Cách ủ men tỏi dùng trong nuôi tôm từ chuyên gia

Cách ủ men tỏi dùng trong nuôi tôm từ chuyên gia

Có nhiều cách ủ men tỏi sử dụng trong nuôi tôm, tuy nhiên việc ủ tỏi cho tôm ăn thường sẽ cần thời gian và kinh nghiệm của người ủ. Do đó nếu lần đầu thực hiện bà con cần hết sức chú ý, việc ủ sai cách không chỉ làm giảm tác dụng mà còn có thể gây hại cho tôm và làm ô nhiễm môi trường ao nuôi. Dưới đây là cách ủ men tỏi từ chuyên gia thuỷ sản bà con có thể tham khảo thực hiện.

Công dụng của tỏi đối với quá trình nuôi tôm

Tỏi chứa Allin, một loại axit hữu cơ khi bị đập dập sẽ kết hợp với Allicinase có trong tỏi tạo thành Allicin, một chất có khả năng kháng khuẩn và nấm. Khả năng kháng khuẩn của  Allicin đã được chứng minh cho hiệu quả bằng ⅕ thuốc Peniciline và bằng 1/10 thuốc Oxytracilin). Bên cạnh đó, tỏi còn chứa Diallyl Disulfide, chất này mạnh và nhanh hơn nhiều 2 dòng kháng sinh dùng trong nuôi tôm là Erythromycin và Ciprofloxacin.

Cách ủ men tỏi dùng trong nuôi tôm từ chuyên gia
Allicin là chất có khả năng kháng khuẩn và nấm cao.

Đã có nhiều nghiên cứu khoa học về tác dụng của tỏi trong nuôi tôm, ngày nay tỏi được sử dụng trong nuôi trồng thuỷ sản như một chất thay thế kháng sinh và các yếu tố trị liệu hoá học. Chúng có khả năng ức chế, thậm chí là kháng vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch cho tôm. Bên cạnh đó tỏi cũng có công hiệu trị sán, giun kim và các bệnh nấm.

Cách ủ men tỏi dùng trong nuôi tôm để đạt hiệu quả cao

Tỏi được sử dụng trong nuôi tôm với nhiều cách sử dụng, trong đó cách ủ men tỏi được ưa chuộng nhờ mang lại hiệu quả cao trong phòng bệnh hoại tử gan tụy cấp và các bệnh đường ruột tôm, đồng thời men tỏi cũng hỗ trợ giúp tôm tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng để tôm phát triển khoẻ mạnh. Cách ủ men tỏi bà con có thể áp dụng theo công thức của Ths. Nguyễn Thị Hà, Nguyên PGĐ TT Quan trắc MT và Bệnh TS miền Bắc – Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản 1 như sau:

Nguyên liệu chuẩn bị gồm có:

  • 10kg tỏi ta.
  • 1kg đường.

Hoặc ngoài ra bà con có thể sử dụng 10kg tỏi với 3kg mật rỉ đường.

Cách ủ như sau: Tỏi bà con bóc vỏ, cắt hoặc tốt nhất xay nhỏ để hạn chế Allicin biến chất nhanh trong môi trường bên ngoài. Sau đó bà con tiến hành trộn tỏi đã xay với 1kg đường hoặc các hỗn hợp khác đã gợi ý ở trên. Tiếp đó bà con cho phần vừa trộn vào thùng/xô nhựa có nắp đậy ủ từ 20-25 ngày (mùa hè), mùa đông ủ trong 25-30 ngày. Lưu ý trong thời ủ bà con không mở nắp thùng. Sau thời gian ủ, thấy nước ủ sánh nâu, tức tỏi đã lên men thành công, có thể sử dụng tạt ao hoặc trộn vào thức ăn cho tôm.

Cách ủ men tỏi dùng trong nuôi tôm từ chuyên gia
Dung dịch men tỏi sau ủ có màu sánh nâu.

Lưu ý: Hiện nay có khá nhiều cách ủ men tỏi truyền tai nhau trên các diễn đàn, tuy nhiên việc ủ tỏi cho tôm ăn thường sẽ cần thời gian và kinh nghiệm của người ủ. Do đó nếu bà con lần đầu thực hiện cần chú ý tìm hiểu hoặc có chuyên gia hỗ trợ, việc ủ sai cách không chỉ làm giảm tác dụng mà còn có thể gây hại cho tôm và làm ô nhiễm môi trường ao nuôi.

Một số lưu ý khi sử dụng tỏi trong nuôi tôm

Trước yêu cầu cắt giảm kháng sinh trong nuôi tôm, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, thời tiết thất thường tôm dễ bị tấn công bởi vi khuẩn, virus thì các phương pháp phòng bệnh tự nhiên như sử dụng tỏi được bà con nuôi trồng thuỷ sản áp dụng rộng rãi.

Mặc dù các công dụng của tỏi trong nuôi tôm đã được chứng minh, đồng thời các cách sử dụng tỏi thực hiện đơn giản, chi phí thấp, độ an toàn cao, có thể hỗ trợ thay thế kháng sinh. Tuy nhiên để đạt hiệu quả cao cũng như tránh các rủi ro cho tôm bà con cần biết cách sử dụng tỏi, đồng thời nắm một vài lưu ý quan trọng sau:

  • Sử dụng tỏi nên chọn tỏi tươi, không bị nấm mốc, hư hỏng.
  • Không nên nấu chín tỏi vì nhiệt độ cao các hoạt chất trong tỏi sẽ phân huỷ và giảm tác dụng.
  • Nếu dùng tỏi tự chế thì phải xay nhuyễn trộn cho tôm ăn với liều 3-5g tỏi/kg thức ăn.
  • Khi trộn tỏi với thức ăn thì bà con nên cho ăn vào bữa ăn cuối cùng trong ngày.

Ngoài ra, một trong những lưu ý đặc biệt quan trọng khi sử dụng tỏi trong nuôi tôm nói chung đó là tỏi có bản chất là kháng sinh. Do đó ngoài việc tiêu diệt vi khuẩn gây hại thì nó còn diệt luôn vi khuẩn có lợi. Chính vì vậy, bà con nên sử dụng chế phẩm sinh học để bổ sung lợi khuẩn cho tôm, đặc biệt là đường ruột tôm. Bà con có thể tham khảo sản phẩm men vi sinh đường ruột Microbe-Lift DFM.

Cách ủ men tỏi dùng trong nuôi tôm từ chuyên gia
Men vi sinh đường ruột Microbe-Lift DFM dùng trong nuôi tôm.

Sử dụng Microbe-Lift DFM giúp:

  • Phân giải thức ăn, giúp cho sự hấp thu dinh dưỡng ở tôm diễn ra một cách dễ dàng hơn.
  • Giúp tôm tiêu hóa và hấp thụ tối đa dưỡng chất.
  • Tăng cường hệ vi sinh đường ruột cho tôm, giúp ruột tôm to, đẹp, đồng đều, không đứt quãng.
  • Hạn chế bệnh đường ruột, bệnh phân trắng trên tôm.

Liều dùng: 0,5-1g/1kg thức ăn.

Như vậy ở bài viết trên, Biogency đã chia sẻ về cách ủ men tỏi từ chuyên gia cũng như các lưu ý quan trọng khi sử dụng tỏi, hy vọng bà con sẽ áp dụng thành công. Ngoài ra nếu bà con quan tâm đến phương pháp nuôi tôm an toàn sinh học với chế phẩm sinh học có thể liên hệ Biogency qua Hotline 0909 538 514 để được hỗ trợ tư vấn chi tiết.

>>> Xem thêm: Chữa bệnh đường ruột tôm bằng cách cho tôm ăn tỏi

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký