Cua biển có thể mắc phải nhiều bệnh do nấm, vi khuẩn, vi-rút… trong suốt quá trình nuôi nếu bà con không biết cách phòng ngừa. Những loại bệnh trên cua biển nào thường gặp? Và làm thế nào để phòng ngừa chúng xuất hiện trong quá trình nuôi?
Các nội dung chính
Các bệnh thường gặp trên cua biển
Bệnh trên cua biển do ký sinh trùng
Loài gây bệnh: Loài ký sinh trùng gây bệnh chủ yếu trên cua biển là ký sinh trùng giáp xác chân tơ.
Đặc điểm của bệnh: Xuất hiện trong giai đoạn nuôi cua biển từ tháng 11-12 năm trước và kéo dài đến tháng 3-4 năm sau. Chúng ký sinh trong xoang thân cua và xâm nhập vào các mô gan, cơ, tim của cua và gây bệnh.
Triệu chứng khi cua nhiễm bệnh ký sinh trùng:
- Cua hoạt động chậm chạp.
- Màu sắc cơ thể nhợt nhạt.
- Mai cua đóng nhiều rong, chất bẩn.
- Khi tách mang ra thì thấy có ký sinh trùng bám dính.
Khi nhiễm loài ký sinh trùng này, cua có thể sống được từ 2-3 ngày nhưng hầu hết các con cua đều bị ốp.
Bệnh trên cua biển do động vật nguyên sinh (một dạng khác của ký sinh trùng)
Loài gây bệnh: Bệnh do động vật nguyên sinh Hematodinium gây ra.
Đặc điểm của bệnh: Thường gây bệnh trên cua biển nuôi thương phẩm.
Triệu chứng khi cua nhiễm bệnh do động vật nguyên sinh:
- Cua có dấu hiệu lờ đờ, thịt cua đỏ.
- Máu cua khi hút ra bị đông tụ rất nhanh.
Cua nhiễm động vật nguyên sinh Hematodinium khi ăn thịt cua thấy vị đắng, do đó nó làm đáng kể chất lượng cua nuôi khi thu hoạch.
Bệnh trên cua biển do nấm
Loài gây bệnh: Chủng loại nấm gây bệnh trên cua biển chủ yếu là Lagenidium, bên cạnh đó còn có một số loài khác như Haliphthoros, Atkinsiclla và Sirolpidium… cũng kết hợp lại và gây bệnh nấm trên cua biển.
Đặc điểm của bệnh: Cua biển dễ nhiễm bệnh nấm ở giai đoạn từ trứng đến ấu trùng. Một khi cua nhiễm nấm, tốc độ lây lan của nấm rất nhanh trên toàn bộ cơ thể cua.
Triệu chứng khi cua nhiễm bệnh nấm:
- Có thể quan sát thấy nấm phát triển thành mạng lưới khắp cơ thể cua.
- Khối trứng cua bị nhiễm nấm có màu trắng đục, nhầy và bị rơi nhiều.
- Ấu trùng nhiễm bệnh thường lắng ở đáy bể, tạo lớp nhầy ở đáy.
Khi trứng và ấu trùng cua biển bị nhiễm nấm sẽ chết nhanh nếu không có biện pháp điều trị kịp thời.
Bệnh trên cua biển do vi khuẩn
Loài gây bệnh: Các loài vi khuẩn gây bệnh cho cua biển chủ yếu đến từ chủng Vibrio như Vibrio anguillarum, Vibrio alginolyticus, Vibrio parahaemolyticus… Ngoài ra cũng có một số loài vi khuẩn kết hợp gây bệnh như Flavobacterium, Aeromonas…
Đặc điểm của bệnh: Bệnh do vi khuẩn gây ra trên cua biển có thể xảy ra ở tất cả các giai đoạn nuôi như trứng, ấu trùng, cua con hay cua trưởng thành.
Triệu chứng khi cua nhiễm bệnh do vi khuẩn:
- Ở giai đoạn ấu trùng: Cơ thể cua có màu trắng đục hoặc mất đi sắc tố, nhiều phụ bộ bị ăn mòn, ấu trùng hoạt động chậm chạp, bỏ ăn, đường ruột trống và thường lắng xuống đáy bể.
- Ở giai đoạn cua trưởng thành: Xuất hiện các đốm đen, đốm nâu trên mai cua, trên càng và phụ bộ. Cua ít bắt mồi, bơi lờ đờ. Khi nhiễm vi khuẩn nặng, các đốm sẽ bị lở loét – tạo điều kiện cho các mầm bệnh khác xâm nhập.
Bệnh do vi khuẩn gây ra trên cua biển có thể bộc phát nhanh và gây chết cua đến 100%.
Bệnh trên cua biển do vi-rút
Loài gây bệnh: Các chủng vi-rút gây bệnh trên cua biển thường là vi-rút đốm trắng (WSSV), vi-rút hoại cơ, vi-rút gan tụy (Reovirus và Baculovirus).
Đặc điểm của bệnh: Cua có thể nhiễm vi-rút trong tất cả các giai đoạn nuôi, phổ biến nhất là vi-rút đốm trắng. Còn đối với vi-rút hoại cơ và vi-rút gan tụy mức độ phổ biến hiện tại chưa cao.
Triệu chứng khi cua nhiễm bệnh do vi-rút:
- Khi cua nhiễm vi-rút đốm trắng: trên cơ thể cua xuất hiện các đốm trắng, tuy nhiên nó không gây hại cho cua nhiều so với tôm khi nhiễm vi-rút này.
- Khi cua nhiễm vi-rút hoại cơ: các cơ quan của cua bị hoại tử. Hiện tại mới chỉ ghi nhận cua biển có xuất xứ từ Trung quốc nhiễm loại vi-rút này.
Khi cua nhiễm vi-rút gan tụy: vi-rút này gây “bệnh ngủ” trên cua, làm cua chết nhiều (ghi nhận ở Trung Quốc).
Cách phòng trị bệnh trên cua biển hiệu quả
Hiểu biết về từng loại bệnh trên cua biển là cách tốt nhất để bà con có biện pháp điều trị và phòng ngừa thích hợp.
Đối với việc điều trị bệnh, mỗi loại bệnh khác nhau sẽ có cách điều trị khác nhau, ví dụ như:
- Cách điều trị khi cua nhiễm bệnh nấm: Tẩy rửa thật sạch các dụng cụ nuôi bị nhiễm nấm bằng Chlorine 200mg/l, Formalin 50mg/l hoặc xà phòng 50mg/l. Xử lý cua mẹ trước khi nuôi vỗ bằng Formalin 100-150mg/l, xử lý trứng và ấu trùng cua bằng Furanace 0,1mg/l, Formalin 25mg/l.
- Cách điều trị khi cua nhiễm bệnh do vi khuẩn: Đối với ấu trùng cua, dùng EDTA 10-50mg/l, Formalin 10-25mg/l, Oxytetracyline 1-10mg/l. Đối với cua trưởng thành dùng Oxytetracyline 1,5gram/kg thức ăn, điều trị liên tiếp trong 14 ngày.
Đối với việc phòng bệnh, bà con cần:
- Chọn giống cua tốt, chất lượng-kích thước lớn và đồng đều, không mang mầm bệnh.
- Nên có khu vực ương gièo riêng để dễ chăm sóc cua khi còn nhỏ, giúp cua thích nghi với môi trường tốt hơn.
- Thả giống với mật độ vừa phải để tránh cua thiếu nguồn thức ăn tự nhiên trong quá trình nuôi.
- Định kỳ sử dụng các chế phẩm sinh học để xử lý nước nuôi cua trong suốt quá trình nuôi, ví dụ Aqua C xử lý phân cua, tảo tàn; Aqua N1 xử lý khí độc; Aqua SA xử lý và làm sạch đáy ao…
- Kiểm tra các điều kiện môi trường nước thường xuyên, đặc biệt là pH, kiềm, độ mặn, oxy hòa tan… và điều chỉnh ngay lập tức khi xảy ra bất thường.
- ..v..v..
Trên đây là những chia sẻ của Biogency về một số bệnh trên cua biển mà bà con thường gặp trong quá trình nuôi cũng như cách điều trị và phòng ngừa bệnh. Hy vọng bà con áp dụng thành công vào ao nuôi của mình. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần hỗ trợ hãy liên hệ ngay đến cho chúng tôi qua Hotline 0909 538 514 nhé!
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh