Giai phap xu ly nuoc thai thuy san hieu qua tiet kiem 01

Quy trình xử lý nước thải thủy sản hiệu quả, tiết kiệm

Xử lý nước thải thủy sản muốn hiệu quả cần có quy trình phù hợp và giải pháp công nghệ tối ưu. Bài viết này sẽ giúp bạn nắm được tổng quan nước thải thủy sản, quy trình cũng như giải pháp công nghệ xử lý nước thải hiệu quả, an toàn và tiết kiệm.

Việt Nam biết đến là một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới điển hình là cá basa, cá tra, tôm, mực… Tốc độ phát triển nhanh chóng của ngành thủy sản kéo theo sự gia tăng của số lượng nhà máy, lượng nước thải thải ra môi trường ngày một nhiều. Lượng nước thải này chứa rất nhiều chất ô nhiễm, nếu không xử lý mà trực tiếp thải ra môi trường sẽ gây ô nhiễm không khí, nguồn nước, tác động đến môi trường và sức khỏe con người.

Quy trình xử lý nước thải thủy sản hiệu quả, tiết kiệm

Thành phần các chất gây ô nhiễm trong nước thải thủy sản cần xử lý

Xử lý nước thải thủy sản không chỉ là nước thải từ sản xuất mà còn bao gồm cả nước thải ở khâu vệ sinh và nước thải sinh hoạt của các công nhân từ khu vệ sinh, nhà ăn… Lưu lượng, tính chất nước thải và mức độ ô nhiễm phụ thuộc vào nguyên liệu đầu vào, quy trình chế biến và quy mô, công suất hoạt động của xí nghiệp.  

Theo thống kê thì nước thải thủy sản chiếm 30-40% chất hữu cơ ở dạng hòa tan, 60-70% là các chất hữu cơ không tan. Các chất hữu cơ có nguồn gốc động vật với thành phần chủ yếu là Protein, các chất béo. Các hợp chất  lơ lửng, Nitơ, Photpho… 

Tham khảo bảng chỉ tiêu phân tích thành phần nước thải thủy sản


STT

Chỉ tiêu

Đơn vị

QCVN 11-MT:2015/BTNMT 

Cột A

Cột B

1

pH

6-9

5.5-9

2

BOD5 ở 20 độ C

mg/L

30

50

3

COD

mg/L

75

150

4

TSS

mg/L

50

100

5

Tổng Nitơ

mg/L

30

60

6

Tổng Amoni

mg/L

10

20

7

Tổng phốt pho

mg/L

10

20

8

Tổng dầu mỡ động vật

mg/L

10

20

9

Tổng Coliforms

MPN hoặc CFU/100ml

3.000

5.000

10

Clo dư

mg/L

1

2

Như vậy, nước thải thủy sản có chỉ tiêu COD và BOD khá cao, vượt ngưỡng tiêu chuẩn nhiều lần, các chất lơ lửng các hợp chất cơ cao cần được xử lý nhằm đảm bảo nguồn nước thải đầu ra, giảm thiểu tác động đến môi trường và con người khi xả ra môi trường.

> Tham khảo : COD trong nước thải là gì? Phương pháp xác định và cách xử lý

Tham khảo: CFU là gì

Quy trình xử lý nước thải thủy sản tối ưu

Quy trình xử lý nước thải thủy sản được chia thành 2 giai đoạn cơ bản gồm xử lý cơ học, sinh học. 

Quy trình xử lý nước thải thủy sản tối ưu, chi phí thấp
  • Giai đoạn xử lý cơ học

Nước thải từ các phân xưởng sản xuất theo mương dẫn qua song chắn rác, loại bỏ các phần rác thô, rác có kích thước lớn, đưa vào hố thu gom, nước thải từ hố thu gom được bơm lên bể lắng cát.

Bể lắng sẽ giữ lại thành phần cát trong nước thải, sau đó nước thải sẽ được bơm vào bể điều hòa. Trong bể có hệ thống khuấy sẽ trộn đều nhằm ổn định lưu lượng nước thải. 

  • Giai đoạn xử lý sinh học

Tiếp đó nước thải được bơm từ bể điều hòa vào bể UASB (Bể sinh học kỵ khí). Tại đây vi sinh vật kỵ khí sẽ tiến hành phân hủy các hợp chất hữu cơ với hiệu suất từ 60-80% giúp chuyển hóa chúng thành các chất hữu cơ đơn giản, một số hợp chất vô cơ như Metan, nước, CO3, H2S…

Sau đó nước thải từ bể UASB sẽ được đưa vào cụm bể Anoxic và Aerotank. Tại đây sẽ diễn ra quá trình xử lý gồm khử BOD, Nitrat hóa, khử NH4+ và NO3- thành N2, khử Photpho. 

Nước sau cụm bể Anoxic – Aerotank tự chảy vào bể lắng. Bùn được giữ lại ở bể lắng. Một phần được tuần hoàn lại bể Anoxic, một phần được đưa lên bể chứa bùn. Tiếp theo, nước chảy qua bể trung gian và chảy qua bể lọc áp lực. Rồi qua bể khử trùng và xả ra nguồn tiếp nhận.

Xử lý nước thải thủy sản bằng vi sinh – Phương pháp tối ưu và tiết kiệm 

Xử lý nước thải thủy sản bằng vi sinh - Phương pháp tối ưu và tiết kiệm

Với hàm lượng lớn các chất hữu cơ nồng độ cao, phương pháp vi sinh được xem là giải pháp xử lý nước thải thủy sản tối ưu, tiết kiệm chi phí vận hành và nhân công cho nhà máy, xí nghiệp…

Phương pháp này dựa trên cơ chế hoạt động của vi sinh để loại bỏ các chất hữu cơ có trong nước thải, biến đổi chúng thành các hợp chất đơn giản. Chính vì nguyên lý này, việc lựa chọn sản phẩm men vi sinh tích hợp các chủng vi sinh vô cùng quan trọng, sản phẩm chất lượng sẽ giúp tăng hiệu suất xử lý, tiết kiệm thời gian và tối ưu chi phí.

Microbe-Lift – Men vi sinh xử lý nước thải hàng đầu từ Hoa Kỳ

Microbe-Lift đang là thương hiệu men vi sinh xử lý nước thải đang rất được ưa chuộng trên thị trường. Đây là sản phẩm được nghiên cứu, tiến hành phân lập từ phòng thí nghiệm sinh thái Hoa Kỳ (Ecological Laboratories INC); tập hợp các chủng vi sinh mang giá trị cốt lõi riêng và độc nhất; dựa trên công nghệ độc quyền giúp tăng cường tính năng và hiệu quả vượt trội.

Đối với thủy hải sản, vi sinh xử lý COD, BOD Microbe-Lift IND và vi sinh xử lý Amoni, nito Microbe-Lift N1 là bộ đôi sản phẩm được minh chứng mang lại hiệu quả xử lý tối ưu cho hệ thống xử lý nước thải. Theo đó IND giúp xử lý COD, BOD, TSS, trong khi đó N1 sẽ có nhiệm vụ xử lý Amoni và Nitơ, từ đó làm giảm nồng độ chất độc hại, đảm bảo nguồn nước thải đầu ra đạt chuẩn.

Microbe-Lift - Men vi sinh xử lý nước thải hàng đầu từ Hoa Kỳ

7 lý do nên sử dụng Microbe-Lift IND và Microbe-Lift N1 trong xử lý nước thải thủy sản:

  • Tăng hiệu quả xử lý toàn diện cho hệ thống xử lý nước thải
  • Dạng lỏng, kích hoạt nhanh, không cần ngâm ủ, tiết kiệm 30% thời gian
  • Hoạt động tốt trong điều kiện có độ mặn lên đến 4%
  • Dễ dàng sử dụng, bảo quản, không cần nhiều trang thiết bị phức tạp tiết kiệm chi phí vận hành và nhân công.
  • Thời gian hiệu quả chỉ sau 2-4 tuần sử dụng
  • Xử lý tốt các loại nước thải có tải lượng cao
  • Khả năng thích nghi tốt nhiều môi trường

Hiện bộ đôi xử lý nước thải thủy sản Microbe-Lift INDMicrobe-Lift N1 đang được phân phối độc quyền tại Biogency.

Không chỉ cung cấp sản phẩm với giá cạnh tranh, Biogency còn hỗ trợ tư vấn các sự cố thường gặp trong hệ thống xử lý nước thải. Liên hệ ngay cho chúng tôi theo HOTLINE 0909 538 514 để được tư vấn chi tiết.

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký