Quy trinh xu ly nuoc thai nha may bia dat chuan 01

Quy trình xử lý nước thải nhà máy bia đạt chuẩn, tiết kiệm

Quy trình xử lý nước thải nhà máy bia gồm những giai đoạn nào? Làm thế nào để vận hành hệ thống xử lý nước thải hiệu quả cao, đảm bảo nước thải đầu ra đạt chuẩn? Đó là những gì nhà vận hành hệ thống xử lý nước thải nhà máy bia cần nắm rõ.

Việt Nam là một trong những quốc gia tiêu thụ bia lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Điều này đồng nghĩa với việc lượng nước thải ra môi trường cũng vô cùng lớn. Tuy hàm lượng chất độc trong nước thải không quá cao nhưng khi xả thải sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh vật thủy sinh, làm tăng mức độ ô nhiễm nguồn nước. Chính vì vậy, nước thải từ nhà máy bia trước khi thải ra môi trường cần tiến hành xử lý đáp ứng các chỉ tiêu nước thải đầu ra theo đúng quy định.

Quy trình xử lý nước thải nhà máy bia đạt chuẩn, tiết kiệm chi phí

Nước thải trong quy trình sản xuất bia từ nhà máy gồm những thành phần nào cần xử lý?

Muốn hiểu rõ quy trình xử lý nước thải nhà máy bia thì nhà vận hành cần nắm được đặc điểm, thành phần có trong nước thải, các chỉ tiêu cần xử lý để đáp ứng chất lượng nước thải đầu ra theo đúng quy định.

nước thải nhà máy sản xuất bia gồm những thành phần nào

Nguồn gốc phát sinh nước thải

Nước thải nhà máy bia phát sinh từ nhiều bộ phận, công đoạn, nhiều nguồn khác nhau. Mỗi công đoạn, bộ phận thì tính chất nước thải cũng sẽ khác nhau gồm:

  • Nước thải vệ sinh thùng, bể, sàn, bồn từ công đoạn nấu- đường hóa chứa nhiều cặn, tinh bột, bã hóa, các hợp chất hữu cơ. Cụ thể gồm các chất Hydrocacbon, Xenlulozơ, Hemixenluloza, Pentoza trong vỏ trấu, các mảnh hạt và bột, các cục vón … cùng với xác hoa, một ít Tannin, các chất đắng, chất màu.
  • Nước thải giai đoạn lên men giàu xác men, chủ yếu là Protein, các chất khoáng, bia cặn…
  • Nước thải súc rửa chai đựng có độ pH cao
  • Nước thải giai đoạn thành phẩm:  Lọc, bão hòa CO2, chiết bock, đóng chai, hấp chai. Nước thải ở đây chứa bột trợ lọc lẫn xác men, lẫn bia chảy tràn ra ngoài…
  • Nước thải từ hoạt động vệ sinh của công nhân viên nhà máy sản xuất bia

Đặc điểm và ảnh hưởng của các chất độc cần xử lý trong nước thải nhà máy bia

tinh chat nuoc thai tu san xuat bia

(Nguồn: Trung tâm sản xuất sạch hơn, Tài liệu hướng dẫn sản xuất sạch hơn trong ngành sản xuất bia, Viện Khoa học và Công nghệ môi trường, Trường ĐHBK Hà Nội)

Quy trình xử lý nước thải nhà máy bia

Dựa vào bảng thành phần, tính chất nước thải của nhà máy bia ở trên thì nước thải từ nhà máy bia có các chỉ tiêu COD, BOD, SS, độ pH, chỉ tiêu Nitơ, Photpho, các kim loại nặng ở mức cao cần tiến hành xử lý, nhằm đảm bảo tiêu chí nước thải đầu ra đạt chuẩn.

quy trình xử lý nước thải nhà máy bia

Bước 1: Nước thải từ các nguồn theo mương dẫn chảy về hệ thống xử lý tập trung, qua song chắn rác để loại bỏ các tạp chất có kích thước lớn, sau đó chảy vào hố thu và bơm lên bể điều hòa.

Bước 2: Bể điều hòa sẽ được bổ sung hóa chất nhằm điều chỉnh pH tạo điều kiện bể UASB hoạt động tốt. Mặt khác bể sẽ được bố trí hệ thống phân phối khí để các chất bẩn được hòa tan, điều nồng độ, ngăn cản quá trình lắng cặn.

Bước 3: Nước thải từ bể điều hòa chảy sang bể lắng 1 để diễn ra quá trình lắng, các chất có trọng lượng lớn sẽ lắng xuống đáy bể, nước thải sau khi lắng sẽ qua máng thu và chảy vào bể UASB, bùn lắng được thu gom và đưa sang bể chứa bùn.

Bước 4: Tại bể UASB nhờ hệ thống có đục lỗ nên nước thải được phân phối đều. Dưới tác động của vi sinh vật kỵ khí các chất hữu cơ hòa tan trong nước được phân hủy và chuyển hóa thành khí. Các hạt bùn cặn bám vào các bọt khí nổi lên bề mặt va phải các tấm chắn, vỡ ra, khí thoát lên trên được thu vào hệ thống thu khí, cặn rơi xuống, tuần hoàn lại vùng phản ứng kỵ khí. Bùn dư đưa sang bể chứa. Lúc này nước trong ra khỏi bể có hàm lượng chất hữu cơ tương đối thấp, chảy qua bể Aeroten nhờ máng thu nước.

Bước 5: Nước thải tại bể Aerotank được trộn với bùn hoạt tính diễn ra quá trình phân hủy nhờ vi sinh vật hiếu khí, các chất được phân hủy thành CO2, nước, tế bào vi sinh vật. Kết quả thu lại là nước thải đã được làm sạch. Bùn và nước được đưa sang bể lắng bậc 2.

Bước 6: Ở bể lắng bậc 2 sẽ thực hiện quá trình lắng các bông bùn hoạt tính và các chất rắn lơ lửng. Bùn hoạt tính sẽ được bơm sang bể chứa bùn để bơm tuần hoàn lại cho bể Aerotank, phần còn lại chuyển qua bể nén bùn.

Bước 7: Bùn từ bể lắng 1, bể UASB được bơm vào bể, sau đó bơm lên bể nén, sau khi nén sẽ qua máy ép để giảm độ ẩm, thể tích rồi tiến hành thu bùn để chôn lấp, làm phân bón. Nước từ quá trình nén bùn sẽ được đưa về hố thu gom để tiếp tục làm sạch.

Bước 8: Nước trong từ bể lắng 2 sẽ được khử trùng để tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh. Cuối cùng nước thải đạt chuẩn sẽ đổ vào cống thoát nước chung của khu vực là hoàn thành quy trình xử lý nước thải nhà máy bia.

Cách tăng hiệu quả quá trình xử lý nước thải nhà máy bia

Ưu điểm của phương pháp sinh học sử dụng vi sinh là đơn giản, chi phí thấp, dễ dàng sử dụng, không gây hại cho môi trường. Tuy nhiên khi tiến hành xây dựng hệ thống và vận hành, nhiều nhà máy vẫn không đáp ứng được chỉ tiêu nước thải do các sự cố trong quá trình vận hành hoặc do hàm lượng chất độc ở ngưỡng cao, không xử lý triệt để.

Cach tang hieu qua qua trinh xu ly nuoc thai nha may bia 03

Vậy làm thế nào để xử lý triệt để các chỉ tiêu nước thải nhà máy bia trong thời gian ngắn?

Có 2 yếu tố để vận hành tốt hệ thống xử lý nước thải nhà máy bia đạt chuẩn đó là chuyên môn của người vận hành và chất lượng của men vi sinh sử dụng.

Nhược điểm duy nhất của hệ thống xử lý nước thải theo quy trình ở trên là hiệu suất xử lý phụ thuộc vào người vận hành. Người vận hành cần nắm rõ quy trình để khắc phục khi có sự cố liên quan đến yếu tố kỹ thuật. Chính vì vậy, nhà máy cần có đội ngũ kỹ thuật viên vận hành hệ thống xử lý chuyên nghiệp. 

Đặc biệt, vì vận hành theo cơ chế hoạt động của vi sinh vật. Do đó, chất lượng men vi sinh đóng vai trò vô cùng quan trọng đến hiệu quả vận hành, nhất là đối với các nhà máy có công suất nước thải lớn, các chỉ tiêu ở mức vượt ngưỡng quá mức.

Microbe-Lift IND – Men vi sinh đẩy nhanh các phản ứng phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải

Là dòng sản phẩm cốt lõi của hãng, sở hữu quần thể vi sinh hoạt động mạnh gấp 5-10 lần vi sinh thường, men vi sinh Microbe-Lift IND trở thành cứu cánh cho nhiều nhà vận hành hệ thống xử lý nước thải với vai trò như một chất gia tốc đẩy nhanh các phản ứng phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải. 

Microbe-Lift IND - Men vi sinh xử lý nước thải nhà máy bia hiệu quả

Microbe-Lift IND giúp xử lý nhanh chóng, triệt để các chỉ tiêu BOD, COD, TSS, tăng cường quá trình khử Nitrat giảm Nitơ tổng, Nitrat, Nitrit trong nước thải. Đồng thời giúp giảm mùi hôi, lượng bùn thải, phục hồi nhanh hệ thống xử lý nước thải sau khi bị sự cố.

Lợi thế của men vi sinh Microbe-Lift IND:

  • Thích nghi tốt cả 3 môi trường kỵ khí, hiếu khí và tùy nghi. 
  • Có khả năng hoạt động ở điều kiện độ mặn lên tới 4%
  • Sử dụng được đa dạng các hình thức nước thải. 
  • Kích hoạt nhanh, dễ sử dụng, bảo quản
  • Tiết kiệm thời gian và chi phí vận hành và nhân công

Tham khảo: Xử lý nước thải nhà máy cồn

Hiện tại Men vi sinh Microbe-Lift IND được phân phối độc quyền bởi Biogency tại thị trường Việt Nam. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung ứng sản phẩm men vi sinh xử lý nước thải, sở hữu đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm thực tế, Biogency không chỉ cung cấp sản phẩm chất lượng mà còn hỗ trợ tư vấn miễn phí các vấn đề trong quá trình vận hành, giúp hệ thống xử lý nước thải của doanh nghiệp đạt chỉ tiêu nước thải đầu ra trong thời gian ngắn, tối ưu chi phí.

Liên hệ ngay Hotline 0909 538 514 để được hỗ trợ tư vấn miễn phí

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký