Hiện nay có khá nhiều loại virus mang mầm bệnh nguy hiểm xuất hiện trong nuôi tôm gây thiệt hại lớn đến sản lượng thu hoạch của bà con. Đặc biệt là chủng virus mới SHIV mang tỷ lệ chết tôm cá lên đến 80% gây thiệt hại nặng nề về kinh tế. Hãy cùng Biogency tìm hiểu các triệu chứng và cách kiểm soát bệnh SHIV trên tôm nhé!
Các nội dung chính
Bệnh SHIV trên tôm là gì?
SHIV có tên đầy đủ là Shrimp hemocyte iridescent virus (virus gây ánh kim hồng cầu) được phát hiện trên tôm thẻ chân trắng lần đầu tại Trung Quốc. Virus gây bệnh này có cấu trúc tứ diện điển hình, đường kính trung bình của chúng khoảng 150 nano mét. SHIV thuộc họ Iridoviridae, nằm trong phân họ Betairidovirinae. Tháng 3 năm 2019, Ban Chấp hành Uỷ ban quốc tế về phân loại virus (ICTV) đã chính thức xác nhận SHIV là chủng virus nhiều chân mới (DIV1). Từ đó đến nay, virus này đã được phát hiện gây bệnh ở tôm thẻ chân trắng, tôm hùm Nhật, tôm hùm đất, tôm càng xanh… Điều này gây nên tình trạng đáng báo động đối với ngành nuôi tôm nói chung.
Triệu chứng bệnh SHIV trên tôm thẻ chân trắng
Tôm thẻ chân trắng bị nhiễm SHIV thường có triệu chứng gan và tụy nhạt màu ở cả bề mặt lẫn mặt cắt. Dạ dày của tôm nhiễm bệnh thường rỗng, vỏ tôm bị mềm. Ở một số con nhiễm bệnh còn ghi nhận trường hợp thân có màu đỏ nhạt. Tỷ lệ chết cộng dồn của SHIV là 80% số tôm nhiễm bệnh. Vì vậy mà các chuyên gia và nhà khoa học khẳng định rằng bệnh SHIV không chỉ gây nguy hiểm tiềm tàng với ngành nuôi tôm Trung Quốc mà còn với cả thế giới. Việt Nam cũng là nước chịu ảnh hưởng của virus SHIV khá nặng nề, đặc biệt trong bối cảnh nước ta và Trung Quốc đang có nhiều giao dịch liên quan đến thủy sản dẫn đến nguy cơ lây lan bệnh SHIV trên tôm rất cao.
Vì bệnh SHIV trên tôm chỉ mới được phát hiện gần đây nên nguồn gốc và phương thức lây truyền của nó còn chưa rõ ràng cũng như chưa có nhiều biện pháp phòng trị bệnh triệt để. Do đó bà con ngoài các biện pháp kiểm soát bệnh cũng nên chú ý chăm sóc sức khỏe tôm cũng như đảm bảo sinh học cho ao nuôi tôm.
Cách kiểm soát bệnh SHIV trên tôm
Do đây là loại bệnh nguy hiểm trên tôm nên bà con cần hết sức lưu ý, thực hiện các biện pháp phòng bệnh để đàn tôm được khỏe mạnh. Biogency gợi ý đến bà con các phương pháp kiểm soát bệnh SHIV trên tôm như sau:
- Sàng lọc và quản lý tốt chất lượng tôm giống bố và mẹ, đảm bảo chúng không bị nhiễm bệnh trước khi đưa vào nuôi.
- Gửi mẫu đến các phòng thí nghiệm để xét nghiệm SHIV bằng phương pháp Nested PCR hoặc qPCR để đảm bảo tôm giống sạch bệnh khi bắt đầu nuôi.
- Trong quá trình nuôi tôm thẻ chân trắng, bà con nên chú ý quan sát tập tính và màu sắc của tôm nhằm kịp thời phát hiện bệnh.
- Kiểm soát nguồn nước ao nuôi và thức ăn của tôm thẻ chân trắng. Đặc biệt là các loại thức ăn tươi sống như giun nhiều tơ vì khả năng nhiễm virus từ chúng cao.
- Xây dựng các vành đai an toàn sinh học khắp trại nuôi tôm nhằm phòng tránh các mầm bệnh xâm nhập từ các yếu tố bên ngoài như bụi, chất cặn, vi khuẩn… Không được cho người ngoài vào bên trong trại nuôi và tiến hành kiểm tra khử trùng ao định kỳ mỗi tháng một lần.
- Thường xuyên theo dõi và cập nhật thông tin, diễn biến của bệnh từ các cơ quan quản lý sức khỏe tôm để kịp thời đưa ra các biện pháp xử lý.
Men vi sinh Microbe-Lift AQUA C diệt mầm bệnh và làm sạch nước ao nuôi tôm
Ngoài các phương pháp trên, Biogency xin giới thiệu đến bạn cách phòng ngừa bệnh SHIV trên tôm bằng men vi sinh làm sạch nước Microbe-Lift AQUA C. Sản phẩm chứa 13 chủng vi sinh vật có khả năng tối đa hóa hiệu quả xử lý ao nuôi và phân hủy các chất thải hữu cơ cũng như vi sinh vật mang mầm bệnh.
Công dụng của vi sinh
- Phân hủy nhanh các chất bài tiết và thức ăn thừa của tôm cá trong ao.
- Khả năng xử lý và làm sạch nước ao nuôi cao.
- Ức chế các vi sinh vật gây bệnh cho tôm trong ao
- Giữ cân bằng hệ sinh thái cho ao nuôi.
- Ngăn ngừa sự hình thành các khí H2S, ammonia và các khí độc hại trong nước.
- Hạn chế tình trạng tôm, cá nổi đầu do khí độc.
- Giảm tỷ lệ chết của tôm cá.
- Giảm nhanh hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR), không tốn nhiều chi phí thức ăn.
Cách sử dụng
Dùng 100ml + 20 lít – 50 lít nước ao cùng 3 lít mật rỉ sạch (không chứa các chất diệt khuẩn) khuấy đều sau đó sục khí mạnh liên tục 24 tiếng đủ xử lý cho 1000 mét khối nước.
- Gây màu nước: Sử dụng liên tục 3 ngày
Sau khi thả tôm:
- Từ ngày 1 đến 30 : sử dụng vi sinh từ 1 – 2/1 tuần.
- Từ ngày 30-60 : sử dụng vi sinh từ 2 đến 3 lần 1 tuần.
- Từ ngày 60 trở lên : sử dụng vi sinh từ 3 đến 4 lần 1 tuần.
Tham khảo: Các bệnh phổ biến trên tôm
Liên hệ ngay với Biogency qua HOTLINE 0909 538 514 để được tư vấn các phương pháp kiểm soát bệnh SHIV cũng như được hỗ trợ đặt mua sản phẩm Microbe-Lift DFM nhanh nhất. Chúc bà con có một mùa vụ nuôi tôm thành công và năng suất!
Tài liệu tham khảo
- SHIV – Shrimp hemocyte iridescent Virus ( virus gây bệnh mới trên tôm) – Viện LOCI (vienloci.org.vn)
- QIU, Liang, et al. Characterization of a new member of Iridoviridae, Shrimp hemocyte iridescent virus (SHIV), found in white leg shrimp (Litopenaeus vannamei). Scientific reports, 2017, 7.1: 1-13.
- QIU, Liang, et al. Complete genome sequence of shrimp hemocyte iridescent virus (SHIV) isolated from white leg shrimp, Litopenaeus vannamei. Archives of virology, 2018, 163: 781-785.
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh