Nguyên nhân của tình trạng này thường xảy ra ở bốn yếu tố sau:

Nước thải chế biến thủy sản vượt chỉ tiêu Amonia và Nitơ tổng trong nước thải

giam amonia va nito trong nuoc thai che bien thuy san microbelift 01
Hình 1. Nước thải chế biến thủy sản đầu ra thường bị vượt chỉ tiêu Amonia và Nitơ tổng.

Hệ thống nước thải thủy sản gặp tình trạng bùn nhẹ, xốp, khó lắng, SVI cao (250 – 300)

Giam Amonia trong nuoc thai thuy san
Hình 2. Mẫu nước thải thủy sản gặp tình trạng bùn nhẹ, xốp, khó lắng.

Nước thải xuất hiện nhiều vi khuẩn dạng sợi khi kiểm tra dưới kính hiển vi

giam amonia va nito trong nuoc thai che bien thuy san microbelift 03
Hình 3. Vi khuẩn dạng sợi trong mẫu nước thải thủy sản khi soi dưới kính hiển vi.

Hệ thống nước thải bị bùn nổi tại bể lắng

Giam Amonia trong nuoc thai thuy san
Hình 4. Bùn nổi tại bể lắng của hệ thống xử lý nước thải chế biến thủy sản.

Cách khắc phục giúp nước thải chế biến thủy sản đạt chuẩn đầu ra

Khắc phục lại hệ vi sinh của các bể sinh học, xử lý BOD, COD và ổn định hiệu suất hệ thống với vi sinh Microbe-Lift IND

Vi sinh xử lý nước thải BOD, COD, TSS Microbe-Lift IND

  • Microbe-Lift IND chứa hỗn hợp 13 chủng vi sinh chọn lọc. Với mật độ vi sinh cao (387/450 triệu vi sinh/ml). Thích nghi được với tất cả các môi trường hiếu khí, kị khí và tùy nghi.
  • Các vi sinh vật trong Microbe-Lift IND thúc đẩy quá trình oxy hóa sinh học các hợp chất hữu cơ chậm phân hủy. Lấn át và kìm hãm sự phát triển của các vi sinh chuyển hóa Nitơ tồn tại trong hệ thống nước thải. Đồng thời, tăng hàm lượng MLSS trong bể sinh học. Giúp bông bùn phát triển to hơn và giảm BOD, COD, TSS. Duy trì sự ổn định chung của toàn hệ thống.
  • Microbe-Lift IND cung cấp sẵn chủng vi sinh vật cho quá trình khử Nitrate để hoàn thiện quá trình xử lý Nitơ đạt chuẩn. Các vi khuẩn dị dưỡng khử Nitrate khỏe mạnh này đã được phân lập trong vi sinh MicrobeLift IND bao gồm: Bacillus lichenliformis, Pseudomonas citronellolis, Wolinella succinogenes. Những vi khuẩn này có thể đạt được hiệu quả khử Nitrate nhanh hơn gấp 17 lần so với so với các vi khuẩn bản địa.

Từ ba yếu tố trên, có thể thấy, việc bổ sung MicrobeLift IND vào bể Anoxic, bể hiếu khí là cần thiết để phục hồi hệ vi sinh và hoàn tất quá trình xử lý Nitơ tổng trong nước thải. Đồng thời xử lý BOD, COD và ổn định hiệu suất toàn hệ thống.

Để giúp nước thả đầu ra đạt chuẩn, trong quá trình xử lý, cần kiểm soát các thông số sau:

giam amonia va nito trong nuoc thai che bien thuy san microbelift 05

Xử lý Amonia và Nitơ tổng trong nước thải đạt chuẩn xả thải bằng men vi sinh Microbe-Lift N1

Vi sinh xử lý nước thải Nitơ, Amonia Microbe-Lift N1

  • Microbe-Lift N1 là một quần thể vi sinh đạt hiệu quả cao trong chuyển hóa Nitơ. Được thiết kế đặc biệt để thúc đẩy, thiết lập và duy trì quá trình chuyển hóa nitơ trong các hệ thống xử lý nước thải (Tham khảo cách Microbe lift xử lý nito trong nước thải chế biến thủy sản).
  • Vi sinh Microbe-Lift N1 chứa vi khuẩn Nitrosomonas sppNitrobacter spp. Nitrosomonas spp chuyển hóa Amonia thành Nitrite và Nitrobacter spp chuyển hóa Nitrite thành Nitrate. Là quá trình quan trọng trong chuyển hóa và khử Amonia, Ni-tơ mà các sản phẩm trên thị trường chưa đáp ứng được.

Nhóm vi sinh chọn lọc có tính chuyên biệt cao này yêu cầu những điều kiện đặc biệt để đạt quá trình Nitrate hóa ổn định theo bảng dưới.

>> Xem thêm: Xử lý bùn thải trong chế biến thủy sản

Hiệu suất khi sử dụng vi sinh Microbe-Lift trong xử lý Nitơ, Amonia nước thải chế biến thủy sản

  • Sau khi bổ sung Microbe-Lift, trong vòng 07 ngày đầu tiên, có thể thấy được sự thay đổi của bể vi sinh: Bông bùn to hơn, khả năng lắng tốt hơn và hoạt tính xử lý hiệu quả hơn. Giảm lượng bùn nổi ở bể lắng. Ggiảm vi sinh dạng sợi trong bể hiếu khí.
  • Từ tuần thứ 02 trở đi, sẽ không xuất hiện bùn nổi tại bể lắng. Bùn lắng nhanh và nước trong.
  • Nồng độ COD giảm và ổn định hiệu suất được 60 – 70% so với trước khi sử dụng Microbe-Lift IND.
  • Với điều kiện tối ưu để quá trình xử lý Amonia xảy ra, giảm được nồng độ Amonia tổng trong nước thải thủy sản xuống 15 – 20 trong 01 – 03 tuần xử lý. Trong vòng 04 – 06 tuần tiếp theo, nồng độ Nitơ tổng đạt tiêu chuẩn xả thải.
  • Hiệu suất hệ thống sẽ ổn định từ 02 tuần – 05 tuần sau khi sử dụng vi sinh Microbe-Lift IND và Microbe-Lift N1.

Sau khi nước thải đầu ra đạt chuẩn, nên bổ sung duy trì một lượng nhỏ vi sinh Microbe-Lift N1 để duy trì hiệu suất hàng tháng tại bể sinh học hiếu khí.

Tham khảo: Khắc phục hiện tượng sốc tải trong hệ thống xử lý nước thải chế biến thủy sản

Trên đây là phương án phục hồi hệ vi sinh và xử lý Nitơ, Amonia cho hệ thống nước thải chế biến thủy sản. Để biết thêm thông tin về các giải pháp phù hợp cho từng hệ thống xử lý nước thải, hãy liên hệ cho Microbe-Lift qua số 0909 538 514 hoặc nhắn tin tại fanpage Vi sinh xử lý nước thải Microbe-Lift. Microbe-Lift sẽ hỗ trợ và tư vấn phương án phù hợp cho bạn.


Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH ĐẤT HỢP
Địa chỉ: Số 2, Đường số 4, Khu nhà ở Vạn Phúc 1, P. Hiệp Bình Phước, Q. Thủ Đức, Tp.HCM
Hotline/Zalo: 0909 538 514
Website: https://microbelift.vn/

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký

Trả lời