xử lý nước thải ngành phân bón

Đặc trưng và phương pháp xử lý nước thải ngành phân bón

Nước thải ngành phân bón hay nước thải ngành sản xuất phân bón là loại nước thải được phát sinh từ quá trình sản xuất, chế biến phân bón như: Phân lân, phân Kali, phân hỗn hợp NPK, phân Urê… Loại nước thải này khó xử lý do đặc tính ô nhiễm cao. Hãy cùng Biogency tìm hiểu chi tiết hơn về đặc trưng và phương pháp xử lý nước thải ngành phân bón hiệu quả qua bài viết dưới đây.

Nước thải ngành phân bón xuất phát từ đâu?

Đối với Việt Nam, phân bón là một nguyên liệu quan trọng và được sử dụng nhiều trong các hoạt động nông nghiệp. Cũng vì mà các nhà máy sản xuất phân bón cũng ngày càng gia tăng về số lượng và năng suất sản xuất. Hoạt động sản xuất phân bón phát sinh nhiều nước thải, chủ yếu đến từ 2 nguồn chính, là:

  • Nước thải từ hoạt động sản xuất: Sơ chế, khuấy trộn, sàng lọc, xử lý bụi, nước làm nguội máy móc, thiết bị…
  • Nước thải từ hoạt động sinh hoạt của công nhân viên.
01. Dac trung va phuong phap xu ly nuoc thai nganh phan bon
Ngành sản xuất phân bón phát sinh nhiều nước thải.

Tính chất nước thải ngành phân bón. Vì sao loại nước thải này khó xử lý?

Nước thải ngành sản xuất phân bón có đặc trưng là chứa hàm lượng ô nhiễm cao, và tính chất nước thải của mỗi nhà máy cũng có sự khác nhau tùy thuộc vào loại phân bón mà nhà máy đó sản xuất. Thông thường phân bón được chia ra thành 3 nhóm chính là:

  • Phân bón chứa các nguyên tố dinh dưỡng chính là: N, P, K.
  • Phân bón chứa các nguyên tố dinh dưỡng thứ yếu là: Ca, Mg, S.
  • Phân bón chứa các nguyên tố vi lượng là: Fe, Mn, Cu, B, Mo, Cl.

Ví dụ nhà máy chuyên sản xuất phân lân và phân hỗn hợp NPK thì nước thải sẽ chứa hàm lượng Flour và Photphat cao. Hay nhà máy chuyên sản xuất phân đạm thì nước thải sẽ chứa hàm lượng Amonia (NH3) và Urê cao.

Có thể tổng hợp lại những đặc trưng ô nhiễm của nước thải chung cho ngành sản xuất phân bón như sau:

  • Hàm lượng các chất dinh dưỡng N, P cao: Là nguyên nhân gây ra hiện tượng phú dưỡng hóa nguồn nước tiếp nhận (sông, hồ).
  • Chứa nhiều axit vô cơ như H2SO4, H3PO4: Làm ngăn chặn hoặc ức chế quá trình làm sạch nước ở nơi tiếp nhận, tác động không nhỏ đến quá trình sinh sống của các loài thủy sinh tại khu vực.
  • Chứa Asen, Florua, muối Amoni: Gây độc cho cá.
02. Dac trung va phuong phap xu ly nuoc thai nganh phan bon
Nước thải ngành sản xuất phân bón chứa nhiều độc tố làm chết tôm cá
  • Chứa Amin: Làm tăng nhu cầu oxy hòa tan và Clo trong nước, nguyên nhân gây chết nhiều tôm cá và thủy sinh.
  • Chứa các chất cặn bẩn dạng lơ lửng: Gây cản trở quá trình hô hấp của cá, thủy sinh và làm gia tăng mức độ ô nhiễm của nguồn nước.

Qua những đặc trưng trên có thể thấy rằng nước thải ngành phân bón chứa nhiều hợp chất ô nhiễm, gây nhiều tác động tiêu cực đến môi trường nước và đời sống thủy sinh nếu không được xử lý kỹ.  Thêm vào đó, với đặc trưng ô nhiễm đa dạng, nước thải ngành phân bón sẽ rất khó xử lý nếu bạn không hiểu đúng về đặc trưng nước thải và áp dụng phương pháp xử lý nước thải ngành phân bón phù hợp.

Xử lý nước thải ngành phân bón bằng phương pháp nào để mang lại hiệu quả cao?

Việc áp dụng phương pháp nào để xử lý nước thải phân bón cần dựa trên đặc trưng ô nhiễm cụ thể của dòng thải. Có 3 phương pháp xử lý nước thải ngành phân bón phổ biến là: Phương pháp vật lý, phương pháp hóa học và phương pháp sinh học. Thông thường trong mỗi hệ thống xử lý nước thải đều có sự kết hợp của cả 3 phương pháp này nhằm đảm bảo cho nước thải đầu ra đạt chuẩn.

Thông tin chi tiết về mỗi phương pháp xử lý nước thải ngành phân bón và trường hợp áp dụng như sau:

Phương pháp xử lý nước thải ngành phân bón bằng vật lý:

Phương pháp này chủ yếu sử dụng song chắn rác hoặc lưới để loại bỏ các chất rắn và cặn lơ lửng có kích thước lớn.

Phương pháp xử lý nước thải ngành phân bón bằng hóa học:

Một số phương pháp hóa học được áp dụng để xử lý nước thải ngành phân bón là:

  • Phương pháp kết tủa kết hợp với đông keo tụ: Dùng để xử lý dòng thải chứa Flour và Photphat khi sản xuất phân Lân và phân NPK. Cụ thể: Kết hợp sữa vôi hoặc vôi nhằm tạo thành kết tủa CAF2, Ca5(OH)(PO4)3, CAHPO4 và bổ sung chất đông keo tụ FE2(SO4)3 để tăng quá trình lắng và khả năng khử Photphat.
  • Phương pháp trung hòa: Dùng để xử lý nước thải có tính kiềm và axit cao. Cụ thể: Có 2 cách để trung hòa, một là trộn lẫn nước thải có axit và nước thải có tính kiềm, hai là bổ sung thêm các hợp chất như NaOH, Na2CO3, CaCO3, NH4OH, MgCO3, CaCO3 và MgCO3 để trung hòa nước thải có tính axit.
  • Phương pháp oxy hóa: Dùng để xử lý dòng thải từ quy trình rửa khí và hóa than. Cụ thể: Sử dụng các chất mang tính oxy hóa mạnh như Clo, NaOCl,… nhằm oxy hóa muối xyanua với độ độc bằng 1/1000 muối xyanua.
  • Phương pháp tuyển nổi kết hợp đông keo tụ: Dùng để xử lý dòng thải chứa dầu và nhiều cặn lơ lửng. Cụ thể: Sử dụng phương pháp tuyển nổi lượng dầu mỡ ở trạng thái tự do, nổi trên mặt nước, đồng thời sục khí và các chất cơ học trên bể điều hòa hoặc bể lắng. Có thể kết hợp với phương pháp đông keo tụ để loại bỏ các hợp chất cặn lơ lửng.
  • Và một số phương pháp hóa học xử lý nước thải ngành phân bón khác.

Phương pháp xử lý nước thải ngành phân bón bằng sinh học:

Phương pháp sinh học trong xử lý nước thải ngành phân bón sử dụng các chủng vi khuẩn hiếu khí và thiếu khí để xử lý chất ô nhiễm, sử dụng cho dòng thải có tải lượng NH3 cao.

  • Đối với vi sinh hiếu khí: Chủ yếu là các chủng NitrosomonasNitrobacter, được bổ sung vào bể hiếu khí (Aerotank) để thực hiện quá trình Nitrat hóa (đưa NH4+ về dạng NO3-).
  • Đối với vi sinh thiếu khí: Chủ yếu là các chủng Bacillus licheniformis, Pseudomonas citronellolis Wolinella succinogenes, được bổ sung vào bể thiếu khí (Anoxic) thực hiện quá trình khử Nitrat và kết thúc quá trình xử lý Nitơ tổng (đưa NO3- về dạng N2 (khí)).

Điều quan trọng của quá trình xử lý nước thải ngành phân bón bằng sinh học là lựa chọn dòng men vi sinh hội tụ đầy đủ các chủng cần thiết cho quá trình xử lý nêu trên. Bạn có thể tham khảo 2 dòng men vi sinh đến từ thương hiệu Microbe-Lift dưới đây, chúng chứa những đặc tính ưu việc giúp đẩy nhanh quá trình xử lý sinh học trong nước thải ngành phân bón hiệu quả:

Dòng men vi sinh Microbe-Lift N1 Microbe-Lift IND
Hình ảnh sản phẩm microbelift n1 microbelift ind
Công dụng chính – Thúc đẩy quá trình Nitrat hóa diễn ra nhanh chóng và ổn định.

=> Đóng góp vai trò quan trọng bậc nhất trong quá trình xử lý NH3 trong nước thải ngành phân bón.

– Hoàn tất quá trình xử lý Nitơ tổng, đưa nước thải về trạng thái đạt chuẩn.

– Hỗ trợ xử lý hiệu quả COD, BOD, TSS trong nước thải.

– Ngăn ngừa sự cố vi sinh sốc tải khi tải lượng đầu vào tăng cao nhờ các chủng vi sinh có hoạt tính mạnh.

Với những phương pháp xử lý nước thải ngành phân bón được Biogency chia sẻ ở trên, hy vọng sẽ mang lại cho bạn những kiến thức hữu ích. Liên hệ ngay Hotline 0909 538 514 để được tư vấn chi tiết và nhanh nhất về phương án xử lý nước thải ngành phân bón phù hợp và tối ưu cho hệ thống của bạn.

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký