Tảo xuất hiện trong ao nuôi tôm đóng vai trò quan trọng trong việc giảm độ trong của nước, tham gia vào quá trình lọc, hấp thu chất hữu cơ, dinh dưỡng dư thừa… giúp tạo môi trường thuận lợi cho tôm phát triển. Tuy nhiên, khi tảo phát triển quá mức, đặc biệt là các loại tảo xanh có hại, cần có biện pháp xử lý/ cắt tảo xanh trong ao tôm kịp thời để tránh gây độc và làm ảnh hưởng tới sự sự phát triển của tôm.
Các nội dung chính
Tảo xanh trong ao tôm xuất hiện do đâu?
Tỷ lệ dinh dưỡng giữa Nitơ và Photpho trong nước quyết định đến sự hình thành của tảo, ví dụ: Tảo khuê thường xuất hiện khi tỷ lệ N/P > 15/1, tảo lục thường xuất hiện khi tỷ lệ 7/1 < N/P < 14/1, trong khi tảo lam (tảo xanh)- một loại tảo độc thường phát triển khi 3/1 < N/P < 5/1.
Nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ dinh dưỡng N/P bất thường khiến tảo xanh phát triển trong ao nuôi tôm là do quản lý việc cho tôm ăn chưa hợp lý. Định lượng thức ăn không đúng mức với sức ăn của tôm khiến cho thức ăn dư thừa khiến thức ăn dư nhiều hòa tan vào nước là mất cân đối tỷ lệ dinh dưỡng N/P. Tỷ lệ này càng dễ bị thay đổi khi việc lựa chọn thức ăn cho tôm ăn có tỷ lệ các chất dinh dưỡng không cân xứng (thông thường khi cho tôm ăn, chỉ có khoảng 20% Nitơ và 20% Photpho được tôm hấp thụ để chuyển hóa, phần còn lại sẽ được thải ra môi trường).
Tham khảo: Cách tính lượng thức ăn cho tôm
Thêm vào đó, những yếu tố tác động từ môi trường như thời tiết thay đổi (nắng nóng hay mưa to…) sẽ khiến sức ăn của tôm giảm. Nếu yếu tố này không được quan tâm đúng mức và giảm lượng thức ăn cho phù hợp sẽ khiến thức ăn dư thừa, là nguyên nhân khiến tảo xanh phát sinh.
Một số nguyên nhân khác cũng dẫn đến tỷ lệ dinh dưỡng N/P rơi vào khoảng phù hợp cho tảo xanh sinh sôi là phân tôm thải ra nhiều, vỏ tôm lột xác không được xi phông và loại bỏ thường xuyên, trong ao nuôi tôm tích tụ nhiều chất lơ lửng…
Tham khảo: Xi phông đáy ao
Ảnh hưởng của tảo xanh đến tôm nuôi như thế nào?
Khi trời nắng liên tục, tảo xanh sẽ phát triển mức làm nước ao từ màu xanh nhạt sang màu xanh đậm, đẩy pH lên cao hơn 8.5. Khi pH tăng cũng sẽ kéo theo độ kiềm trong ao tăng. Khi vượt mức cho phép của tôm (độ kiềm ở mức 200 -300 mg/L CaCO3) sẽ gây cản trở cho quá trình lột xác của tôm, đồng thời xác tảo tàn trong nước ao nuôi tôm cũng khiến các loại khí độc như khí độc NO2, khí độc NH3 sinh ra nhiều hơn.
Chưa kể đến khi tảo xanh phát triển quá mức còn làm giảm oxy hòa tan trong nước vào ban đêm. Do tảo là một loài thực vật – quang hợp vào ban ngày và hô hấp vào ban đêm. Quá trình hô hấp của tảo xanh lấy khí oxy từ nước và môi trường và thải ra khí CO2. Tảo xanh tăng càng nhiều, lượng oxy trong nước của tôm càng giảm, khiến tôm thiếu oxy, dẫn đến nổi đầu, tăng trưởng chậm. Thêm vào đó, lượng CO2 thải ra cao còn gây hậu quả là làm ức chế các hoạt động của Enzyme tiêu hóa, làm tôm ăn kém đi, khiến sức đề kháng và chức năng miễn dịch của tôm bị giảm đáng kể.
Khi tôm ăn phải nhiều tảo xanh còn là nguyên nhân gây ra nhiều loại bệnh liên quan đến đường ruột, bệnh phân trắng, gan tụy… ở tôm, làm tôm chậm lớn, lâu ngày có thể gây chết và ảnh hưởng đến năng suất cuối vụ.
Biện pháp cắt tảo xanh trong ao tôm hiệu quả
Có 2 phương pháp chính được ứng dụng để cắt tảo xanh trong ao tôm là phương pháp hóa học và phương pháp sinh học. Trong đó, cắt tảo xanh trong ao tôm bằng phương pháp hóa học tuy nhanh nhưng lại có nhiều nhược điểm hơn so với phương pháp sinh học.
Cụ thể, cắt tảo xanh trong ao tôm bằng phương pháp hóa học chủ yếu sử dụng Đồng Sunfat (CuSO4). Tuy nhiên, khi sử dụng hóa chất này bà con rất dễ bị quá liều (mức độ an toàn của Đồng Sunfat trong ao nuôi tôm là 0,01 lần tổng độ kiềm) dẫn đến gây độc cho tôm. Thêm vào đó, khi sử dụng Đồng Sunfat để cắt tảo, nó sẽ cắt hết tất cả các loại tảo (bao gồm tảo có lợi và có hại), do đó có thể làm giảm oxy có trong nước, làm tôm bị thiếu oxy và ngộp thở.
Tham khảo: Cách sử dụng phèn xanh trong ao tôm
Thay vào đó, ngày nay nhiều kỹ sư thủy sản có kinh nghiệm khuyên bà con nên sử dụng men vi sinh kết hợp với vôi (CaO và CaCO3) để cắt tảo. Với liều lượng và cách dùng đúng sẽ hỗ trợ cho quá trình cắt tảo hiệu quả. Cách dùng đúng được Biogency khuyên dùng là cắt tảo bằng vôi với liều lượng vừa phải, sau đó dùng men vi sinh để nuôi cấy lại tảo có lợi và phân hủy/kiểm soát sự bùng phát của tảo có hại.
Các dòng men vi sinh cắt tảo chất lượng, điển hình là Microbe-Lift PBD không chỉ có khả năng cắt tảo độc, mà còn phân hủy xác tảo tàn hiệu quả, giúp nước ao sạch và giảm khí độc do tảo tàn gây ra mà không cần phải thay nước nhiều trong quá trình xử lý tảo. Đồng thời men vi sinh rất an toàn cho tôm do không chứa kháng sinh và các chất độc hại.
Men vi sinh cắt tảo Microbe-Lift PBD chứa mật độ cao các chủng vi sinh vật có khả năng xử lý tảo như Bacillus amyloliquefaciens (mật độ ≥ 10^9 CFU/gram), Enzyme Cellulase (mật độ ≥ 10^9 UI/mg)… có khả năng:
- Cắt tảo độc/tảo xanh trong ao tôm, điển hình là tảo lam (nguyên nhân khiến tôm bị bệnh đường ruột, nhớt nước), tảo mắt (nguyên nhân gây hoại tử gan tôm, làm tôm thiếu oxy) và tảo giáp (nguyên nhân làm tôm bị tắc đường ruột, khí độc tăng NH3 tăng cao).
- Ngăn cản sự bùng phát trở lại của tảo có hại trong ao tôm.
- Phân hủy xác tảo tàn, làm nước sạch và giảm khí độc NH3, NO2 để tôm nhanh hồi phục sức ăn và phát triển tốt.
Liều lượng sử dụng Microbe-Lift PBD như sau:
- Nếu ao nuôi tôm có ít tảo độc: Ủ 56,5gr (1 túi hòa tan bên trong sản phẩm) + 100gr mật rỉ đường + 10 lít nước sạch trong vòng 30 phút và sử dụng cho 1000m3 nước. Đánh 3 nhịp liên tục vào 8-10 giờ tối.
- Nếu ao nuôi tôm có nhiều tảo độc: Ủ 113gr (2 túi hòa tan bên trong sản phẩm) + 100gr mật rỉ đường + 10 lít nước sạch trong vòng 30 phút và sử dụng cho 1000m3 nước. Đánh 3 nhịp liên tục vào 8-10 giờ tối.
- Sau khi cắt tảo xanh trong ao tôm, sử dụng định kỳ 10 ngày/lần để kiểm soát tảo, tránh bùng phát trở lại.
Tham khảo: Cách cắt tảo bằng vi sinh hiệu quả
Tùy theo sự bùng phát của tảo mà liều dùng men vi sinh để cắt tảo xanh trong ao tôm sẽ có sự khác biệt. Liên hệ Hotline 0909 538 514 để được tư vấn chi tiết hơn.
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh