Cây thồm lồm: Thảo dược phòng trị bệnh AHPND cho tôm

Cây thồm lồm: Thảo dược phòng trị bệnh AHPND cho tôm

Nghiên cứu đăng trên Tạp chí Khoa học & Công nghệ Việt Nam cho thấy, dịch chiết thân, lá cây thồm lồm có hiệu quả đối với vi khuẩn gây bệnh hoại tử gan tụy ở tôm nuôi nước lợ. Dưới đây là thông tin chi tiết về nghiên cứu và kết luận.

Thông tin về cây thồm lồm

Cây thồm lồm, tên khoa học là Polygonum sinense L, các tên gọi khác gồm mía bẻm, đuôi tôm, cây lồm, chuồng chuồng, mía giò, mía nung, săm koy (Luang Prabang). Là một loài thực vật có hoa trong họ Rau răm (Polygonaceae).

Cây thân thảo phân bố chủ yếu ở Lào, Nhật, Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia. Ở Việt Nam cây mọc hoang ở các vùng đồng bằng, trên đất ruộng, bụi cây hay bờ rào ven đường, cây mọc bò hay leo, dài 2-3m.

Cây thồm lồm: Thảo dược phòng trị bệnh AHPND cho tôm
Cây thồm lồm.

Đặc điểm cây thồm lồm: Thân nhẵn, màu đỏ nâu, có rãnh dọc. Lá nguyên, mọc so le, hình bầu dục hay hơi thuôn, dài 4-7cm, rộng 3-5cm, ngọn lá hẹp nhọn, các lá phía trên nhỏ hơn, gần như không cuống và ôm vào thân; bẹ mỏng, ôm lấy 2/3 đốt. Cụm hoa hình chùm xim, ở đầu cành dài 5-7cm, mang nhiều hoa: hoa nhỏ, màu trắng; quả nhỏ 3 cạnh thuôn dài, có hạch cứng ở giữa, khi chín màu đen.

Cây thồm lồm: Thảo dược phòng trị bệnh AHPND cho tôm

AHPND (Acute Hepatopancreatic Necrosis Disease) hay bệnh hoại tử gan tụy cấp là nỗi ám ảnh đối với bà con nuôi tôm. Bệnh được xác định do nhiễm vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus (VpAHPND).

Cây thồm lồm: Thảo dược phòng trị bệnh AHPND cho tôm
Bệnh AHPND trên tôm.

Nhiều nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm cách đối phó với loại vi khuẩn này, một trong số đó cho thấy, dịch chiết thân, lá cây thồm lồm có hiệu quả đối với vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây bệnh hoại tử gan tụy cấp. Cụ thể, thân và lá cây thồm lồm được ngâm chiết bằng dung môi ethanol. Phương pháp được áp dụng bao gồm thử kháng sinh đồ khuếch tán trên đĩa thạch của Kirby-Bauer và thử nghiệm trên tôm bằng hình thức cho ăn và ngâm với nồng độ tương ứng 25-30 g/100 kg tôm và 25-30g/m3.

Thí nghiệm đánh giá hiệu quả dịch chiết thô thân lá thồm lồm đối với tôm gây nhiễm vi khuẩn gây bệnh AHPND được mô tả chi tiết trong bảng dưới đây:

Cây thồm lồm: Thảo dược phòng trị bệnh AHPND cho tôm

Kết quả nghiên cứu cho thấy, cặn chiết thô thu được từ thân lá cây thồm lồm có hiệu quả diệt vi khuẩn gây bệnh AHPND ở tôm nuôi với đường kính vòng vô khuẩn dao động trong khoảng 19,8-20,6 cm khi sử dụng dịch chiết thô với lượng 66,7-200μg, kết quả này tương đương với thuốc kháng sinh Doxycyclin (30μg). Tính diệt khuẩn của sản phẩm dịch chiết thô thồm lồm giảm dần khi sử dụng nồng độ 40μg và 22,2μg/khoanh, tương ứng có đường kính vòng vô khuẩn đạt lần lượt 15,3 và 0 mm.

Tác dụng thử nghiệm ở tôm trong quy mô phòng thí nghiệm

Ở thí nghiệm đưa thảo dược vào cơ thể tôm bằng hình thức cho ăn. Kết quả thí nghiệm chỉ rõ, tôm có dấu hiệu chết bắt đầu ở ngày thứ 3 ở thí nghiệm 1 và 2 tương ứng bổ sung 25 g và 30 g/100 kg tôm. Tỷ lệ chết tăng dần từ 7,5 đến 47,5% (25 g/100 kg tôm) và 5 đến 55% (30g/100 kg tôm) theo thời gian từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của quá trình cho tôm ăn thức ăn có trộn dịch chiết thô thân lá thồm lồm.

Sau 1 ngày công cường độc V. parahaemolyticus, tôm được cho ăn thức ăn chứa thảo dược chết với tỷ lệ lên đến 100%, trong khi đó lô Đ/C dương có tỷ lệ chết 100% ở ngày thứ 3 sau khi gây nhiễm và lô Đ/C âm tỷ lệ chết 0% đến ngày nuôi thứ 14.

Đối với lô thí nghiệm sử dụng dịch chiết thô thảo dược bổ sung vào nước nuôi cùng thời điểm với công cường độc vi khuẩn gây bệnh AHPND và bổ sung thảo dược lặp lại lần 2 sau 24h, kết quả cho thấy tỷ lệ tôm chết 100% ở ngày thứ 3 và ngày thứ 5 lần lượt ở bể Đ/C dương và bể sử dụng thảo dược hàm lượng 25g/m3, trong khi đó ở hàm lượng 30g/m3 tỷ lệ chết cộng dồn là 40% sau 21 ngày ở thí nghiệm.

Kết quả phân tích AHPND trong quá trình thí nghiệm cho thấy, sau khi gây nhiễm và bổ sung thảo dược vào nước nuôi 1 ngày tỷ lệ mẫu nhiễm vi khuẩn gây bệnh AHPND lần lượt là 33,3; 66,7 và 100% tương ứng ở lô 25, 30g/m3 và Đ/C dương. Đến ngày thứ 3, tỷ lệ (%) mẫu nhiễm vi khuẩn gây bệnh AHPND đã giảm xuống 0% ở lô sử dụng thảo dược thô 30 g/m3, trong khi đó 2 lô còn lại tỷ lệ% vẫn giữ nguyên ở ngày thứ 3 của thí nghiệm.

Kết luận

Dịch chiết thô ethanol thu được từ thân lá cây thồm lồm có hiệu quả diệt vi khuẩn V. parahaemolyticus gây bệnh AHPND với đường kính vòng vô khuẩn đạt 19,8-20,6mm khi sử dụng nồng độ 66,7-200 μg/khoanh/20μl. Trong khi đó, phương pháp trộn dịch chiết thô vào thức ăn không có hiệu quả do tôm nuôi không ăn mồi. Kết quả đạt được là cơ sở khoa học để phát triển sản phẩm thuốc thảo dược có hiệu quả phòng trị bệnh AHPND theo hướng an toàn sinh học và thân thiện với môi trường.

Nguồn: Tạp chí Khoa học & Công nghệ Việt Nam

>>> Xem thêm: Cây chó đẻ trị bệnh gì cho tôm?

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký