cây thủy sinh xử lý nước thải

Cây thủy sinh xử lý nước thải như thế nào? Ưu và nhược điểm

Phương pháp ứng dụng cây thủy sinh xử lý nước thải ngày càng được biết đến và quan tâm nhiều hơn. Vậy cụ thể cây thủy sinh là gì? Cơ chế hoạt động và các loại cây thủy sinh nào được ứng dụng trong xử lý nước thải? Ưu, nhược điểm khi ứng dụng cây thủy sinh xử lý nước thải là gì?

Cây thủy sinh là gì?

Cây thủy sinh là những loại thực vật sinh trưởng trong môi trường nước. Đặc điểm chung của các loại thủy sinh là tốc độ phát triển nhanh chóng và mật độ phân bố rộng.

Hiện nay, ứng dụng cây thủy sinh xử lý nước thải hay làm phân compost,… có thể giúp mang lại nhiều lợi ích nhất định.

01 cay thuy sinh xu ly nuoc thai
Cây thủy sinh là thực vật sinh trưởng trong môi trường nước.

Phân loại cây thủy sinh

Dựa vào đặc điểm sống trong môi trường nước, cây thủy sinh được phân thành 3 loại chính, bao gồm:

  • Cây thủy sinh sống trôi nổi trên mặt nước: Rễ cây lơ lửng trên mặt nước, thân và lá phát triển ngay trên mặt nước. Rễ của loại cây này tạo điều kiện để vi khuẩn bám vào và có khả năng phân hủy chất thải. Đây cũng là nhóm cây thủy sinh phù hợp để ứng dụng trong xử lý nước thải. (Ví dụ: Bèo cái, Lục bình, Rau muống, Hoa súng,…)
  • Cây thủy sinh sống chìm dưới nước: Phát triển dưới mặt nước và chỉ phát triển ở những nơi mà nguồn nước có đủ ánh sáng. Chúng có thể làm tăng độ đục của nước, hạn chế sự khuếch tán của ánh sáng trong nước. Vì vậy, nhóm cây thủy sinh này không phù hợp để xử lý nước thải. (Ví dụ: Các loại rong như rong tóc tiên, rong đuôi chó,…)
  • Cây thủy sinh sống vươn trên mặt nước: Thường sống tại khu vực thủy triều ổn định. Rễ bám vào đất nhưng thân và lá của chúng phát triển trên mặt nước. Loại cây này quang hợp tốt và có khả năng ngăn sự phát triển của tảo. Đây cũng là một nhóm cây thủy sinh thích hợp để xử lý nước thải. (Ví dụ: Cây bấc, cây hương bồ, cây cỏ nến, cây đuôi mèo,…)

Cơ chế xử lý nước thải của cây thủy sinh

Cơ chế hoạt động của cây thủy sinh xử lý nước thải được thực hiện theo 2 quá trình xử lý chính, cụ thể như sau:

  • Cây thủy sinh sử dụng những chất dinh dưỡng, hữu cơ hay những chất ô nhiễm tồn tại trong nước thải để tạo sinh khối và phát triển.
  • Bộ rễ của cây thủy sinh xử lý nước thải có vai trò như một giá thể và bám dính vào hệ vi sinh vật phát triển trong nguồn nước. Từ đó, mật độ tiếp xúc giữa vi sinh vật và nước thải được tăng lên. Cùng với đó, hệ vi sinh này cũng sẽ di chuyển cùng với các thực vật thủy sinh. Nhờ đó mà phạm vi xử lý nước thải cao hơn, hạn chế trường hợp vi sinh vật không có nơi để bám dính và bị lắng xuống đáy.

Một số loại cây thủy sinh xử lý nước thải

Bèo tây:

Bèo tây là một loại cây thủy sinh sống trôi nổi trên mặt nước. Rễ bèo có màu đen, hình dạng như lông vũ ngập trong nước. Lá cây màu xanh lục, hình tròn và mặt nhẵn, đồng thời cuống của lá bèo nở ra tựa như bông xốp giúp cây nổi trên nước.

Trong xử lý nước thải, bèo tây được nghiên cứu là có khả năng xử lý nồng độ BOD, COD ở mức thấp và ít độc tố. Mặt khác, loại cây thủy sinh xử lý nước thải này còn có vai trò như nơi bám dính, cung cấp môi trường sống cho nhiều loại vi sinh vật. Nhờ đó tạo ra sự đa dạng sinh học và phong phú về các loài thực vật thủy sinh trong môi trường nước.

Bèo cái:

Cây bèo cái có thân thảo, chúng sống trôi nổi trên mặt nước. Rễ của cây bèo cái chìm dưới nước và lá mềm, dày với khả năng chống chọi tốt trong điều kiện khí hậu lạnh.

Tương tự như bèo tây, bèo cái là nơi trú ngụ cho nhiều vi sinh vật có lợi. Trong các hồ cá, bèo cái được dùng để làm đẹp và giữ môi trường nước sạch.

Rau muống nước:

Rau muống thuộc họ Bìm Bìm và là một loại thực vật nhiệt đới bán thủy sinh. Trong tự nhiên, rau muống mọc bò trên cạnh hoặc trên mặt nước.

Đây là một loại cây thủy sinh xử lý nước thải chứa các chất ô nhiễm như BOD5, TSS, TP, TN và giúp cải thiện chất lượng nguồn nước. Bên cạnh đó, cây rau muống nước còn có tác dụng trong việc tích lũy và hấp thụ những chất ô nhiễm dư thừa tồn tại trong nước thải như chất vô cơ, hữu cơ hay kim loại nặng,… thông qua quá trình chuyển hóa chúng từ chất độc thành không độc hay từ dạng linh động sang dạng kém linh động.

Cải xoong:

Cải xoong được biết đến là một loại cây thủy sinh thường sống tại rãnh nước, ao, hồ hay ruộng khu vực các tỉnh phía Bắc Việt Nam.

Khả năng giảm ô nhiễm môi trường của cải xoong được thể hiện mạnh mẽ nhất trong xử lý nước thải. Cải xoong được ứng dụng như một loại cây thủy sinh xử lý nước thải nhờ tác dụng hấp thụ và tích lũy kim loại nặng có trong nước thải. Đồng thời, cải xoong còn giúp hạn chế được những ảnh hưởng từ phân bón hay thuốc trừ sâu lên đất trồng trọt.

Ngổ trâu:

Ngổ trâu là loại cây cỏ, có thân dài, lá và thân non có màu tím. Loại cây này có thân xốp và sống nổi trên mặt nước.

Tại khu vực Bắc bộ và Trung bộ, ngổ trâu là loại cây thủy sinh phát triển mạnh trong nước bẩn. Đồng thời, ngổ trâu được sử dụng như loại cây thủy sinh xử lý nước thải với khả năng xử lý nồng độ COD cao hơn cả rau muống và bèo tây.

Sậy nước:

Sậy nước thuộc họ Hòa Thảo và thường phân bố tại đất lầy ở cả khu vực ôn đới lẫn nhiệt đới. Trong điều kiện thích hợp, sậy nước có thể cao đến 2-3m, thân to 1-1,5cm và phiến lá rộng 1,5-2,5cm, dài 20-30cm.

Sậy nước được xem là một loại cây thủy sinh xử lý nước thải nhờ vào hệ sinh vật sống quanh rễ sậy nước. Hệ vi sinh này có khả năng phân hủy chất hữu cơ và hấp thu một vài loại kim loại nặng có trong nước thải. Nước thải thấm qua rễ cây sậy và những vi sinh vật sẽ hoạt động để giảm hàm lượng chất ô nhiễm tồn tại trong nước thải. 

Cỏ Vetiver:

Cỏ Vetiver là loài phân bố rộng tại những vùng nhiệt đới, chúng có rễ chùm, thân chắc và hóa gỗ, mọc thẳng đứng và cao từ 1,5 đến 2 mét. Lá cỏ dài, hẹp và cánh lá thường gấp đôi ở đường gân giữa. Tại Việt Nam, cỏ Vetiver thường được gọi là cỏ Hương Bài hay cỏ Hương Lau.

Đây là loại cây thủy sinh có khả năng thích nghi nhanh chóng trong đa dạng điều kiện môi trường. Cỏ Vetiver được dùng trong xử lý ô nhiễm môi trường nước và chống xói lở bờ đất.

Thủy trúc:

Thủy trúc thuộc họ Cói, còn được gọi với tên gọi khác là Lác dù. Loại cây này có thân thảo, mọc theo cụm và ưa sống tại ven bờ nước hay nơi đất ẩm. Trong một số nghiên cứu, thủy trúc được chứng minh là có khả năng giúp làm sạch nguồn nước bị ô nhiễm.

02 cay thuy sinh xu ly nuoc thai
Một số loại cây thủy sinh xử lý nước thải.

Ưu và nhược điểm khi ứng dụng cây thủy sinh xử lý nước thải

Ưu điểm khi ứng dụng cây thủy sinh xử lý nước thải

  • Tính ổn định cao đối với những loại nước thải có nồng độ BOD, COD thấp và không có độc tố.
  • Chi phí đầu tư và vận hành thấp.
  • Quá trình xử lý đơn giản, không đòi hỏi quá phức tạp.
  • Sinh khối sau xử lý được ứng dụng cho nhiều mục đích như thủ công mỹ nghệ, thực phẩm vật nuôi và phân bón.
  • Rễ cây thủy sinh là giá thể tốt cho vi sinh vật.
  • Không cần nguồn năng lượng và có thể sử dụng cho khu vực năng lượng bị hạn chế.

Nhược điểm khi ứng dụng cây thủy sinh xử lý nước thải

  • Tốc độ xử lý nước thải tương đối chậm.
  • Diện tích cần đủ lớn, đủ ánh sáng để trồng cây thủy sinh xử lý nước thải.
  • Khi không có thực vật thủy sinh để bám dính, vi sinh dễ trôi theo nước và lắng ở đáy.
  • Rễ thực vật có thể là nơi sống của vi sinh vật có hại và cũng là tác nhân gây ô nhiễm môi trường.

Ngoài ra, để đạt được hiệu quả xử lý BOD, COD trong nước thải nhanh chóng hơn mà vẫn đảm bảo được tính thân thiện với môi trường. Có thể áp dụng thêm phương án bổ sung hệ vi sinh có khả năng thúc đẩy quá trình xử lý. Trong đó, sản phẩm men vi sinh Microbe-Lift IND được tin dùng với 13 chủng vi sinh có lợi và có hoạt tính mạnh, giúp xử lý BOD, COD, TSS trong mọi loại hình nước thải một cách nhanh chóng và hiệu quả. 

Tham khảo: Vi sinh xử lý nước thải có tốt không, 3 dòng được ưa chuộng nhất

Với những chia sẻ trên, mong rằng sẽ giúp bạn có thể ứng dụng cây thủy sinh xử lý nước thải hiệu quả, cũng như có phương án xử lý nước thải phù hợp. Ngoài ra, nếu có bất kỳ thắc mắc nào về xử lý nước thải, hãy liên hệ ngay đến HOTLINE 0909 538 514 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng nhất!

Tài liệu tham khảo:

Phương pháp xử lý nước thải bằng thực vật thủy sinh (qcvn.com.vn)

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký