Loại hình nước thải công nghiệp là một trong những loại hình nước thải chiếm tỷ lệ xả thải lớn và chứa nhiều chất ô nhiễm. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tập trung nguồn lực quản lý, kiểm soát chặt chẽ loại hình nước thải này. Đặc biệt là nước thải phát sinh từ các khu công nghiệp.
Các nội dung chính
Tình hình phát triển Khu công nghiệp ở nước ta
Tính đến đầu năm 2020, Việt Nam có 274 khu công nghiệp đang hoạt động. Trong đó:
- 244 khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung, chiếm 89%. Các khu vực có số lượng khu công nghiệp lớn như: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Quảng Ninh…
- 191 trong tổng số 244 khu công nghiệp có trạm quan trắc tự động, chiếm 78,3%.
- Về cụm công nghiệp, có:
- 276 cụm công nghiệp có báo cáo đánh giá tác động môi trường.
- 160 cụm công nghiệp có hệ thống tách nước mưa và nước thải.
- 109 cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung, đạt 15,8%.
- 10 cụm công nghiệp có hệ thống quan trắc tự động nước thải.
Thực trạng xả thải, quản lý, kiểm soát nước thải công nghiệp
Theo Tổng cục Môi trường, nước thải công nghiệp chứa nhiều chất ô nhiễm. Xả thải ra môi trường khi chưa được xử lý sẽ không chỉ gây ô nhiễm môi trường nước sông, nước ngầm, ô nhiễm đất mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.
Một số ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, dệt nhuộm, may mặc… hay công nghiệp khai thác đều sử dụng hóa chất. Nhưng trong số đó, vẫn còn không ít doanh nghiệp chưa chú ý đến việc bảo vệ môi trường.
Khu công nghiệp, cụm công nghiệp bị hạn chế trong công tác quản lý nước thải do chưa có trạm quan trắc tự động. Việc tuân thủ quy chuẩn, quy định còn mang tính hình thức. Vận hành hệ thống mang tính đối phó. Đó là một trong những nguyên nhân làm tình trạng ô nhiễm ngày một nghiêm trọng. Nhất là ô nhiễm các dòng sông.
Năng lực quản lý môi trường cũng là yếu tố ảnh hưởng lớn đến việc kiểm soát, quản lý nước thải công nghiệp. Nhiều cơ sở sản xuất có quy mô hệ thống nước thải lớn nhưng năng lực quản lý và tổ chức thực hiện chưa đáp ứng yêu cầu.Dẫn đến vẫn còn nhiều cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Chưa xử lý được triệt để.
Quản lý, kiểm soát chặt chẽ nước thải công nghiệp
Năm 2020, Tổng cục Môi trường sẽ đưa ra một số biện pháp nhằm quản lý, kiểm soát nước thải công nghiệp, cụ thể là:
- Tăng cường kiểm soát chặt chẽ về môi trường đối với các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề.
- Rà soát kỹ lưỡng các yêu cầu chủ đầu tư khu công nghiệp, cụm công nghiệp.
- Lên kế hoạch, xây dựng và vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung. Đảm bảo tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường ít nhất 90%.
- Yêu cầu các đối tượng có quy mô xả thải lớn có lưu lượng từ 1.000m3/ngày đêm lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải. Truyền số liệu trực tiếp về Sở Tài nguyên và Môi trường theo quy định của pháp luật phục vụ việc theo dõi, giám sát nguồn thải.
- Xác định các nguồn thải trọng điểm để kiểm soát chặt chẽ và có những biện pháp xử lý phù hợp.
>> Xem thêm: SẼ KHÔNG CẤP GIẤY PHÉP XẢ THẢI VÀO NGUỒN NƯỚC KHÔNG CÒN KHẢ NĂNG CHỊU TẢI
Để biết thêm thông tin về các giải pháp phù hợp với từng hệ thống xử lý nước thải, hãy liên hệ cho Microbe-Lift qua số 0909 538 514 hoặc nhắn tin tại fanpage Vi sinh xử lý nước thải Microbe-Lift. Microbe-Lift sẽ hỗ trợ và tư vấn phương án phù hợp cho bạn.
Nguồn tham khảo: moit.gov.vn
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh