Trong nước thải chế biến cơm dừa, nồng độ BOD và COD cao gấp hàng trăm lần tiêu chuẩn cho phép. Các chất này nếu không được xử lý, thải ra nguồn tiếp nhận sẽ gây mùi hôi thối. Chúng phân hủy tạo thành CH4, CO2, H2S… Là các loại khí độc gây nguy hiểm cho con người và môi trường sống.
Các nội dung chính
Thủ phủ dừa Bến Tre – Việt Nam
Bến Tre có hơn 70.000 ha dừa, chiếm gần 40% diện tích trồng dừa của cả nước. Với sản lượng dừa hàng năm gần 600 triệu trái, Bến Tre trở thành một trong những vùng sản xuất, chế biến dừa lớn của nước ta. Bến Tre hiện có khoảng 1.970 cơ sở chế biến dừa với nhiều loại hình, quy mô khác nhau. Như cơ sở chế biến thạch dừa, dầu dừa, bột cốt dừa, kẹo dừa, than gáo dừa, xơ dừa… Với tổng sản lượng lên đến 20.000 tấn/năm.
Nước thải ngành chế biến cơm dừa
Nước thải của ngành dừa chủ yếu từ các nhà máy sản xuất có nguồn nguyên liệu là cơm dừa. Như nhà máy sản xuất bột cốt dừa, tinh dầu dừa, sữa dừa… Với lượng nước thải chế biến cơm dưa đầu ra có hàm lượng dầu cao. Gây rất nhiều trở ngại trong việc xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn xả thải ra môi trường.
Thành phần của nước thải chế biến cơm dừa
Bảng dưới đây là kết quả quan trắc tại một nhà máy sản xuất cơm dừa nạo sấy, tinh dầu dừa và bột cốt dừa. Trong quá trình khảo sát, nhận thấy trong hoạt động sản xuất bột cốt dừa, nước thải ra có nồng độ ô nhiễm cao hơn cả. Trong đó, nồng độ BOD và COD cao gấp hàng trăm lần tiêu chuẩn cho phép. Các chất này nếu không được xử lý, thải ra nguồn tiếp nhận sẽ gây mùi hôi thối. Chúng phân hủy tạo thành CH4, CO2, H2S… Là các loại khí độc gây nguy hiểm cho con người và môi trường sống.
Nước thải chế biến từ cơm dừa của các nhà máy được so sánh với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp QCVN 40:2011/BTNMT. Trong đó cột A cho phép xả thải vào nguồn nước sử dụng sinh hoạt. Cột B dành cho nguồn tiếp nhận sử dụng vào mục đích khác.
>>> Xem thêm: Doanh nghiệp cần lưu ý gì khi đầu tư vào hệ thống xử lý nước thải?
Quy trình xử lý nước thải chế biến cơm dừa
Quy trình xử lý nước thải chế biến cơm dừa được đề xuất như sau:
Sử dụng phương pháp sinh học trong xử lý nước thải chế biến cơm dừa
Phương pháp xử lý sinh học được dùng để xử lý các chất hữu cơ hòa tan có trong nước thải, cũng như một số thành phần ô nhiễm vô cơ khác, như: Ni-tơ, amoni, H2S… Phương pháp này dựa trên hoạt động vi sinh vật: Vi sinh vật sử dụng chất hữu cơ và một số khoáng chất làm thức ăn và phát triển.
Xử lý kỵ khí
Vi sinh vật kị khí hoạt động trong điều kiện không có oxy tạo thành khí Metan – CH4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kỵ khí bao gồm: pH và nhiệt độ của nước thải. Các chất dinh dưỡng, độc tính của H2S, NH3, các kim loại nặng… là nguyên nhân gây ức chế hoạt động của vi sinh vật kỵ khí.
Nước thải sau khi qua hệ thống xử lý kỵ khí có hàm lượng COD giảm từ 60 – 70%.
>>> Xem thêm: Ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến hệ thống xử lý nước thải
Kết hợp chế phẩm vi sinh Microbe-Lift BIOGAS trong xử lý kỵ khí
Microbe-Lift BIOGAS tập hợp những chủng vi sinh vật kỵ khí mạnh mẽ nhất. Có khả năng loại bỏ carbon cao. Giúp phân hủy những hợp chất hữu cơ khó phân hủy. Microbe-Lift BOIGAS thích nghi nhanh, hiệu quả nhanh. Ngay cả khi hàm lượng COD cao vượt ngưỡng kiểm soát. Giúp tăng lượng khí Biogas từ 30 – 50% và giảm nồng độ H2S sinh ra. Có thể hoạt động trong điều kiện độ mặn lên đến 40 ‰ (4%).
Xử lý hiếu khí
Xử lý hiếu khí bao gồm có xử lý theo phương pháp sinh trưởng dính bám và sinh trưởng lơ lửng. Trong các hệ thống xử lý nước thải hiện nay, người ta thường áp dụng quá trình sinh học lơ lửng có sục khí. Công nghệ được ưa chuộng nhất là Aerotank. Quá trình xử lý sinh học hiếu khí trong nước gồm 3 giai đoạn. Đó là: oxy hóa các chất hữu cơ, tổng hợp tế bào mới và phân hủy nội bào. Các quá trình xử lý sinh học hiếu khí có thể xảy ra ở điều kiện tự nhiên hoặc nhân tạo.
Bể Aerotank cũng có khả năng xử lý được cả Nitơ và Phospho. Các vi khuẩn hiện diện trong nước thải tồn tại ở dạng lơ lửng do tác động của bọt khí. Từ đó chúng sẽ tiếp nhận ôxy và và chuyển hoá chất lơ lửng và hoà tan thành thức ăn. Quá trình này diễn ra nhanh nhất ở giai đoạn đầu và giảm dần về phía cuối bể. Vi khuẩn sẽ tiêu thụ các chất hữu cơ để tăng sinh khối. Qua đó, làm giảm tải lượng ô nhiễm trong nước thải xuống mức thấp nhất. Sau khi qua thiết bị này COD, BOD giảm 70 – 80%.
Kết hợp chế phẩm vi sinh Microbe-Lift IND trong xử lý hiếu khí
Microbe-Lift IND có thể phân hủy được những hợp chất khó phân hủy như Benzene-, toluene- hay xylene- (BTX). Sản phẩm không cần ngâm ủ trước khi sử dụng. Thích hợp cho tất cả các loại hình nước thải có chứa chất hữu cơ. Có thể hoạt động trong điều kiện độ mặn lên đến 40 ‰ (4%).
>>> Xem thêm: Quy trình nuôi cấy men vi sinh Microbe-Lift IND trong bể sinh học hiếu khí Aerotank
Hãy liên hệ hotline 0909 538 514 để được tư vấn về các giải pháp giúp nước thải chế biến cơm dừa đầu ra đạt chuẩn hoặc mua Vi sinh Microbe-Lift ngay hôm nay.
Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH ĐẤT HỢP
Địa chỉ: Số 2, Đường số 4, Khu nhà ở Vạn Phúc 1, P. Hiệp Bình Phước, Q. Thủ Đức, Tp.HCM
Hotline/Zalo: 0909 538 514
Website: https://microbelift.vn/
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh