Xu ly nuoc thai det nhuom

Phục hồi quá trình xử lý sinh học của nhà máy xử lý nước thải dệt nhuộm ở Bangladesh bằng vi sinh Microbe-Lift

Sau một thời gian sử dụng, hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm ở nhà máy CETP gặp phải vấn đề: Các quá trình sinh học không diễn ra do không có MLSS trong bể sục khí. Quá trình tuần hoàn bùn (RAS) và xả bùn (WAS) không xảy ra. Do đó, rất cần phương án để phục hồi quá trình xử lý sinh học tại nhà máy này.

CETP là nhà máy xử lý nước thải dệt nhuộm ở thành phố Dhaka với lưu lượng trung bình hiện tại là 24.000 m3/ng.đ (ng.đ: ngày đêm). Hệ thống này bắt đầu hoạt động từ tháng 2 năm 2012. Lưu lượng nước thải mỗi ngày dao động từ 22.000 m3/ng.đ đến 27.000 m3/ng.đ. Hệ thống được dự báo sẽ tăng lưu lượng đầu vào lên 35.000 m3/ng.đ để đáp ứng nhu cầu xử lý trong tương lai.

Hệ thống bao gồm quá trình xử lý hiếu khí bậc 1 (thời gian lưu 10h) rồi qua 06 bộ ECR (Electro Contaminant Removal – mỗi bộ xử lý 250 m3/h/65% COD) và 08 chất làm sạch hình chữ nhật để tách bùn bằng cách sử dụng Polyme Poly Acrylamide. Nước thải sau ECR được xử lý hiếu khí bậc 2 (thời gian lưu 12h) để tăng DO cho nước thải cuối cùng.

phuc hoi qua trinh xu ly sinh hoc tai nha may xu ly nuoc thai det nhuom cetp 01
Hình 1. Hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm CETP 24000 m3/ng.đ.
phuc hoi qua trinh xu ly sinh hoc tai nha may xu ly nuoc thai det nhuom cetp 02
Hình 2. Các chỉ tiêu nước thải và tiêu chuẩn xả thải ở Bangladesh.

Hiện trạng của của nhà máy xử lý nước thải dệt nhuộm CETP

Sau một thời gian sử dụng, hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm ở nhà máy CETP gặp phải vấn đề:

  • Các quá trình sinh học không diễn ra do không có MLSS trong bể sục khí.
  • Quá trình tuần hoàn bùn (RAS) và xả bùn (WAS) không xảy ra.
phuc hoi qua trinh xu ly sinh hoc tai nha may xu ly nuoc thai det nhuom cetp 03
Hình 3. Bể hiếu khí 1 và 2 thể tích 9673 m3.

Sau khi thử nghiệm để kiểm tra khả năng tồn tại của vi sinh Microbe-Lift trong việc giảm COD của nước thải CETP vào tháng 3 năm 2019 trên một mô hình có khả năng tuần hoàn bùn hoạt tính với quy mô 2000 lít, kết quả đã chứng minh được vi sinh Microbe-Lift có thể giảm 50% COD với thời gian lưu 10h. Ban quản lý nhà máy xử lý nước thải dệt nhuộm tại đây đã quyết định sử dụng vi sinh Microbe-Lift cho toàn bộ hệ thống.

>>> Xem thêm: Xử lý bùn không lắng tại bể sinh học hiếu khí trong nước thải dệt nhuộm

Phương án phục hồi quá trình xử lý sinh học của nhà máy xử lý nước thải dệt nhuộm CETP bằng vi sinh Microbe-Lift

Bước 1. Lắp đặt bơm chìm 9kW 250 m3/ngày để tuần hoàn bùn về bể hiếu khí. Duy trì MLSS ở khoảng 2000 đến 2500 mg/l.

Bước 2. Bổ sung 4500 giá thể sinh học hình trụ vào 02 bể hiếu khí.

phuc hoi qua trinh xu ly sinh hoc tai nha may xu ly nuoc thai det nhuom cetp 04
Hình 4. Thông số kỹ thuật của giá thể PE05.
Xu ly nuoc thai det nhuom
Hình 5. Bổ sung giá thể sinh học vào 02 bể hiếu khí.

Bước 3. Bổ sung vi sinh Microbe-Lift theo liều lượng như sau:

phuc hoi qua trinh xu ly sinh hoc tai nha may xu ly nuoc thai det nhuom cetp 06
Hình 6. Liều lượng bổ sung vi sinh Microbe-Lift IND và Microbe-Lift SA.
Xu ly nuoc thai det nhuom
Hình 7. Bổ sung vi sinh Microbe-Lift vào 02 bể hiếu khí từ ngày 11/2/2020.

Bước 4. Giảm 50% lưu lượng nước thải đầu vào trong 05 ngày sau khi bổ sung vi sinh Microbe-Lift để tăng thời gian lưu ở bể hiếu khí. Dự kiến COD giảm từ 900 mg/l xuống còn khoảng 350 mg/l. Điều này sẽ giảm tải ECR hơn 60%.

Bước 5. Thường xuyên theo dõi kỹ các chỉ tiêu sau để quá trình sinh học diễn ra hiệu quả:

  • Duy trì pH ở mức 7 đến 8.
  • Duy trì DO không dưới 1.5 mg/l.
  • Thường xuyên kiểm tra tỷ lệ C: N: P để đảm bảo có sự cân bằng dinh dưỡng cho xử lý sinh học. Chuẩn bị phân DAP và Urea có sẵn để bổ sung chất dinh dưỡng bất cứ lúc nào nếu cần thiết.
  • Điều chỉnh và theo dõi RAS và WAS để duy trì MLSS như mong muốn tại các bể hiếu khí.

Kết quả của nhà máy xử lý nước thải dệt nhuộm CETP sau khi sử dụng vi sinh Microbe-Lift

Sau 1 tháng sử dụng vi sinh Microbe-Lift, quá trình phục hồi hệ thống xử lý sinh học của nhà máy xử lý nước thải dệt nhuộm CETP đã mang đến những kết quả tích cực. Cụ thể là:

  • Quá trình xử lý hiếu khí bậc 1 đã làm giảm COD từ 1000 mg/l xuống còn khoảng 300 mg/l. So với lúc trước khi dùng vi sinh Microbe-Lift, COD từ 1000 mg/l chỉ giảm đến mức 700 mg/l.
  • COD giảm trước khi xử lý ECR giúp giảm 60% mức tiêu thụ điện và tấm thép của ECR.
  • Lượng bùn sau ECR giảm một nửa. Dẫn đến chi phí PAC và xử lý bùn giảm. Tuy không nhiều nhưng giúp cho kỹ thuật vận hành vui mừng vì không mất thời gian và công sức để xử lý bùn thải.
  • Do tải lượng BOD thấp. MLSS tại bể hiếu khí chỉ duy trì ở mức 400 mg/l.
  • Giá thể sinh học hoạt động tốt, giúp giữ lại lượng vi sinh trong bể sục khí.

Xem thêm:
>>> Vi sinh xử lý BOD, COD, TSS Microbe-Lift IND
>>> Vi sinh giảm bùn thải Microbe-Lift SA

Phân tích hiệu suất sau một tháng sử dụng vi sinh Microbe-Lift của nhà máy xử lý nước thải dệt nhuộm CETP

Tóm tắt các lợi ích chi phí trước và sau khi dùng vi sinh Microbe-Lift của nhà máy CETP tại Bangladesh:

Phuc hoi xu ly nuoc thai det nhuom

Hãy liên hệ hotline 0909 538 514 để được tư vấn về phương án xử lý nước thải dệt nhuộm và đặt mua vi sinh Microbe-Lift ngay hôm nay!

xử lý nước thải

Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH ĐẤT HỢP
Địa chỉ: Số 2, Đường số 4, Khu nhà ở Vạn Phúc 1, P. Hiệp Bình Phước, Q. Thủ Đức, Tp.HCM
Hotline/Zalo: 0909 538 514
Website: https://microbelift.vn/

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký

Để lại một bình luận