Cach sang tom hieu qua 1

Cách sang tôm hiệu quả

Hiện nay, sang tôm là phương pháp được nhiều người nuôi trên cả nước áp dụng vì những lợi ích như dễ quản lý, giảm chi phí giai đoạn đầu, giảm thời gian nuôi, giảm thiểu dịch bệnh, hạn chế ô nhiễm môi trường. Sang tôm gồm 2 giai đoạn đó là sau khi ương và sàng lọc con tôm giống tốt để chuyển sang ao nuôi thương phẩm. 

Tuy nhiên, kỹ thuật sang tôm trong quá trình nuôi không tốt sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm về sau. Sau khi di chuyển tôm sang môi trường nước mới, diện tích rộng hơn, tôm sẽ phát triển nhanh sau 30-60 ngày giúp người nuôi có thể thu hoạch tôm thương phẩm với số lượng và chất lượng tốt nhất.

Chuẩn bị trước khi sang tôm

cách sang tôm hiệu quả

– Thời điểm sang tôm: Không nên sang tôm quá sớm (trước 18 ngày), vì thời điểm đó tôm còn khá non, tôm dễ bị tổn thương dẫn đến tỉ lệ hao tôm sẽ tăng. Người nuôi nên chọn thời điểm lúc tôm khỏe nhất để sang.

– Cân chỉnh các chỉ số 2 ao sao cho tương đương nhau: Trước khi sang tôm, người nuôi cần kiểm tra môi trường giữa ao nuôi và ao ương, các chỉ tiêu như pH, độ kiềm, nhiệt độ,.. không chênh lệch quá nhiều tránh gây sốc tôm.

Tham khảo: Những chỉ tiêu nước nuôi tôm quan trọng

– Tăng đề kháng cho tôm: Người nuôi cần bổ sung Vitamin, khoáng (Xem cách bổ sung khoáng cho tôm), men vi sinh đường ruột MICROBE-LIFT DFM,… để tôm tăng khả năng chịu đựng khi qua môi trường mới.

– Xử lý ao nuôi mới: Ao nuôi cần được diệt khuẩn, đáy ao cần vệ sinh sạch, đảm bảo màu nước, độ trong, các chỉ tiêu môi trường nằm trong ngưỡng thích hợp cho tôm. Người nuôi có thể tham khảo các chế phẩm vi sinh MICROBE-LIFT để vệ sinh ao nuôi hiệu quả, tiết kiệm và an toàn nhất.

– Với ao 500m3, đánh 1 bao vôi canxi, xi phông thật sạch và chạy quạt nước 60 vòng/phút sẽ có màu đục rất đẹp. Sau 3 ngày có thể sang tôm, đặc biệt buổi sáng là thời điểm tốt nhất để sang tôm.

– Thuần tôm trước khi sang: Người nuôi lấy khoảng 10 lít nước ao nuôi mới, sau đó bỏ 10 con tôm, cho tôm ăn và sục khí 24h để kiểm tra xem tôm có bị sốc không. Nếu tôm chịu được mới bắt đầu sang tôm.

Cách sang tôm hiệu quả

cách sang tôm hiệu quả

Sang tôm bằng phương pháp mở cống, xả van

Ao nuôi sẽ có độ sâu hơn so với ao ương, nên khi mở van thông nhau tôm sẽ được chuyển sang ao nuôi có diện tích lớn hơn để nuôi tiếp giai đoạn 2. Khi sang tôm, người nuôi cần đảo nước qua lại để môi trường giữa 2 ao không chênh lệch lớn.

Cần cân tôm để xem độ hao khi sang tôm, sau đó đưa ra những biện pháp kịp thời.

Sang tôm bằng lưới kéo hoặc chài

Đây là phương pháp thủ công, cần nhiều người tham gia và kéo dài trong vài ngày. Sang tôm vào buổi sáng, thời tiết mát là phù hợp nhất để tôm không bị sốc. 

Phương pháp này sẽ giúp người nuôi nắm được số lượng tôm khi chuyển sang ao nuôi, có thể dùng 1 ao uông sang cho nhiều ao nuôi.

Lưu ý: Không sang tôm quá sớm (trước 18 ngày), tốt nhất là sau 20-25 ngày ương, tiến hành sang tôm ra ao nuôi. Cần chọn ngày sang tôm có thời tiết thuận lợi, tốt nhất là vào buổi sáng. Tôm sau khi sang xong sẽ mệt, vậy nên tôm sẽ không ăn nhiều, người nuôi chỉ nên cho ăn khoảng 50% lượng thức ăn, chạy quạt, bổ sung khoáng, vitamin bổ dưỡng cho tôm hấp thu qua mang. Sau khi tôm ổn định, cho tôm ăn từ 4 lần/ngày với 60% ban ngày và 40% ban đêm. Vào những ngày nắng nóng, mưa to, tôm lột xác,.. cần giảm lượng thức ăn 30-50% để tránh thức ăn thừa đọng lại dưới đáy.

___________________________

Trước khi sang tôm chuyển giai đoạn nuôi, người nuôi cần thực hiện giai đoạn chuẩn bị cẩn thận và đúng kỹ thuật. Đặc biệt, người nuôi cần vệ sinh ao, tăng đề kháng cho tôm thật tốt bằng các chế phẩm vi sinh rồi mới bắt đầu sang tôm. Sau khi tham khảo bài viết, người nuôi chỉ cần áp dụng đúng các kỹ thuật thì tôm nuôi sẽ đảm bảo an toàn trong giai đoạn này. Để được tư vấn thêm giai đoạn chuẩn bị ao nuôi, và tăng sức đề kháng của tôm giai đoạn chuyển ao này, hãy liên hệ ngay với Biogency qua hotline: 0909 538 514. Chúc bà con một mùa vụ bội thu!

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký