cac yeu to anh huong den chi phi xu ly nuoc thai khu cong nghiep lam sao de toi uu hoa chi phi va chat luong nuoc thai dau ra

Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí xử lý nước thải khu công nghiệp? Làm sao để tối ưu hóa chi phí và chất lượng nước thải đầu ra?

Nước thải công nghiệp là một trong những nguyên chính dẫn đến ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng hiện nay. Vậy cách xử lý như thế nào để tối ưu hóa chi phí và chất lượng nước thải đầu ra? Chi phí xử lý nước thải khu công nghiệp bao nhiêu? Cùng tham khảo ngay bài viết này để có câu trả lời nhé!

Hiện nay, có rất nhiều nhà máy, xí nghiệp hay công ty hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất trong các khu công nghiệp thải ra hàng loạt nước thải gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống của con người. Các chất thải không được xử lý triệt để chính là mầm mống của bệnh tật cho con người và sinh vật khác. Do đó, vấn đề xử lý nước thải khu công nghiệp cần được xử lý triệt để đảm bảo nguồn nước được thải ra môi trường an toàn và không gây nguy hại đến sức khỏe con người và môi trường sống. 

Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí xử lý nước thải khu công nghiệp

Chi phí xử lý nước thải công nghiệp mà các doanh nghiệp cần phải đầu tư sẽ có những sự khác biệt nhất định, phụ thuộc các yếu tố:

Nồng độ ô nhiễm ban đầu của nước thải 

Nước thải ban đầu khi thải ra sẽ khác nhau về tính chất tùy thuộc vào ngành nghề sản xuất kinh doanh (sắt thép, vải, thực phẩm,…) của doanh nghiệp. Do đó, nồng độ ô nhiễm và thành phần các chất thải, chất cặn ở trong nước thải cũng khác nhau dẫn đến hệ thống xử lý nước thải cũng cần các công nghệ và thiết bị, vật tư môi trường không giống nhau, điều này kéo theo chi phí xử lý nước thải đầu tư cho từng hệ thống cũng bị ảnh hưởng.

Lấy ví dụ cụ thể về như ngành sản xuất giấy và sản xuất kim loại.

  • Đối với ngành sản xuất giấy: Thông thường chi phí xử lý nước thải khu công nghiệp ở ngành sản xuất giấy sẽ cao hơn so với các ngành khác vì ngoài sản xuất giấy còn phải tái chế giấy thải. Nguyên liệu đầu vào của ngành sản xuất giấy có chứa nhiều thành phần tạp chất từ các nguồn khác nhau. Hơn nữa, keo tụ lắng lọc cũng khiến cho quá trình xử lý trở nên phức tạp hơn. Vì vậy, việc xử lý nước thải công nghiệp giấy thường được ứng dụng bằng phương pháp sinh học và phương pháp oxy hóa nâng cao.
  • Đối với ngành sản xuất kim loại: Đây là ngành sản xuất phải bỏ ra rất nhiều chi phí xử lý nước thải. Các nhà máy, khu công nghiệp sản xuất các mặt hàng liên quan đến kim loại sẽ phải chi trả chi phí cho việc xây dựng bồn bể, chi phí đầu tư nhiều thiết bị xử lý nước thải như: Máy khuấy, máy bơm chìm nước thải, bơm định lượng hóa chất, các thiết bị đo pH để kiểm soát lượng pH trong nước thải tự động. 

Thiết bị được đầu tư vào công trình xử lý nước thải khu công nghiệp

Một trong những yếu tố lớn nhất ảnh hưởng đến chi phí xử lý nước thải là các thiết bị được trang bị trong hệ thống. Nguồn gốc xuất xứ của thiết bị, chủng loại, kiểu dáng, công suất, tính năng,… sẽ ảnh hưởng đến chi phí xử lý nước thải công nghiệp. 

Để tiết kiệm chi phí xử lý nước thải khu công nghiệp, doanh nghiệp nên ưu tiên lựa chọn các thiết bị được sản xuất trong nước có tính năng tương tự hàng nhập khẩu nhưng có giá thành rẻ hơn. Tuy nhiên, có thể chất liệu của các thiết bị sẽ không được bền như hàng nhập khẩu.

thiet bi duoc dau tu vao cong trinh xu ly nuoc thai cong nghiep cung la yeu to anh huong den chi phi xu ly nuoc thai

Lưu lượng xử lý và chế độ xả thải

Chi phí của quá trình xử lý nước thải còn phụ thuộc rất nhiều vào lưu lượng xử lý và chế độ xả thải. Trong trường hợp nhà máy sản xuất có chế độ xả thải với lưu lượng thấp thì chi phí vốn đầu tư sẽ thấp. 

Ngoài ra cũng cần xem xét thời gian vận hành của hệ thống xả thải hoạt động trong ngày như thế nào? Nếu thời gian vận hành ngắn thì sẽ tiêu tốn nhiều chi phí hơn so với thời gian vận hành dài vì lúc này lưu lượng nước thải được xử lý trong 1 giờ sẽ tăng lên. 

Ví dụ: Một hệ thống được thiết kế để hoạt động 12 giờ sẽ có chi phí cao hơn khoảng từ 40 – 60% so với hệ thống hoạt động 24 giờ.

luu luong xu ly nuoc thai la yeu to anh huong den chi phi xu ly nuoc thai
Lưu lượng xử lý nước thải là yếu tố ảnh hưởng đến chi phí xử lý nước thải

Sử dụng hoá chất hay men vi sinh để xử lý nước thải

Để xử lý nước thải ở giai đoạn này chúng ta có thể sử dụng 2 cách, một là dùng hóa chất, hai là dùng vi sinh để tiết kiệm tối đa chi phí đầu tư. 

Ngoài các yếu tố trên thì một số yếu tố cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chi phí xử lý nước thải công nghiệp như: diện tích, phí lắp đặt, yêu cầu về tự động hóa hệ thống,…

Chi phí xử lý 1m3 nước thải công nghiệp là bao nhiêu?

Để đảm bảo không gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và ô nhiễm môi trường, xử lý nước thải tại các khu công nghiệp, nhà máy,… là khâu bắt buộc và thực hiện nghiêm chỉnh nhằm đảm bảo chất lượng. 

Trên thực tế, không có công thức chính xác để tính chi phí xử lý nước thải công nghiệp trên từng 1m3 nước thải. Hơn nữa chi phí này còn phải phụ thuộc vào từng trường hợp, quý khách có thể tham khảo một số đơn giá trung bình sau đây:

  • Từ 3.603 đồng/m3 với lượng nước thải có hàm lượng COD từ 200 – 1000mg/l.
  • Từ 12.000 đồng/m3 với lượng nước thải có hàm lượng COD từ 1.000 – 2.000mg/l.
  • Từ 18.000 đồng/m3 với lượng nước thải có hàm lượng COD từ 2.000mg/l trở lên. 

Làm sao để tối ưu hóa chi phí và chất lượng nước thải đầu ra?

Thông thường người ta thường xử lý nước thải bằng vi sinh hơn là hóa học bởi việc ứng dụng vi sinh mang lại hiệu quả cao hơn. Bên cạnh đó, xử lý nước bằng phương pháp vi sinh còn giảm BOD, COD, TSS. Đồng thời, con người không cần phải tác động trực tiếp vào quy trình xử lý. 

Hơn nữa, phương pháp vi sinh thân thiện với con người và môi trường. Còn với phương pháp xử lý nước thải bằng hóa chất sẽ có nguy cơ gây hại cho môi trường, động vật thủy sinh. Có thể nói, chi phí để mua hóa chất xử lý nước thải rẻ hơn nhiều so với mua vi sinh, tuy nhiên việc xử lý hóa chất phải tiến hành nhiều lần, mỗi lần thực hiện sẽ tiêu tốn một khối lượng hóa chất lớn. Điều này khiến khách hàng phải bỏ ra một số tiền rất lớn. Còn với vi sinh tuy lần đầu mua với chi phí lớn nhưng những lần kế tiếp sử dụng chỉ cần châm thêm nên chi phí về lâu dài sẽ rẻ hơn.

Việc xử lý nước thải bằng vi sinh ngày càng được nhiều doanh nghiệp, đơn vị vận hành hệ thống nước thải lựa chọn bởi mang lại những ưu điểm vượt trội như:

  • Hiệu suất xử lý cao.
  • Duy trì hệ thống vận hành ổn định.
  • Chi phí đầu tư thấp, không cần nhiều đến máy móc.
  • Chi phí bảo dưỡng, bảo trì thấp.
  • Vận hành dễ dàng.
  • An toàn với môi trường và con người vì không sử dụng hóa chất độc hại.
  • Giảm khả năng tái ô nhiễm môi trường.
  • Tiết kiệm tối đa chi phí vận hành và nhân công.

>> Xem thêm: Men vi sinh Microbe-Lift – giải pháp xử lý nước thải tối ưu cho doanh nghiệp

Xử lý nước thải công nghiệp bằng vi sinh – Tối ưu chi phí và chất lượng nước thải đầu ra

lam cach nao de toi uu chi phi xu ly nuoc thai
Làm cách nào để tối ưu chi phí xử lý nước thải?

Có thể nói việc xử lý nước thải công nghiệp là quy trình phức tạp và phải tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn. Ngày nay, nhiều khu công nghiệp, nhà máy đã đẩy mạnh việc áp dụng chế phẩm vi sinh Microbe-Lift IND để đưa vào xử lý nước thải công nghiệp bởi những ưu điểm nổi bật như:

  • Giảm tình trạng vi sinh bị chết do tải lượng đầu vào tăng cao.
  • Phục hồi nhanh hệ thống xử lý nước thải sau khi gặp sự cố.
  • Giảm BOD, COD, TSS.
  • Tăng cường quá trình khử Nitrat.
  • Tăng cường quá trình phân hủy sinh học của hệ thống.
  • Giảm mùi hôi và lượng bùn thải.
  • Xử lý nước thải bằng công nghệ vi sinh rất thân thiện với con người và môi trường vì tận dụng các sản phẩm sinh học, không có sự tham gia của hóa chất xử lý.

Với những ưu điểm vượt trội mà sản phẩm mang lại, xử lý nước thải công nghiệp bằng vi sinh đang ngày càng được nhiều doanh nghiệp áp dụng bởi tiết kiệm chi phí và hiệu quả hơn.

Trên đây là toàn bộ những thông tin về chi phí xử lý nước thải, các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí xử lý nước thải và cách tối ưu hóa chi phí. Mong rằng sẽ là thông tin hữu ích giúp quý khách có thể tham khảo và áp dụng cho việc xử lý nước thải của doanh nghiệp mình tùy vào từng trường hợp cụ thể.

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký