Các loại bể xử lý nước thải và công dụng của chúng

Các loại bể xử lý nước thải và công dụng của chúng

Bể xử lý nước thải đóng vai trò thiết yếu trong quá trình hoạt động của các nhà máy, xí nghiệp và nhiều đơn vị sản xuất khác. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể hiểu rõ về loại bể, chức năng cũng như những ưu điểm và phân loại sản phẩm. Vì vậy, để giúp bạn hiểu rõ hơn về bể xử lý nước thải, Biogency sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin chi tiết dưới đây.

Bể xử lý nước thải là gì? Vai trò chung

Bể xử lý nước thải là một bộ phận quan trọng trong hệ thống xử lý nước thải. Mỗi bể xử lý nước thải khác nhau sẽ có những chức năng khác nhau, chúng liên kết và tạo nên một hệ thống xử lý nước thải hoàn chỉnh dùng để xử lý các chất ô nhiễm có trong nước thải như: các chất hữu cơ, chất vô cơ, kim loại nặng, vi khuẩn… giúp nước thải đầu ra đạt theo yêu cầu quy định của Nhà nước.

Nước thải từ các nguồn thải ra sẽ được dẫn qua hệ thống xử lý nước thải. Tại đây, nước thải sẽ được xử lý từng bước nhằm loại bỏ các thành phần độc hại, đạt tiêu chuẩn của Bộ Tài Nguyên Môi Trường trước khi được thải ra nguồn tiếp nhận như sông, suối, biển,…

Bể xử lý nước thải đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sống của con người. Nhờ có hệ thống này, các thành phần độc hại trong nước thải sẽ được loại bỏ, ngăn ngừa các nguy cơ tổn hại đến chất lượng môi trường tự nhiên, sức khỏe con người và các loài sinh vật.

Các loại bể xử lý nước thải và công dụng của chúng
Bể xử lý chất thải nằm trong hệ thống xử lý chất thải gây hại.

Vai trò chung của bể xử lý nước thải là xử lý các chất độc hại trước khi thải ra ngoài môi trường tự nhiên, không gây nguy hiểm cho sức khỏe con người. Hệ thống bể xử lý nước thải là một tổ hợp gồm nhiều bể nhỏ, được kết nối với nhau để xử lý nước thải. Mỗi bể trong hệ thống đều có chức năng riêng, nhằm đảm bảo nước thải đầu ra đạt tiêu chuẩn chất lượng, an toàn cho môi trường và sức khỏe con người.

Cụ thể, các chức năng chính của bể xử lý nước thải bao gồm:

  • Thu gom nước thải từ các nguồn thải khác nhau về cùng một bể để thuận tiện cho quá trình xử lý.
  • Loại bỏ các tạp chất, chất rắn, chất vô cơ lơ lửng có trong nước thải, góp phần giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm nguồn tiếp nhận.
  • Khử màu, khử mùi, giúp nước thải trở nên trong sạch hơn.
  • Loại bỏ các vi sinh vật, chất độc hại trong nước thải, góp phần bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên.
  • Điều hòa nồng độ pH trong nước ở mức ổn định trước khi thải ra môi trường bên ngoài.
Các loại bể xử lý nước thải và công dụng của chúng
Hệ thống bể xử lý nước thải gồm nhiều bể riêng biệt được liên kết với nhau.

Một số loại bể xử lý nước thải phổ biến và công dụng

Tùy vào mục đích sử dụng và yêu cầu của nhà máy để lắp đặt bể xử lý nước thải phù hợp. Hiện nay có một số loại bể xử lý nước thải cơ bản như sau:

Bể thu gom:

Bể thu gom là bể đầu tiên trong hệ thống xử lý nước thải. Bể này có chức năng thu gom toàn bộ nước thải từ nguồn ban đầu, bao gồm nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước thải từ các khu dân cư,… Bể thường được trang bị song chắn rác ở phía dưới để chặn các chất thải rắn kích cỡ lớn, như giấy, túi ni lông, rác thải hữu cơ,… Các chất thải rắn này sẽ được thu gom và xử lý riêng, tránh gây tắc nghẽn hệ thống xử lý phía sau.

Các loại bể xử lý nước thải và công dụng của chúng
Bể thu gom nước thải sinh hoạt.

Bể lắng cát:

Bể lắng cát là thiết bị xử lý nước thải công nghiệp, có tác dụng loại bỏ các tạp chất vô cơ không tan như cát, sỏi, đá, cặn thô,… có kích thước từ 0.2 – 2mm. Việc loại bỏ các tạp chất này giúp giảm sự hình thành chất lắng trong kênh dẫn, đường ống, hạn chế sự mài mòn của các bộ phận chuyển động cơ học.

Bể lắng cát có hình chữ nhật, được xây dựng bằng bê tông cốt thép. Lượng nước thải sẽ được chứa ở bể lắng cát trong khoảng thời gian nhất định cho đến khi chất bẩn chìm xuống đáy. Bể lắng cát có ưu điểm là chi phí xây dựng và vận hành thấp, hiệu quả xử lý cao, tuy nhiên cần diện tích lớn để bố trí.

Các loại bể xử lý nước thải và công dụng của chúng
Bể lắng cát có chi phí xây dựng thấp nhưng cần có diện tích lớn để xây dựng.

Bể điều hòa

Bể điều hòa là bể có kích thước lớn làm giảm tác động của việc xả thải hàng loạt vào hệ thống xử lý nước thải. Nhờ đó, quá trình xử lý nước thải diễn ra ổn định hơn mà không bị quá tải. Máy thổi khí được lắp đặt trong bể điều hòa sẽ cung cấp năng lượng để hòa tan các chất khí dễ bay hơi trong nước thải, như H2S, NH3,… Điều này giúp giảm mùi hôi và cải thiện chất lượng nước thải.

Các loại bể xử lý nước thải và công dụng của chúng
Bể điều hòa giúp quá trình xử lý nước thải diễn ra ổn định hơn.

Bể keo tụ tạo bông

Các chất ô nhiễm trong nước thải, như chất rắn lơ lửng, hạt keo,… có kích thước rất nhỏ và có điện tích âm. Do cùng điện tích nên chúng đẩy nhau và không thể tự lắng xuống. Bản chất của quá trình keo tụ tạo bông là bổ sung các ion mang điện tích dương vào bể. Các Ion dương sẽ trung hòa điện tích âm của các hạt keo, khiến chúng kết dính lại với nhau tạo thành các bông cặn.

Bể UASB (Upflow Anaerobic Sludge Blanket)

Đây là một loại bể kỵ khí được sử dụng rộng rãi trong quá trình xử lý nước thải. Bể này sử dụng quy trình kỵ khí để phân hủy chất hữu cơ có trong nước thải, tạo ra khí Metan và hình thành một lớp bùn dạng hạt.

Bể UASB là thiết bị phân tách ba pha, bao gồm khí, nước và bùn. Lượng khí sinh học được tạo ra trong bể rất lớn, điều này giúp giảm sự hỗn loạn trong bể. Tốc độ tải của bể UASB tương đối cao (10 – 15 kg/m3.ngày). Sự phân tách khí này chỉ yêu cầu độ cao khí 1.0m, góp phần làm giảm hiện tượng bùn nổi trong bể.

Phương trình phản ứng xảy ra tại bể UASB:

(CHO)n NS → CO2 + H2O + CH4 + NH4 + H2 + H2S + Tế bào VI SINH

Bể UASB được dùng để xử lý các loại cặn chất thải công nghiệp, sinh hoạt, đặc biệt là những loại nước thải đậm đặc có hàm lượng chất hữu cơ cao, ví dụ như: BOD ≥ 10.000 – 30.000 (mg/l).

Các loại bể xử lý nước thải và công dụng của chúng
Cấu trúc của bể UASB bao gồm khí, nước và bùn.

Bể Anoxic

Đây là bể xử lý Nitơ và Photpho trong nước thải bằng phương pháp sinh học. Bể này là một phần của công nghệ AAO, được đặt sau bể kỵ khí. Thông thường, bể Anoxic có công dụng để khử Nitrat hiệu quả.

Các loại bể xử lý nước thải và công dụng của chúng
Bể Anoxic là bể xử lý bằng phương pháp sinh học.

Bể Aerotank

Đây là bể phản ứng sinh học hiếu khí, trong đó vi sinh vật được giữ ở trạng thái lơ lửng trong nước thải nhờ thổi khí nén và khuấy đảo cơ học. Đây là nơi sử dụng các vi sinh vật hiếu khí phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải, có đầy đủ oxy hòa tan ở nhiệt độ, pH… thích hợp.

>>> Xem thêm: Làm sao để bể hiếu khí hoạt động hiệu quả?

Bể lắng sinh học (lắng bùn)

Đây là bể lắng tĩnh, trong đó các chất lơ lửng có trong nước thải sẽ lắng xuống đáy bể nhờ trọng lực. Bể lắng sinh học có nhiệm vụ tách các chất lơ lửng ra khỏi nước thải, giúp cải thiện chất lượng nước thải trước khi thải ra môi trường.

Các loại bể xử lý nước thải và công dụng của chúng
Bể lắng sinh học trong các khu công nghiệp.

Bể khử trùng

Đây là bể cuối cùng trong quá trình xử lý nước thải, có nhiệm vụ tiêu diệt các mầm bệnh, vi khuẩn trong nước thải trước khi xả ra môi trường. Chất khử trùng thường được sử dụng trong bể khử trùng là Clo, vì khả năng loại các sinh vật gây bệnh hiệu quả hơn so với các phương pháp xử lý khác. Bên cạnh đó, sử dụng Clo cũng có thể loại bỏ hầu hết các chất gây ô nhiễm khác có trong nước, giúp cải thiện đáng kể chất lượng nước trước khi xả thải.

Các loại bể xử lý nước thải và công dụng của chúng
Bể khử trùng là bể xử lý cuối cùng với chất khử là Clo.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về bể xử lý nước thải cùng vai trò và phân loại của chúng. Việc lắp đặt hệ thống bể xử lý nước thải là vô cùng quan trọng đối với các công trình công nghiệp hiện nay. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hay vấn đề gì thì hãy liên hệ ngay Biogency qua Hotline 0909 538 514 để được tư vấn nhé!

>>> Xem thêm: Các phương pháp xử lý nước thải chi phí thấp

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký