Xử lý nước thải cao su đang là vấn đề cấp bách, bởi bên cạnh tốc độ tăng trưởng vượt bậc của ngành sản xuất cao su mang lại thì đi kèm với đó là lưu lượng nước thải lớn từ quá trình sản xuất, chế biến. Nếu không xử lý, trực tiếp thải ra môi trường sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái.
Các nội dung chính
Nguồn gốc, đặc điểm của nước thải cao su
Muốn xử lý nước thải cao su hiệu quả cần hiểu rõ nguồn gốc, các đặc tính của nước thải, từ đó mới có quy trình, phương pháp xử lý đúng chuẩn. Bởi cùng là cao su nhưng sẽ có doanh nghiệp sản xuất cao su thiên nhiên, số khác lại sản xuất các sản phẩm từ cao su.
Nhìn chung, nước thải cao su xuất phát từ 2 nguồn chính là nước thải từ quá trình sản xuất, chế biến cao su và nước thải sinh hoạt của cán bộ, công nhân viên nhà máy. Trong đó chủ yếu là nước thải từ quá trình sản xuất gồm:
- Nước thải từ quá trình sản xuất mủ khối.
- Nước thải từ quá trình chế biến mủ skim.
- Nước thải rửa từ dây chuyền sản xuất mủ.
- Nước thải từ quá trình sản xuất mủ ly tâm.
Đặc điểm chung của nước thải cao su:
- Độ pH từ 4.2 – 5.2 (đối với mủ skim có nước thải pH thấp hơn)
- Chất thải rắn dễ bay hơi chiếm 90%
- Hàm lượng Nitơ trong Amoniac rất cao
- Hàm lượng các hợp chất hữu cơ phân hủy cao như Acid Acetic, đường, Protein, chất béo…
- Protein phân hủy tạo ra mùi hôi tạo thành nhiều khí khác nhau như NH3, CH3COOH, H2S…
- Hàm lượng cao Ammonium, Photpho, COD (15.000mg/L), BOD (12.000mg/L)
Nước thải cao su nếu không được xử lý, trực tiếp xả thải ra môi trường sẽ làm chết các thủy sinh vật, làm mất cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm trầm trọng cho nguồn nước. Bên cạnh đó làm nguồn nước đục, nổi váng lợn cợn, bốc mùi hôi thối nồng nặc, gây ô nhiễm trầm trọng cho các hộ dân sinh sống ở xung quanh. Mặt khác nước thải ảnh hưởng đến nguồn nước gây ô nhiễm, tiềm ẩn nhiều bệnh da liễu, thậm chí là ung thư cho người dân sinh sống gần khu vực xả thải.
Các phương pháp xử lý nước thải cao su hiệu quả, tiết kiệm
Vì lưu lượng nước thải cao su lớn, do đó để xử lý hiệu quả cần kết hợp nhiều biện pháp khác nhau theo quy trình xử lý nước thải. Cụ thể bao gồm phương pháp cơ học, xử lý hóa – lý và xử lý sinh học.
Phương pháp xử lý cơ học
Quy trình xử lý nước thải cao su bắt đầu từ phương pháp cơ học để tách các chất rắn không tan, chất lơ lửng, rác thải có kích thước lớn ra khỏi nước thải dưới tác dụng của lực ly tâm hoặc trọng lực. Bao gồm các công trình xử lý như song chắn rác, bể tuyển nổi, bể lắng 1 và 2.
Phương pháp xử lý hóa học
Sau bước cơ học đến phương pháp xử lý hóa học, hệ thống tiến hành trung hòa nước về độ pH 6.5-8.5 vì nước thải chứa nhiều acid hữu cơ bằng các hợp chất như NAOH, KOH…
Phương pháp xử lý vật lý
Sử dụng tinh bột làm giảm thời gian keo tụ để làm các bông cặn dễ dàng lắng xuống đáy bể. Phương pháp xử lý hóa – lý gồm các công trình xử lý sau: bể keo tụ tạo bông
Phương pháp xử lý sinh học
Cuối cùng bước vô cùng quan trọng sử dụng phương pháp xử lý sinh học. Phương pháp này sử dụng vi sinh vật để xử lý các chất hữu cơ độc hại trong nước thải, làm giảm nồng độ từ đó đáp ứng tiêu chí nước thải cao su đầu ra
Theo đó, cơ chế của phương pháp xử lý sinh học dựa trên hoạt động sống của vi sinh vật. Cụ thể vi sinh vật được đưa vào nước thải, các chủng này sẽ sử dụng các chất hữu cơ làm nguồn dinh dưỡng và năng lượng hoạt động, phân hủy các chất hữu cơ thành các dạng đơn giản như nước, N2, CO2… Phương pháp này gồm xử lý trong môi trường kỵ khí và hiếu khí.
- Kỵ khí: Sử dụng vi sinh vật hoạt động trong môi trường không có Oxy
- Hiếu khí: Sử dụng vi sinh vật hoạt động trong môi trường cung cấp Oxy liên tục.
Đối với nước thải cao su sẽ sử dụng các vi sinh vật có vai trò giảm hàm lượng COD, BOD, TSS, các chất rắn cơ bản, tăng cường quá trình Oxy hóa. Đồng thời sử dụng các vi sinh vật có tác dụng kiểm soát mùi hôi trong nước thải.
Bí kíp lựa chọn sản phẩm men vi sinh xử lý nước thải cao su đạt hiệu quả tối ưu.
Mặc dù vận hành đúng quy trình nhưng hệ thống xử lý nước thải của nhiều nhà máy sản xuất cao su vẫn không đạt hiệu quả cao, nghĩa là hàm lượng COD, BOD, TSS, Nitơ, Photpho… không được xử lý triệt để, dẫn đến kết quả nước thải đầu ra không đạt chuẩn.
Nguyên nhân phần lớn do sử dụng men vi sinh không chất lượng, vi sinh vật tích hợp không hoạt động tốt, bị chết do sốc khi tải trọng chất độc trong nước thải cao, hoặc do đơn vị vận hành không biết cách sử dụng vi sinh, không nắm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của vi sinh vật…
Nhìn chung để xử lý nước thải cao su hiệu quả thì đơn vị vận hành cần lựa chọn được dòng men vi sinh chất lượng, tích hợp các chủng vi sinh “khỏe” và dễ thích nghi với nhiều môi trường, điển hình như Microbe-Lift.
MEN VI SINH HÀNG ĐẦU HOA KỲ MICROBE-LIFT – GIẢI PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI TỐI ƯU HIỆU SUẤT VÀ CHI PHÍ.
Là dòng sản phẩm được đội ngũ nhân sự thuộc Trung tâm nghiên cứu và sản xuất của Ecological Laboratories (Hoa Kỳ) tiến hành phân lập, lên men nhiều giai đoạn, kết hợp công nghệ chiếu sáng bằng đèn độc quyền giúp tăng tính năng và hiệu suất làm việc.
Đặc biệt mỗi sản phẩm sẽ tích hợp nhiều chủng vi sinh khác nhau, mỗi chủng lại mang giá trị cốt lõi riêng và độc nhất. Song chúng lại tương tự các tổ hợp vi sinh ngoài tự nhiên nên dễ thích nghi với nhiều môi trường nước thải khác nhau đặc biệt là xử lý nước thải cao su.
Ưu điểm nổi bật của men vi sinh Microbe-Lift:
- Không yêu cầu nuôi cấy phức tạp – dễ dàng sử dụng
- Thời hạn sử dụng lâu dài – dễ bảo quản – không yêu cầu bảo quản phòng lạnh
- Không đòi hỏi các dụng cụ phức tạp để vận hành và sử dụng
- Xử lý được các loại nước thải phức tạp, tải lượng cao
- Ứng dụng đa dạng lĩnh vực
Hiện tại, các sản phẩm của Microbe-Lift đang được phân phối độc quyền tại Biogency. Không chỉ cung cấp sản phẩm chất lượng, chính hãng, với đội ngũ kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm thực tiễn sẽ hỗ trợ tư vấn miễn phí giúp các đơn vị vận hành hệ thống xử lý nước thải hiệu quả hơn.
Liên hệ ngay Hotline 0909 538 514 để được tư vấn miễn phí, hỗ trợ giúp quá trình xử lý nước thải đạt hiệu quả tối ưu.
Tài liệu tham khảo:
- Đặc trưng nước thải cao su – QCVN
- DƯƠNG, Văn Nam. Nghiên cứu xử lý nước thảo chế biến cao su bằng phương pháp hoá lý-sinh học kết hợp. 2019. PhD Thesis. Học viện Khoa học và Công nghệ – See more
- Nghiên cứu sản xuất và sử dụng chế phẩm vi sinh vật để nâng cao hiệu quả xử lý nước thải nhà máy chế biến cao su – Bộ khoa học và công nghệ
- Treatment of wastewater from raw rubber processing industry using water lettuce macrophyte pond and the reuse of its effluent as biofertilizer – H.I.Owamah, M.A.Enaboifo, O.C.Izinyon
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh