Mô hình nuôi cá rô phi đơn tính được ưa chuộng ở nhiều quốc gia nhờ giá trị kinh tế cao, điều kiện và kỹ thuật nuôi lại không quá phức tạp. Dưới đây là những thông tin cơ bản về đặc điểm, tính trạng cá rô phi đơn tính, dành cho bà con nào đang quan tâm đến loài cá này.
Các nội dung chính
Cá rô phi đơn tính là gì?
Cá rô phi đơn tính là thuật ngữ dùng để chỉ cá rô phi có một giới tính, hoặc là đực, hoặc là cái. Trong đó, ở góc độ nuôi thương phẩm, cá rô phi giống đực chiếm chủ yếu, giống cái gần như không có hoặc nếu có thường số lượng rất ít.
Nguyên nhân xuất phát từ việc cá rô phi đực sở hữu những lợi thế cho giá trị thương phẩm cao như lớn nhanh hơn, thịt ngon hơn, màu sắc đẹp hơn,… trong khi cá rô phi cái sử dụng dinh dưỡng để sinh sản và ấp trứng nên lớn chậm hơn.
Thêm vào đó, vì quá trình hình thành giới tính của cá rô phi (Oreochromis niloticus) thường chịu tác động của nhiều tố như di truyền, nhiệt độ ương cá bột, các chất ngoại sinh trong đó có hormon sinh dục… nên con người có thể điều chỉnh giới tính cá rô phi để tạo ra đàn cá đơn tính đực nhằm phục vụ mục đích sản xuất. Đó là lý do, cá rô phi đơn tính được nuôi trồng thường là giống đực.
Đặc điểm, tính trạng của cá rô phi đơn tính
Để có thể áp dụng mô hình nuôi cá rô phi đơn tính hiệu quả, trước hết bà con cần tìm hiểu và nắm chính xác về đặc điểm, tính trạng của loài cá này.
Đặc điểm hình dáng
Cá rô phi đơn tính có màu hơi ngả tím, vảy sáng bóng, từ lưng xuống bụng có 9-12 sọc đậm song song nhau. Phần vi đuôi có những đường sọc đen sậm màu song song từ phía trên xuống phía dưới. Phần vi lưng có những sọc trắng chạy song song trên nền xám đen. Viền vi lưng và vi đuôi có màu hồng nhạt.
Cá rô phi đơn tính đực có phần đầu to và nhô cao, màu sắc vi lưng và vi đuôi sặc sỡ hơn, đồng thời chỉ có 2 lỗ niệu sinh dục. Trong khi cá rô phi đơn tính cái đầu nhỏ, hàm dưới sẽ trề ra do ngậm trứng và con, màu sắc nhạt và có đến 3 lỗ niệu sinh dục.
Đặc điểm môi trường sống của cá rô phi đơn tính
Nuôi cá rô phi đơn tính không khó, bà con chỉ cần lựa chọn giống tốt, khỏe, điều kiện ao nuôi đáp ứng những yếu tố sau:
- Nhiệt độ: Cá rô phi phát triển tốt nhất từ 25-32 độ C, chịu nhiệt cao tốt, nhiệt độ càng thấp cá càng giảm ăn, nguy cơ mắc bệnh cao, cá chết rét ở 5,5 độ C và chết nóng ở 42 độ C.
- Độ mặn: Cá rô phi thuộc nhóm cá rộng muối, chúng có khả năng sống được trong môi trường có độ muối từ 0-40‰ từ nước mặn, nước sông, suối, đập tràn đến hồ ao nước ngọt, nước lợ (cá tăng trưởng nhanh ở độ mặn 10-25‰).
- Độ pH: Từ 6,5-8,5 là độ pH tốt nhất, ngoài ra cá rô phi vẫn có thể chịu đựng trong độ pH thấp bằng 4.
- Hàm lượng Oxy hòa tan: Hàm lượng oxy hòa tan trong nước của cá rô phi ở mức thấp hơn 5-10 lần so với tôm sú. Chúng có thể sống được trong ao, đìa có màu nước đậm, mật độ tảo dày, có hàm lượng chất hữu cơ cao, thiếu Oxy.
Cá rô phi đơn tính ăn gì?
Ở giai đoạn nhỏ (20 ngày tuổi, kích thước 18mm) cá rô phi ăn tảo, động vật nhỏ, phù du là chủ yếu. Khi cá trưởng thành, thức ăn sẽ là côn trùng, ấu trùng, thực vật thủy sinh, mùn bã hữu cơ lẫn các tảo lắng ở tầng đáy sâu 1-2m.
Trong môi trường ao nuôi, người nuôi thường sử dụng thức ăn chế biến từ cá tạp, cua, ghẹ, ốc, bột cá khô, bột bắp, bột khoai mì, khoai lang, bột lúa, cám mịn, bã đậu nành, bã đậu phộng,… Thức ăn xanh như rau muống, bèo trứng cá, bèo tấm, bèo hoa dâu, rau thái nhỏ… Các loại động vật như tôm, cá nhỏ, giun, ốc đã xay nhỏ và các phần loại thải của chế biến thực phẩm (bã bia, bã rượu, lòng trâu bò…). Xem thêm: Quy trình nuôi cá rô phi >>>
Nhìn chung, cá rô phi đơn tính là giống cá có giá trị thương phẩm cao, khả năng thích nghi với sự biến đổi của môi trường tốt, kỹ thuật nuôi không quá phức tạp, bà con hoàn toàn có thể tìm hiểu và áp dụng nuôi trồng. Chúc bà con thành công! Đừng quên nếu có bất cứ băn khoăn nào, bà con có thể liên hệ cho Bigency qua Hotline 0909 538 514, đội ngũ kỹ sư của chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ chi tiết.
>>> Xem thêm: Những bệnh thường gặp trên cá rô phi
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh