Ao bi sup tao tao tan

Ảnh hưởng của ao bị sụp tảo/tảo tàn và cách khắc phục

Trong ao nuôi tôm, tảo đóng vai trò rất quan trọng, chúng là nguồn cung cấp oxy cho quá trình hô hấp của tôm, là mắt xích quan trọng trong chuỗi thức ăn tự nhiên và đóng vai trò như một hệ thống lọc cân bằng hệ sinh thái. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi, cần cân đối duy trì tảo ở mật độ phù hợp, hạn chế tảo quá dày, tảo độc xuất hiện, tảo chết là bài toán không đơn giản. Để hiểu rõ hơn về tác động của hiện tượng ao bi sụp tảo /tảo tàn trong ao nuôi, hôm nay Biogency sẽ cùng bạn tìm hiểu vấn đề này?

1. Nguyên nhân ao bị sụp tảo/tảo tàn

ao bị sụp tảo tảo tàn

  • Thức ăn dư thừa: Trong quá trình nuôi thả càng nhiều thức ăn vào ao nuôi, phân tôm và thức ăn dư thừa sẽ làm cho màu nước đậm hơn, không kiểm soát được màu nước rất dễ dẫn đến sự phát triển quá mức của tảo.
  • Biến động thời tiết: Mưa bất chợt hoặc mua kéo dài dẫn đến ánh sáng kém. Tảo chết do không có điều kiện quang hợp.
  • Cắt tảo ít định kỳ: Tảo càng ngày càng dày, người nuôi không cắt bớt tảo khiến tảo già đi và trở nên quá dày đặc.
  • Không đảm bảo an toàn khi cắt tảo, sử dụng các chất hóa học để loại bỏ tảo với liều lượng vượt ngưỡng cho phép. Bởi trường hợp vượt quá liều lượng cho phép sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của tảo gây ra hiện tượng sụp tảo, dẫn đến ô nhiễm nước ao nuôi 

2. Biểu hiện nhận biết ao bị sụp tảo

ao bị sụp tảo tảo tàn

Có xác tảo, nổi váng, nước trở nên dính và sủi bọt ngay cả khi quạt có chạy hay không.

Nước đổi màu: Màu nước khác thường so với bình thường: vẩn đục, màu trắng bạc.

Về độ trong::

  • Đối với ao lót bạt: Bắt đầu có độ trong> 40cm, dần dần trong suốt.
  • Đối với ao đất: nước đậm màu hoặc đục do bùn sinh ra.

Màu nước thường chuyển sang màu xanh đậm.

Khi dùng tay nhấc lên, bạn có thể cảm nhận được tảo chết trên mặt nước.

Bọt phổ biến trong ao, đặc biệt là ở bề mặt và nơi có gió.

Các ao đất dễ bị tảo dễ bị sụp hơn so với ao bạt

3. Tác động của hiện tượng sụp tảo/tảo tàn trong ao nuôi tôm

  • Tôm bị sốc hoặc choáng do thiếu oxy đột ngột: Tảo quang hợp vào ban ngày, giải phóng oxy cho tôm. Khi tảo chết không giải phóng oxy, quá trình phân hủy của tảo sẽ lấy đi nhiều oxy nên tôm bị sốc và ngợp.
  • Dẫn đến bùng phát khí độc: NH3 và NO2 là hai nhóm khí độc khá nguy hiểm đối với tôm nuôi. (Tham khảo ảnh hưởng của khí độc lên tôm)
  • Tôm bị tảo phủ và đen mang: Đối với tôm rất ít di chuyển và vùi mình dưới lớp đáy, khi tảo chết rơi xuống tôm có thể làm cho tôm bẩn và hình thành tảo trên thân tôm. Đồng thời tảo chết bám vào hai bên mang tôm, theo thời gian tôm sẽ bị bệnh đen mang.
  • Tôm ăn xác tảo, gây viêm ruột và các bệnh đường ruột nói chung. (Xem các bệnh đường ruột ở tôm)

4. Biện pháp xử lý sụp tảo/tảo tàn

ao bị sụp tảo

+ Nhanh chóng vớt xác tảo chết: Đối với tảo chết nổi theo đuôi gió, bà con có thể dùng vợt mịn để vớt tảo chết hoặc dùng máy bơm nước để hút xác tảo chết trên mặt nước.

+ Thay nước: Nếu có bể lắng với chất lượng nước tốt, có thể thực hiện thay nước 30% và thay dần dần.

+ Bổ sung oxy, quạt chạy hết công suất: do tảo bị dập nên hàm lượng oxy trong bể rất thấp, nếu không cung cấp oxy kịp thời sẽ ảnh hưởng đến tôm, làm tôm yếu và chết.

+ Tiếp tục tạo màu thủy sản: Sử dụng vi sinh Microbe-Lift AQUA C để xử lý môi trường ao nuôi, giúp mang lại màu sắc phù hợp cho ao nuôi.

+ Giảm lượng thức ăn: Giảm lượng thức ăn khoảng 30%. Đồng thời bổ sung vitamin C, khoáng chất, men tiêu hóa hỗ trợ đường ruột cho tôm.

_________________________

Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bà con có cách phòng tránh, phát hiện và xử lý hiệu quả khi xảy ra hiện tượng sụp tảo/tảo tàn, tránh thiệt hại cho ao nuôi tôm. Để được tư vấn thêm về cách xử lý nước ao nuôi tôm bằng công nghệ sinh học, xin hãy liên hệ ngay với Biogency theo Hotline: 0909 538 514

Tài liệu tham khảo:

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký