tac dung cua kali trong nuoi tom

Tác dụng của Kali trong nuôi tôm

Tác dụng của Kali trong nuôi tôm như thế nào? Đâu là dấu hiệu nhận biết tôm bị thiếu khoáng Kali và cách bổ sung Kali cho tôm để tăng năng suất vụ nuôi? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé! 

Tầm quan trọng của Kali đối với sự phát triển của tôm

  • Kali dùng cho ao nuôi tôm còn được biết đến với tên gọi khác là Potassium DiFormate (C2H3KO4), đây là phân tử axit kép dạng muối đôi, giúp làm giảm pH ở dạ dày và ruột tôm. Nhờ đó giúp tăng giải phóng enzyme từ gan tụy, giúp tôm tiêu hóa thức ăn tốt và hấp thụ dinh dưỡng hoàn toàn.
  • Kali là một khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất, khi thiếu Kali tôm sẽ bị suy yếu, biếng ăn, tăng trưởng chậm, thậm chí là chết hàng loạt.

Tham khảo: Tầm quan trọng của canxi và magie trong nuôi tôm

tac dung cua kali trong nuoi tom nhu the nao
Tác dụng của Kali trong nuôi tôm như thế nào?

Dấu hiệu tôm bị thiếu Kali

Bà con chú ý quan sát, nếu tình trạng thiếu Kali xảy ra thì tôm sẽ có những dấu hiệu nhận biết sau đây:

  • Thời gian đầu, tôm thiếu Kali sẽ xuất hiện những chấm đen li ti trên vỏ. Biểu hiện rõ nhất là xuất hiện những đốm trắng đục trên thân ở trong thịt (đục cơ), với trường hợp nhẹ có thể dễ xử lý nhưng nếu tôm vừa bị đục cơ, cong thân thì rất khó xử lý, thậm chí dẫn đến việc tôm chết hàng loạt.
  • Trong trường hợp tôm bị thiếu Kali trầm trọng, tôm sẽ rơi xuống đáy, có ao rơi số lượng lên đến vài chục con mỗi ngày. Việc tôm không được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng và Kali sẽ dẫn đến suy nhược và chết dần.
  • Khi tôm đang trong quá trình lột xác bị thiếu Kali sẽ làm vỏ mềm và chậm phát triển.
lam the nao de nhan biet tom thieu kali
Làm thế nào để nhận biết tôm thiếu Kali?

Cách xác định hàm lượng Kali trong ao nuôi tôm

Để xác định được hàm lượng Kali là bao nhiêu trong ao nuôi thì bà con cần mang mẫu đến phòng lab để được kiểm tra hoặc sử dụng bộ test Kali đang được bày bán trên thị trường hiện nay. Các dòng test nhanh của hãng JBL được sử dụng nhiều nhất hiện nay, xuất xứ từ Đức.

Có thể nói, Kali trong nước biển có khối lượng gần bằng với canxi và đây cũng chính là chất khoáng mà tôm rất cần khi độ mặn dưới 5‰.

Cách tính trị số Kali trong ao nuôi cụ thể như sau:

  • Độ mặn của nước biển là 34‰ và trị số của Kali là 380.
  • Cách tính trị số Kali theo độ mặn trong ao nuôi.
  • Trị số Kali với độ mặn 1‰ là: 380 : 34 = 11.176
  • Tuỳ theo độ mặn trong ao nuôi mà ta có thể lấy 11.176 x độ mặn từ 2_33 phần ngàn.

Ví dụ: Nếu độ mặn trong ao nuôi là 7‰, ta lấy 11.176 x 7. (11.176 x 7 = 78.23)

Khi xét nghiệm nước ao mà trị số Kali khoảng từ 78 trở lên là được.Nhưng nếu trị số Kali dưới 78 thì lúc này cần phải bổ sung thêm phân Kali 1 kg/1000m2 (có thể thay đổi hàm lượng Kali khi thực hiện) cho đến khi đạt trị số 78.

Hướng dẫn sử dụng bộ test nhanh:

  1. Làm sạch lọ thủy tinh bằng nước sạch trước và sau khi kiểm tra. Lắc đều lọ thuốc thử trước khi dùng.
  2. Rửa lọ thủy tinh bằng mẫu nước cần kiểm tra rồi cho 15ml mẫu nước vào ống tiêm.
  3. Nhỏ 10 giọt thuốc thử số 1 vào một lọ chứa mẫu nước cần kiểm tra, lắc tròn nhẹ nhàng.
  4. Cho 1 muỗng thuốc thử số 2, lắc nhẹ, chờ 1 phút cho bột hóa chất tan hoàn toàn.
  5. Đặt lọ thủy tinh nhỏ tại vị trí có dấu chéo màu đen, lấy dung dịch từ ống nghiệm đổ từ từ vào ống thủy tinh dài đến khi không nhìn thấy dấu chéo này nữa thì dừng lại.
  6. Mực nước trên ống nhỏ có vạch chia là nồng độ của Kali, đơn vị mg/l.
mau test nhanh cua hang jbl
Mẫu test nhanh của hãng JBL

Ngoài ra bà con còn có thể nhận biết hàm lượng kali trong ao nuôi kém qua các hiện tượng tôm mềm vỏ, tôm chậm phát triển, cong thân…

Bà con nên kiểm tra định kỳ Kali của ao nuôi. Tương tự như Ca và Mg, Kali cũng rất cần được kiểm tra thường xuyên.

  • Đối với ao nuôi có độ mặn tương đối khoảng từ 10 – 15‰, có đủ nguồn nước sạch để thay thường xuyên, bà con cần phải kiểm tra từ đầu vụ, sau đó định kỳ hàng tháng kiểm tra lại Kali 1 lần.
  • Đối với ao nuôi có độ mặn thấp (4 –10‰), lượng khoáng trong nước cũng không dồi dào, định kỳ 2 tuần/lần, cần tiến hành kiểm tra Kali.
  • Càng về những tháng cuối chu kỳ nuôi, tôm hấp thu khoáng nhiều hơn thì tần suất test cũng sẽ cần tăng nhiều hơn. Tuy nhiên, điều quan trọng là bà con chú ý chất lượng nước trong vùng nuôi của mình. Với những ao nuôi siêu thâm canh công nghệ cao, tốt nhất là bà con nên test mỗi ngày cùng với các chỉ tiêu như: pH, kiềm, NH3, NO2, Ca, Mg.

Cách bổ sung Kali cho ao nuôi tôm

Thời gian tốt nhất để bổ sung Kali cho ao tôm là buổi chiều hoặc ban đêm từ 10 – 12 giờ, giai đoạn này oxy sẽ tăng lên gấp đôi và sau khi lột xác tôm sẽ hấp thu Kali từ môi trường nước để tạo vỏ. 

Hiện nay có 2 cách để tôm có thể hấp thu Kali là khoáng tạt ao tôm và khoáng trộn thức ăn cho tôm nuôi.

Cách 1: Khoáng tạt ao tôm

Vì tôm có thể hấp thu Kali trực tiếp từ môi trường nước thông qua mang, do đó việc tạt trực tiếp vào trong nước để bù vào lượng Kali bị thiếu trong quá trình lột xác của tôm là điều rất cần thiết.

Tham khảo: Nhu cầu khoáng cho tôm thẻ chân trắng

Cách 2: Khoáng trộn thức ăn cho tôm nuôi

Với những trường hợp ăn nuôi tôm có độ mặn thấp khiến cho tôm khó hấp thu khoáng trực tiếp trong môi trường nước, lúc này bà con cần phải cung cấp Kali vào khẩu phần thức ăn cho ao tôm để dễ dàng hấp thụ trực tiếp vào cơ thể tôm.

  • Cách bổ sung Kali vào thức ăn dạng nước: Bổ sung Kali từ 5 – 10ml/kg thức ăn ở dạng nước. Với Kali dạng nước, bà con sẽ phun đều lên thức ăn sau đó cho ăn 2 lần/ngày.
  • Cách bổ sung Kali vào thức ăn dạng bột: Bổ sung Kali từ 5 – 10mg/kg thức ăn ở dạng bột. Với Kali ở dạng bột, bà con có thể trộn cùng với men vi sinh Microbe-Lift DFM sau đó trộn cùng thức ăn 2 lần/ngày. Việc trộn Kali cùng với thức ăn và men vi sinh Microbe-Lift DFM sẽ giúp tôm tiêu hóa và hấp thụ tối đa chất dinh dưỡng. Ngoài ra, có thể phòng và trị bệnh đường ruột cho tôm, đặc biệt là bệnh phân trắng.

Bổ sung Kali cho tôm nuôi có vai trò quan trọng trong việc tăng trưởng của tôm. Khi phát hiện tôm thiếu Kali thì bà con nên số sung Kali kết hợp Magie vừa đủ trộn với thức ăn cho tôm, đồng thời bổ sung khoáng tạt vào trong môi trường nước ngay từ đầu vụ. 

Bổ sung Kali và Magie vào ao nuôi tôm sẽ giúp tôm tăng trưởng về cơ, thịt, tăng sức đề kháng cho con tôm. Hơn nữa, bổ sung Kali còn giúp phòng ngừa cong thân, đục cơ, kích thích tôm lột vỏ một cách nhanh chóng.

cach bo sung kali cho tom nhu the nao
Cách bổ sung Kali cho tôm như thế nào?

Ngoài ra, bà con có thể bổ sung vitamin C nhằm cung cấp vi lượng, hỗ trợ tôm sinh trưởng và tăng khả năng miễn dịch cho tôm nuôi.

>> Xem thêm: Cách bổ sung vitamin C cho tôm tốt nhất

Những thông tin về tác dụng của Kali trong nuôi tôm và cách bổ sung Kali cho tôm hiệu quả trên đây đã giúp bà con có thêm kiến thức hữu ích để ứng dụng hiệu quả vào mô hình nuôi tôm của mình. Để bổ sung Kali một cách hiệu quả kết hợp men vi sinh và vitamin C cho ao nuôi tôm, bà con hãy liên hệ với Biogency để được tư vấn nhanh chóng nhé!

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký