“Cắt cuống mắt tôm” là phương pháp sản xuất tôm giống truyền thống được các trang trại sản xuất tôm giống tác động lên tôm bố mẹ để đẩy nhanh quá trình sinh sản. Thế nhưng phương pháp này có thực sự mang lại lợi ích cho người nuôi? Hãy cùng Biogency tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.
Các nội dung chính
Cắt cuống mắt tôm là gì? Mục đích cắt cuống mắt cho tôm
Cắt cuống mắt tôm là cắt bỏ đi phần một phần thịt ở mắt tôm khi tôm chuyển từ trạng thái bình thường sang trạng thái sinh sản. Đây là một phương pháp truyền thống được sử dụng để kích thích tôm đẻ trứng. Cắt cuống mắt được thực hiện trên tôm bố mẹ, thường xảy ra ở các trại giống.
Có thể lý giải cụ thể về “cắt cuống mắt tôm” như sau: Khi tôm chuyển từ trạng thái bình thường sang trạng thái sinh sản, các hormon kích thích sinh sản và hormon ức chế sinh sản cũng đồng thời hình thành. Trong đó, hormon ức chế sinh sản của tôm được hình thành từ cuống mắt và phóng ra trên toàn cơ thể, từ đó làm giảm khả năng tôm giao phối và sinh sản. Do đó, các trại tôm giống thường cắt cuống mắt tôm để loại bỏ hormon này, đồng thời tăng tần suất tôm giao phối và đẻ trứng.
Một số phương pháp cắt cuống mắt tôm được các trại tôm giống áp dụng
Để cắt cuống mắt tôm có thể dùng nhiều phương pháp khác nhau như: Đốt, kẹp, thắt cuốn mắt tôm và để tự rụng. Ví dụ về một trong những cách cắt cuống mắt tôm như sau: Bắt tôm bố/mẹ, dùng dây thun buộc chặt mắt muốn cắt, sau đó cắt bỏ đi phần dây thun còn dư và thả tôm vào thùng nước có pha sẵn Iodine để sát trùng. Cuối cùng, thả tôm lại vào bể nuôi, sau 3-4 ngày cuống mắt sẽ rụng. Sau khi cắt cuống mắt khoảng 5 – 10 ngày, tôm sẽ bắt đầu có dấu hiệu sinh sản.
Lợi và hại của tôm khi bị cắt cuống mắt
Theo các trại nuôi tôm giống truyền thống, 2 lợi ích được cho là do cắt cuống mắt tôm mang đến là: Kích thích tôm bố mẹ lột xác và tăng khả năng chín muồi sinh dục cũng như đẩy nhanh quá trình đẻ trứng của tôm. Thực tế chỉ ra rằng tỷ lệ giao vĩ (giao phối) của tôm khi bị cắt cuống mắt có tỷ lệ thành công cao hơn và chúng đẻ trứng thường xuyên hơn.
Thế nhưng, việc tôm bị cắt cuống mắt có tác động tiêu cực không nhỏ đến mục tiêu nuôi tôm bền vững, an toàn và sạch bệnh. Cụ thể là:
Tôm bị cắt cuống mắt gây đau đớn và sợ hãi cho con vật:
Tôm là loài sinh vật có cảm giác. Việc cắt cuống mắt tôm tác động và gây tổn thương trên bộ phận mắt tôm, sinh ra đau đớn và khổ sở cho con vật, khiến chúng sợ hãi và làm tăng khả năng tôm bị stress. Việc tôm bố mẹ xuất hiện các cảm giác tiêu cực này sẽ phần nào ảnh hưởng đến tôm con được sinh ra cũng mang theo những trạng thái tương tự.
Thậm chí có một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng, khi tôm bị cắt cuống mắt chúng giật đuôi nhiều hơn và tự dụi vào vùng vết thương ở mắt, khó bình tĩnh, tỷ lệ căng thẳng và sợ hãi của tôm cao. (Tham khảo: Tôm bị stress)
Số lần tôm sinh sản bị giảm, chất lượng sinh sản cũng giảm dần:
Mặc dù cắt cuống mắt tôm làm tăng số lần giao vĩ và sinh sản, nhưng về lâu dài, tôm bị cắt cuống mắt thường chỉ được từ 3 – 5 lần và chất lượng sinh sản cũng giảm dần qua từng lần. Cuối cùng, đời sống sinh sản của tôm sẽ chấm dứt. Nếu so sánh với tôm không bị cắt cuống mắt, tính trên vòng đời của tôm thì tôm không bị cắt cuống mắt có thể sinh sản nhiều lần hơn trong một khoảng thời gian dài hơn và cho ra nhiều tôm con hơn.
Tôm bị kích thích quá trình lột xác, làm tiêu tốn nhiều năng lượng, khiến tôm yếu hơn:
Để tôm phát triển nhanh từ đó nhanh bước vào giai đoạn sinh sản, tôm phải thường xuyên lột, đó là cách mà các trại tôm giống truyền thống suy nghĩ và cắt cuống mắt tôm để loại bỏ nội tiết tố chức chế quá trình lột xác.
Thế nhưng, mỗi lần tôm lột xác tiêu tốn khá nhiều năng lượng. Nếu tôm bị kích thích lột, cơ thể chưa kịp trang bị đủ chất dinh dưỡng và tâm lý sẽ khiến chúng dễ trở nên mệt mỏi và căng thẳng. Các nội tiết tố khác trong cơ thể tôm cũng không thể tiết ra hoàn toàn, gây ảnh hưởng đến các vấn đề sức khỏe của tôm. Chưa kể tôm mới lột xác có cơ thể rất mềm, dễ bị các con khác ăn thịt.
Cắt cuống mắt tôm làm tôm dễ nhiễm bệnh, tỷ lệ tôm chết cao hơn:
Vì việc cắt cuống mắt gây ảnh hưởng đến sức khỏe tôm, làm tôm yếu hơn từ đó tăng dần khả năng nhiễm bệnh. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những con tôm bị cắt cuống mắt có tỷ lệ chết cao hơn tôm bình thường.
Tôm giống được sinh ra từ tôm bố mẹ bị cắt cuống mắt có khả năng chịu căng thẳng kém, tỷ lệ nhiễm bệnh cao hơn:
Các nghiên cứu về tác động của việc cắt cuống mắt tôm lên sức khỏe của tôm con đã chỉ ra rằng, khi tôm bố mẹ bị căng thẳng do cắt cuống mắt, tôm con sinh ra cũng sẽ bị ảnh hưởng theo. Tôm giống bị căng thẳng, đề kháng kém đồng nghĩa với tỷ lệ nhiễm bệnh của tôm sẽ cao hơn các con tôm bình thường (không bị cắt cuống mắt).
Một số nghiên cứu về mức độ liên quan giữa tôm nhiễm bệnh biến dạng đốt bụng (Abdominal Segment Deformity Disease – ASDD) và việc cắt cuống mắt tôm đã kết luận rằng: Việc sử dụng lâu dài tôm bố mẹ sau khi cắt bỏ mí mắt trong trại sản xuất giống tăng tỷ lệ mắc của ASDD ở ấu trùng giai đoạn Mysis 3 của những con tôm được sinh ra từ tôm bố mẹ đó.
Bên cạnh đó, tôm bị cắt cuống mắt cũng có khả năng nhiễm một số bệnh phổ biến như EMS (Hội chứng tôm chết sớm) và bệnh đốm trắng gây ra do virus (WSSV) cao hơn tôm bình thường.
Hướng đến nghề nuôi tôm bền vững: Không cắt cuống mắt tôm
Những nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng tôm không bị cắt cuống mắt và tôm bị cắt cuống mắt có khả năng đạt năng suất tương đương nhau, đặc biệt là trong điều kiện nuôi thâm canh. Tôm cái không bị cắt cuống mắt cũng có tỷ lệ trứng nhiều hơn 20% và ấu trùng Nauplius nhiều hơn 16% tôm cái bị cắt cuống mắt. Về tỷ lệ trứng nở của hai loại tôm là tương tự nhau.
Thêm vào đó, tôm con được sinh ra từ tôm bình thường (không cắt cuống mắt) thậm chí còn phát triển tốt hơn do khả năng chịu căng thẳng tốt hơn, đề kháng cao hơn, ít nhiễm bệnh hơn.
Một số lợi ích khác có được từ việc không cắt cuống mắt tôm mà người nuôi có được là:
- Không mất thời gian thực hiện công tác cắt cuống mắt và thời gian chăm sóc tôm sau khi bị cắt cuống mắt.
- Tôm con sinh ra có chất lượng đồng đều hơn, tỷ lệ dị dạng thấp, mang lại nhiều giá trị kinh tế.
Rõ ràng rằng, việc cắt cuống mắt tôm không mang lại nhiều lợi ích như xưa nay chúng ta vẫn lầm tưởng. Nuôi tôm là một hành trình dài, do đó các trại tôm giống không nên áp dụng phương pháp cắt cuống mắt tôm để tác động vào quá trình sinh sản của tôm. Thay vào đó, hãy chăm sóc tôm thật tốt để tôm sinh sản một cách tự nhiên và tăng chất lượng tôm giống để hướng đến mục tiêu phát triển nghề nuôi tôm một cách bền vững hơn.
Ngoài ra, để biết thêm thông tin về các giải pháp sinh học giúp nuôi tôm bền vững, hạn chế thay nước, giảm khí độc, bùn đáy và nhớt bạt, bà con hãy liên hệ ngay Biogency qua Hotline 0909 538 514 để được đội ngũ kỹ thuật hỗ trợ nhanh nhất!
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh