Sự hiện diện của Amoniac trong ao tôm không gây hại, thậm chí chúng có lợi cho thực vật phù du. Tuy nhiên nếu nồng độ NH3 trong ao vượt ngưỡng cho phép sẽ đe dọa đến sự sống của tôm, gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng. Vậy làm thế nào để nhận biết NH3 trong ao tôm đáng báo động? Hướng xử lý như thế nào khi NH3 vượt ngưỡng? Cùng Biogency tìm hiểu ngay.
Các nội dung chính
Cách nhận biết NH3 trong ao tôm vượt ngưỡng an toàn
NH3 hay Amoniac, sinh ra từ quá trình trao đổi chất của tôm và sự phân hủy thức ăn thừa, phân, sinh vật phù du chết. Như đã đề cập ở trên, Amoniac không độc nếu nồng độ của nó duy trì dưới ngưỡng cho phép. Sự hiện diện của NH3 trong ao có thể được xem là có lợi cho thực vật phù du, chúng có vai trò cố định quá trình chuyển hoá khí Dinitrogen thành Nitơ, sử dụng Nitơ làm chất dinh dưỡng.
Tuy nhiên, vì nhiều lý do trong quá trình nuôi tôm, hàm lượng NH3 thường vượt ngưỡng cho phép. NH3 là nguyên nhân khiến tôm căng thẳng, dễ mắc bệnh, suy giảm tốc độ tăng trưởng, thậm chí đe dọa đến sự sống của tôm, ảnh hưởng đến năng suất.
Nhận biết NH3 bằng cách quan sát tôm
Amoniac là khí độc gây căng thẳng cho tôm, do đó khi nhiễm tôm sẽ xuất hiện các hiện tượng như chán ăn, nhảy lên mặt nước, tôm lờ đờ, tấp mé, nổi đầu. Khi kiểm tra gan tôm thường viêm, xuất hiện biểu hiện đường ruột kém, quan sát quá trình lột vỏ thấy tôm lột nhiều nhưng không cứng vỏ, tôm ọp thân, đục cơ, chết rải rác,…
Nhận biết NH3 bằng cách test nồng độ NH3 trong ao tôm
Mặc dù việc quan sát là điều cần thiết, tuy nhiên đáng tiếc là khi tôm xuất hiện các triệu chứng ở trên, điều đó có nghĩa nồng độ Amoniac trong ao đã quá cao. Do đó, cách tốt nhất là chủ động test nồng độ NH3 trong ao thường xuyên.
Bà con có thể tham khảo bộ test NH4/NH3 Sera với các bước thực hiện cơ bản sau:
- Bước 1: Làm sạch lọ thủy tinh bên trong lẫn bên ngoài bằng nước máy trước và sau mỗi lần kiểm tra. Chú ý lắc đều các chai thuốc thử trước khi sử dụng.
- Bước 2: Rửa lọ thủy tinh nhiều lần bằng mẫu nước cần kiểm tra, sau đó đổ đầy 5ml mẫu nước vào lọ. Lau khô bên ngoài lọ.
- Bước 3: Cho 6 giọt thuốc thử của chai thuốc thử 1 vào lọ thủy tinh chứa mẫu nước cần kiểm tra, đóng nắp và lắc đều.
- Bước 4: Mở nắp, cho 6 giọt thuốc thử của chai thuốc thử 2 vào lọ, đóng nắp và lắc đều rồi mở nắp ra.
- Bước 5: Cho tiếp 6 giọt thuốc thử của chai thuốc thử 3 vào lọ, đóng nắp lọ, lắc đều.
Nếu mẫu thử là nước ngọt thì chỉ dùng 3 giọt ở mỗi chai thuốc thử 1, 2 và 3. Sau 5 phút, đối chiếu màu của dung dịch với bảng màu. Ở bảng so màu, a biểu thị mẫu nước ngọt, b biểu thị mẫu nước mặn. Đối chiếu giá trị NH4+với giá trị pH để kiểm tra độc tố NH3 có trong nước ao.
Dưới đây là bảng đối chiếu giá trị NH3:
Chú thích:
- Màu xanh dương: An toàn.
- Màu xanh lá: Nguy hiểm.
- Màu đỏ: Rất nguy hiểm.
Cách xử lý khí độc NH3 trong ao tôm hiệu quả, chi phí thấp
Sau khi nhận biết NH3 trong ao tôm vượt ngưỡng, cần tiến hành xử lý càng sớm càng tốt, giảm thiểu hệ luỵ.
Cách đầu tiên có thể dùng là sử dụng chất hấp thụ khí độc như Yucca hoặc Zeolite. Tuy nhiên cách này chỉ mang tính chất tạm thời, hiệu quả không cao vì chúng chỉ hấp thụ NH4/NH3 có trong mặt nước, trong khi khí Amoniac sinh ra liên tục do quá trình phân huỷ thức ăn, phân tôm thải ra hằng ngày.
Một cách khác là sử dụng oxy già tạt xuống ao để tăng cường oxy, để oxy hóa và chuyển hóa NH4 → NO2 → NO3 làm giảm độc cấp tính của Amoniac.
Để quá trình này diễn ra hiệu quả và nhanh chóng hơn nên bổ sung đồng thời 2 chủng vi sinh là Nitrosomonas và Nitrobacter với vai trò như sau:
- Nitrosomonas chuyển hóa Amoni (NH3, NH4+) thành Nitrit (NO2-).
- Nitrobacter chuyển hóa Nitrit (NO2-) thành Nitrat (NO3-) – Là dạng không độc đối với tôm.
Men vi sinh Microbe-Lift AQUA N1 tích hợp 2 chủng vi sinh kể trên là sản phẩm đang rất được ưa chuộng để xử lý khi độc nói chung và NH3 nói riêng trong nuôi trồng thuỷ sản.
Với mỗi mức khí độc, liều lượng sử dụng AQUA N1 cũng sẽ khác nhau, chẳng hạn như:
- Ao xuất hiện nồng độ khí độc NO2 ≤ 5mg/l: Đánh 3 nhịp liên tục (1,5 chai) liên tục vào buổi tối, sau đó duy trì để kiểm soát NO2 không tăng lại.
- Ao đã xuất hiện NO2, 5mg/l < NO2 < 10mg/l: Đánh 3 nhịp liên tục (2 chai) vào buổi tối, sau đó duy trì để kiểm soát NO2 không tăng lại.
- Ao đã xuất hiện NO2, NO2 > 10mg/l: Đánh 3 nhịp liên tục (3 chai) vào buổi tối, sau đó duy trì để kiểm soát NO2 không tăng lại.
Trung bình, chi phí sử dụng men vi sinh xử lý khí độc NH3 trong ao tôm cho 1 vụ là từ 3,6-6 triệu. Mỗi vụ sài từ 3-5 chai với tần suất sử dụng là 3 ngày/lần, vừa hiệu quả cao vừa tiết kiệm chi phí. Đồng thời về lâu về dài còn hạn chế các tác động xấu đến sức khỏe của tôm.
Như vậy trên đây là những chia sẻ về cách nhận biết NH3 trong ao tôm cũng như cách xử lý hiệu quả, an toàn bà con có thể tham khảo. Mọi thắc mắc bà con vui lòng liên hệ ngay HOTLINE 0909 538 514, đội ngũ Biogency sẵn sàng hỗ trợ và giải đáp kịp thời.
>>> Xem thêm: Hiệu quả xử lý khí độc của men vi sinh Microbe-Lift AQUA N1
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh