Bạn nhận thấy nguồn nước sinh hoạt mà cả gia đình mình đang sử dụng hằng ngày có vấn đề? Vậy thì cần kiểm tra ngay, bởi càng chần chừ thì rủi ro nguy hiểm cho sức khỏe cả gia đình càng lớn. Dưới đây là một số dấu hiệu bạn có thể tham khảo để nhận diện rõ hơn nước sinh hoạt đang sử dụng có bị ô nhiễm hay không?
Các nội dung chính
Điều gì xảy ra khi sử dụng nguồn nước sinh hoạt ô nhiễm?
Theo nghiên cứu và báo cáo thống kê của các tổ chức y tế hàng đầu thế giới có đến 80% nguyên nhân nhiễm bệnh ở các nước phát triển liên quan đến nguồn nước. Đặc biệt các con số này có khả năng cao hơn ở các khu đô thị lớn. Theo WHO, nước bẩn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới. Trung bình mỗi ngày có khoảng 5.000 người chết vì bệnh tật bắt nguồn từ nguồn nước bẩn.
Trong nguồn nước bẩn, ngay cả nước máy, nước giếng chưa được xử lý triệt để vẫn chứa nhiều độc tố, kim loại nặng (chì, Asen, sắt, Amoni, Mangan, Clo…) gây ra các vấn đề về da liễu khi dùng để tắm, giặt, rửa mặt, vệ sinh. Khi sử dụng nước bẩn để uống, nấu ăn, độc tố sẽ tích tụ dần dần gây nhiễm độc cấp tính, mãn tính, gây rối loạn hệ tiêu hóa, nghiêm trọng hơn là suy giảm chức năng thần kinh.
Với trẻ nhỏ có thể gây ra hiện tượng tăng động, giảm nhận thức, giảm trí thông minh. Sử dụng lâu ngày làm tăng nguy cơ ung thư. Mức độ này càng nghiêm trọng nếu bạn đang sinh sống tại các khu vực ô nhiễm, gần các khu vực xả thải không được xử lý.
Mặc dù sử dụng nguồn nước ô nhiễm để sinh hoạt, uống sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Tuy nhiên điều đáng nói là vì hệ lụy nguy hiểm của tình trạng này thường không xảy ra sớm nên nhiều người thường chủ quan, đến khi phát hiện thì đã quá muộn.
Dấu hiệu nhận biết nước sinh hoạt ô nhiễm, cần kiểm tra ngay
Không chỉ nguồn nước giếng ở tại các địa phương mà ngay cả nước máy tại nhiều khu vực thành phố vẫn có thể tồn dư chất độc hại khi không được xử lý triệt để. Hoặc có thể nhiễm độc từ đầu nguồn mà quá trình xử lý tại nhà máy không thể làm sạch được, do vỡ đường ống nước hoặc do chì từ đường ống thấm vào nước – một số đường ống dán nhãn “không chì” vẫn có thể chứa tới 8% chì trong thành phần.
Để nhận diện xem nguồn nước sinh hoạt mà bạn và cả gia đình đang sử dụng có an toàn hay đang bị ô nhiễm, bạn có thể tham khảo một vài dấu hiệu sau đây:
Khi sử dụng nước tắm thấy mẩn ngứa ngoài da
Nếu như các thành viên trong gia đình bạn không gặp vấn đề về da liễu, không có cơ địa dị ứng nhưng sau khi tắm lại thấy mẩn ngứa, nổi đỏ trên da thì cần đặt nghi vấn ngay cho nguồn nước.
Nguyên nhân phần nhiều có thể do clo trong nước gây kích ứng. Clo có vai trò làm sạch nhưng dư lượng lớn vẫn khiến cơ thể phản ứng và biểu hiện thành dị ứng với các triệu chứng mẩn ngứa, mẩn đỏ khắp người.
Khi đánh răng ngửi thấy mùi tanh của nước
Nước có mùi tanh (nước bị nhiễm sắt nặng), sau khi để nước ngoài không khí, sẽ thấy có màu vàng xanh. Sử dụng nước chè khô hoặc cây chuối cho vào nguồn nước, nếu nước chuyển sang màu tím thì chứng tỏ đã nhiễm sắt.
Nước có mùi trứng thối
Nếu ngửi thấy mùi trứng thối khi sử dụng nước khả năng cao nguồn nước bị nhiễm H2S, chủ yếu xảy ra với nguồn nước ngầm
Khi rửa mặt thấy bị ngứa mắt
Không chỉ da mặt, khi nguồn nước ô nhiễm tiếp xúc với mắt, các vi khuẩn, độ kiềm trong nước cao chính là nguyên nhân khiến cho giác mạc bị khô, dễ nhiễm khuẩn, gây ngứa ngáy, khó chịu.
Nước có màu vàng, thịt luộc xong có màu hồng đỏ
Nước có màu ánh vàng, nước trong, không đóng cặn, càng để lâu cả trong bóng tối và trong nắng đề vàng hơn, mùi nồng, thịt luộc bằng nước nhiễm amoni có màu hồng, đỏ chứng tỏ nguồn nước bị nhiễm Amoni.
Khi nước đun sôi bị đục, thấy cặn trắng ở đáy
Nước có cặn trắng ở đáy ấm, đáy phích… chứng tỏ nguồn nước bị “cứng” do chứa nhiều Canxi và Magie hòa tan, nguyên nhân gây ra sỏi thận vô cùng cao.
Khi mở két nước xả vệ sinh ra thì thấy đen xì hay vàng khè dẫn đến kẹt nút ấn hay hiện tượng rò rỉ nước ở bồn cầu xảy ra.
Đây là dấu hiệu chứng tỏ nguồn nước nhiễm Mangan. Không chỉ két nước các dụng cụ trong gia đình như bình nóng lạnh, bồn cầu đều có váng đen.
- Nước chảy rất yếu, chảy chậm khi bơm vào máy giặt, máy báo lỗi không đủ nước
- Khi vệ sinh téc nước inox trên mái thì cặn đen bám vào thành téc và lắng đọng dưới đáy téc 1 lớp cặn dày.
- Khi sửa đường ống nước thì thấy bên trong ống cặn đen, màng nhầy bám vào
Mặc dù là nguồn nước máy đã được xử lý nhưng những rủi ro và dưới tác động của những vi khuẩn bên ngoài, đường ống dẫn nước, bể chứa nước của gia đình lâu năm không vệ sinh bể nước ngầm, téc nước inox, đường ống dẫn nước dẫn đến bạn sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm.
Giải pháp xử lý khi phát hiện nước sinh hoạt bị ô nhiễm?
Trên đây là những dấu hiệu cơ bản và dễ dàng nhận biết nguồn nước sinh hoạt đang trong tình trạng ô nhiễm. Tuy nhiên, để biết chính các mức độ ô nhiễm và xác định rõ nguồn nước có chứa thành phần độc hại không màu, không mùi hay không (tiêu biểu như asen) thì cần áp dụng các biện pháp công nghệ mới đảm bảo cho kết quả chính xác.
Chính vì vậy, khi phát hiện nguồn nước sinh hoạt của gia đình mình có các dấu trên bạn cần báo với đơn vị chịu trách nhiệm để có phương án xử lý kịp thời. Trong lúc chờ xử lý, bạn có thể áp dụng các biện pháp tạm thời như:
- Luôn luôn đun sôi nước trước khi sử dụng.
- Uống nước mới sau 24 giờ (bởi sau 24 giờ đồng hồ, nước đun sôi để nguội sẽ bị nhiễm khuẩn trở lại).
- Gợn nước sau đó để lắng và phơi dưới ánh nắng mặt trời từ 1-2 ngày
- Sử dụng các phương pháp lọc nước bằng than hoạt tính, dạng phun mưa.
Tham khảo: Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt
Trên đây là những dấu hiệu giúp người tiêu dùng nguồn nước có thể chủ động nhận diện nguồn nước bị ô nhiễm từ đó có phương án xử lý kịp thời nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bản thân và cả gia đình. Hy vọng bạn đọc đã tìm được thông tin hữu ích qua những chia sẻ trên của chúng tôi.
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh